Đừng “sống hộ” con

29/10/2014 09:35
Minh Hà
(GDVN) - Điều mâu thuẫn lớn nhất là phụ huynh luôn đòi hỏi con cái trưởng thành, luôn ước mong con cái “tự lập” nhưng mặt khác lại luôn tìm cách “chỉ đạo” con cái...

“Hôm nay nhìn con tự loay hoay bên chiếc xe đạp, luống cuống giữ thăng bằng và ngã xuỗng, mẹ đau thắt lòng, nhưng mẹ đã kìm lòng nói nhanh trước khi con ngoái lại nhìn mẹ cầu cứu: Không sao! Không đau lắm đâu con. Đứng dậy nào…”

Mâu thuẫn từ chính phụ huynh

Với nhiều bậc phụ huynh khác trong trường hợp này họ sẽ không hành xử như bà mẹ trong câu chuyện. Họ sẽ chạy lại đỡ con dậy, xuýt xoa hay dỗ dành, để rồi đứa trẻ có thể sẽ òa khóc, nũng nịu với mẹ và bỏ qua chuyện tập đi xe. Trong khi đó hầu như toàn bộ các ông bố bà mẹ lại đều mong muốn con mình sau khi ngã sẽ tự đứng lên tập tiếp, muốn con không sợ đau, không sợ khó mà làm đến cùng việc đang dang dở.

Điều mâu thuẫn lớn nhất nằm ở chỗ, phụ huynh luôn đòi hỏi con cái trưởng thành, luôn ước mong con cái “tự lập” nhưng mặt khác lại luôn tìm cách “làm hộ” con cái, thậm chí là can thiệp, chỉ đạo từ những điều nhỏ nhặt nhất như chuyện mặc, chuyện chơi. 

Điều mâu thuẫn lớn nhất nằm ở chỗ phụ huynh luôn đòi hỏi con cái trưởng thành, luôn ước mong con cái “tự lập” nhưng mặt khác lại luôn tìm cách “chỉ đạo” con cái.
Điều mâu thuẫn lớn nhất nằm ở chỗ phụ huynh luôn đòi hỏi con cái trưởng thành, luôn ước mong con cái “tự lập” nhưng mặt khác lại luôn tìm cách “chỉ đạo” con cái.

Ở nhiều nước trên thế giới, chuyện đến 18 tuổi ra ngoài tự lập, sống riêng, tự đi làm thêm… là điều hết sức bình thường. Một phần là thói quen giáo dục trẻ từ gia đình đến nhà trường đều đề cao việc rèn luyện tính tự lập, suy nghĩ độc lập cho trẻ từ nhỏ nên họ hoàn toàn có đủ kỹ năng để tự tin quyết định khi đến tuổi 18, 20.

“Tôi nghĩ rất nhiều người mong muốn giáo dục con trẻ sự tự lập nhưng đôi khi lại không đủ kiên nhẫn cũng như không có phương pháp phù hợp nên thà làm hộ con cho nhanh, quyết hộ nhanh cho đúng.” Chị Phạm Kim Thùy, phụ huynh một học sinh lớp 6 chia sẻ.

Tự lập để sớm thành tài

Hiện nay, nhiều mô trường học tại Việt Nam cũng chú trọng tới việc “trao quyền” cho học sinh để rèn cho các em thói quen tự lập, tự chủ ngay trên ghế nhà trường như một cách hỗ trợ cùng gia đình tạo nên một “liều kháng sinh” để chống bệnh thụ động cho học sinh.

Nhiều trường học tại Việt Nam cũng chú trọng tới việc “trao quyền” cho học sinh để rèn cho các em thói quen tự lập, tự chủ ngay trên ghế nhà trường.
Nhiều trường học tại Việt Nam cũng chú trọng tới việc “trao quyền” cho học sinh để rèn cho các em thói quen tự lập, tự chủ ngay trên ghế nhà trường.

Tự giác là kết quả cao nhất của một quá trình giáo dục và điểm khởi đầu quan trọng của một con người biết cách tự lập.

“Chúng tôi đã đưa các bài học về tự giác vào các lớp học kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học, và lồng ghép vào nhiều hoạt động trong trường. Ví dụ như chiến dịch về tự giác và tôn trọng, học sinh được tham gia đóng các tiểu phẩm về những tình huống trong cuộc sống để hiểu hơn về bài học. Nhà trường cũng gửi thư về gia đình để phụ huynh cùng đánh giá những tiến bộ của trẻ và tham gia phối hợp cùng nhà trường. Nhiều phụ huynh đã gửi tới nhà trường những tâm sự rất xúc động về sự thay đổi đáng ngạc nhiên của con”, cô Nguyễn Nha Trang, phụ trách chương trình Kỹ năng sống bậc Tiểu học của Trường Phổ thông liên cấp Vinschool chia sẻ.

Đối với những học sinh lớn hơn ở cấp Trung học, Vinschool cũng đưa những phương pháp để giúp các em tập dần kỹ năng đưa ra quyết định. Mỗi học sinh được dạy cách đề ra mục tiêu cho bản thân mình theo ngày, theo tuần, theo tháng và các mục tiêu xa hơn, cũng như cách lập kế hoạch và theo đuổi mục tiêu. Các em cũng được tư vấn để có cách ứng xử phù hợp, các kỹ năng lắng nghe, thuyết phục, tạo niềm tin… nếu quyết định hay mục tiêu của bản thân chưa được bố mẹ chấp nhận.

Học sinh Vinschool được dạy cách đề ra mục tiêu cho bản thân mình theo ngày, theo tuần, theo tháng và các mục tiêu xa hơn, cũng như cách lập kế hoạch và theo đuổi mục tiêu.
Học sinh Vinschool được dạy cách đề ra mục tiêu cho bản thân mình theo ngày, theo tuần, theo tháng và các mục tiêu xa hơn, cũng như cách lập kế hoạch và theo đuổi mục tiêu.

Với những vấn đề giáo dục hướng tới hình thành ý thức, các thầy cô lựa chọn cách tiếp cận theo “con đường hai chiều” chứ không áp đặt. Học sinh được đặt đúng vai trò trung tâm, chủ động, thể hiện trách nhiệm với chính cá nhân và trường lớp, bạn bè của mình như: tự trang trí lớp; tự xây dựng bản nội quy cho lớp học; hay chủ động các hoạt động thông qua xây dựng Hội đồng học sinh của toàn trường.

Một học sinh Tiểu học Vinschool đang thuyết trình với thầy cô về ý tưởng trang trí lớp học và bảng nội quy của mình do các em cùng tham gia thực hiện
Một học sinh Tiểu học Vinschool đang thuyết trình với thầy cô về ý tưởng trang trí lớp học và bảng nội quy của mình do các em cùng tham gia thực hiện

Sống và học tập trong một môi trường văn minh, quy định rõ quyền lợi và trách nhiệm sẽ giúp mỗi cá nhân luôn luôn có ý thức tự giác để thay đổi và trở nên tốt đẹp hơn. Trong đó, môi trường học tập phải là nơi các em thực sự là trung tâm của các hoạt động giáo dục, được khuyến khích và tạo điều kiện để thể hiện tiếng nói cá nhân cũng như chứng tỏ khả năng và trách nhiệm của bản thân trong các lựa chọn của chính mình – đó là môi trường sẽ trao cho các em “công cụ” để học cách sống và tư duy tự lập trong tương lai.

“Chúng tôi rất mong muốn phụ huynh và nhà trường cùng chia sẻ quan điểm giáo dục này,. Hãy định hướng và tập dần cho các em khả năng tự giác, tự lập từ những điều đơn giản nhất. Để làm được điều này, đôi khi phụ huynh cần vượt qua ranh giới của sự cầu toàn ”, một thành viên Ban Giám Hiệu của Trường PTLC Vinschool chia sẻ.  


Minh Hà