Giáo dục khai phóng được nhận thức như thế nào ở ngay trên nước Mỹ? (Kỳ cuối)

11/11/2017 06:31
Tiến sĩ Mai Văn Tỉnh
(GDVN) - Theo Ferrall, công chúng nói "không hiểu" và không quan tâm đến giá trị của nền giáo dục khai phóng.

LTS: Là bài viết cuối cùng trong loạt bài viết về giáo dục khai phóng tại Hoa Kỳ của Tiến sĩ Mai Văn Tỉnh, bài viết này đề cập đến vị trí, vai trò và cách các trường đại học khai phóng định vị mình trong nền giáo dục Hoa Kỳ.

Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Victor E. Ferrall là Chủ tịch danh dự của trường Đại học Beloit, bang Wisconsin và là tác giả của cuốn sách “Giáo dục khai phóng 2011” ở The Brink.

Theo ông, sự phát triển của các trường giáo dục khai phóng có một lịch sử lâu dài, bắt đầu với sự mở rộng lớn về số lượng sinh viên sau Thế chiến thứ hai - gồm số lượng lớn các cựu chiến binh được chính phủ tài trợ cho đi học ở các trường cao đẳng cộng đồng (*).

"Một trong những khía cạnh của nền giáo dục khai phóng mà các nhà giáo dục không muốn nói đến là trên thực tế những gì bạn đang theo học là cái gì đó không thực tiễn.

Điều đó đã khiến bạn không chỉ tập trung vào những gì bạn học mà còn phải là hành động tự học, hành động tư duy", ông nói.

Một trong những khía cạnh của nền giáo dục khai phóng mà các nhà giáo dục không muốn nói đến là trên thực tế những gì bạn đang theo học là cái gì đó không thực tiễn. Ảnh: Getty
Một trong những khía cạnh của nền giáo dục khai phóng mà các nhà giáo dục không muốn nói đến là trên thực tế những gì bạn đang theo học là cái gì đó không thực tiễn. Ảnh: Getty

Niềm tin trong hệ thống này bắt đầu suy giảm đáng kể vào những năm đầu của thập niên 1960 khi "người ta tập trung vào việc sử dụng giáo dục".

Đặc biệt, sinh viên thế hệ đầu tiên muốn biết liệu bằng cấp có đảm bảo cho họ kiếm đuợc việc làm hay không.

Theo Ferrall, công chúng nói "không hiểu" và không quan tâm đến giá trị của nền giáo dục khai phóng.

"Sự nhấn mạnh mới này, cùng với chi phí gia tăng ổn định của nghiên cứu, gây áp lực rất lớn cho các trường đại học để cung cấp những thứ mà sinh viên muốn…

Điều đó đặc biệt đúng với việc tập trung sự thịnh vượng của nền giáo dục khai phóng trong một số ít cơ sở đào tạo đó", Ferrall cho biết thêm.

Giáo dục khai phóng được nhận thức như thế nào ở ngay trên nước Mỹ? (Kỳ cuối) ảnh 2

Giáo dục khai phóng là ước mơ của bất cứ dân tộc nào

Một số trường giáo dục khai phóng có qui mô nhỏ gần đây đã phải đóng cửa hoặc đang có nguy cơ đóng cửa vì những khó khăn về tài chính.

Rắc rối về tài chính cũng là một lý do chính khiến ông không tin rằng các trường đại học khai phóng sẽ đưa ra gợi ý trong cuốn sách của mình để hợp tác với nhau nhằm quảng bá sứ mệnh của họ.

Một cuộc khảo sát với hơn 400 sinh viên tương lai của Trường Art & Science Group, do một công ty tư vấn giáo dục đại học ở Baltimore tiến hành, nhận xét rằng nhãn hiệu "giáo dục khai phóng" đã đủ để đưa sinh viên ra khỏi việc ứng dụng.

Công trình nghiên cứu này, được xuất bản vào tháng 9, cho thấy rằng:

Các sinh viên liên kết với các trường đại học khai phóng có nhiều đặc điểm mà các trường tự hào, chẳng hạn như mức độ tương tác giữa sinh viên và giáo viên cao, tập trung vào dạy các kỹ năng tư duy phê phán.

Phần lớn những người trả lời cũng đồng ý rằng giáo dục khai phóng sẽ có thể làm cho họ trở thành "người giỏi".

Tuy nhiên, khi được yêu cầu đánh giá sự hấp dẫn của hai cơ sở đào tạo giả định, sinh viên đã có sự ưa thích đáng kể đối với cơ sở đào tạo không sử dụng thuật ngữ "giáo dục khai phóng" trong tài liệu tiếp thị của trường một cách rõ ràng - mặc dù nó giống hệt như tổ chức kiểm soát.

Craig Goebel, Hiệu trưởng Trường Art & Science Group, cho biết thêm:

"Đáng ngạc nhiên là ngay cả những sinh viên có lựa chọn đầu tiên vào trường học giáo dục khai phóng cũng không đánh giá trường mình cao hơn khi nó được miêu tả với tên gọi là đại học 'giáo dục khai phóng'".

Goebel tin rằng những lý do gồm:

Các báo cáo của giới truyền thông về các cơ sở đào tạo giáo dục khai phóng nằm trong tình trạng "căng thẳng về tài chính, sinh viên tốt nghiệp có nhiều khoản nợ khó chịu và những thách thức để người tốt nghiệp có được việc làm tốt".

Giáo dục khai phóng được nhận thức như thế nào ở ngay trên nước Mỹ? (Kỳ cuối) ảnh 3

Nhân loại đã làm giáo dục nhân bản, khai phóng từ lâu rồi!

Cũng như các chính trị gia và những người có ảnh hưởng khác đã công khai đặt câu hỏi về giá trị của nền giáo dục khai phóng.

Có rất ít các trường đại học có thể nỗ lực để chống lại câu chuyện văn hoá như vậy, Goebel tin tưởng thế.

Vì vậy, thay vì cố gắng bảo vệ khái niệm giáo dục khai phóng, ông cho rằng:

Một chiến thuật tốt hơn sẽ là hữu ích cho các cơ sở giáo dục khai phóng nếu biết "tập trung vào sự phân biệt và kết quả đầu ra của chính họ - bản chất của kinh nghiệm mà họ cung cấp cho sinh viên tách họ ra khỏi đối thủ cạnh tranh của mình".

Điều này sẽ cho phép họ "tuân theo sứ mệnh của mình, đồng thời thu hút sinh viên và có thu nhập cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ đó".

Một trường đại học đã xây dựng được chiến lược như vậy là Đại học Furman ở Nam Carolina, có xếp hạng chung thứ 130.

Hiệu trưởng Elizabeth Davis nói rằng:

Thay vì đơn giản mô tả chính nó như một trường đại học khai phóng trong các tài liệu tiếp thị của mình, cở sở đào tạo này giờ đây giải thích rõ hơn về các kỹ năng, mối quan hệ và các cơ hội mà sinh viên của chúng tôi có.

"Từ "khai phóng hay (Tự do/liberal)" bây giờ làm cho mọi người nghĩ rằng chúng tôi đang làm một số việc rất phấn khích trong khuôn viên nhà trường, điều đó sẽ là không đúng", cô nói.

Top 20: Kết quả đầu ra

Xệp hạng đầu ra

Tổng hạng năm 2018

Tên trường

Điểm đầu ra

=1

5

Duke University

39.5

=1

1

Harvard University

39.5

3

6

Yale University

39.3

4

9

Princeton University

39.1

5

2

Columbia University

39.0

6

=3

Stanford University

38.9

7

7

California Institute of Technology

38.8

8

8

University of Pennsylvania

38.4

=9

=11

University of Chicago

38.2

=9

=3

Massachusetts Institute of Technology

38.2

=9

22

Williams College

38.2

12

10

Cornell University

38.1

13

=17

Johns Hopkins University

37.7

=14

27

University of Michigan–Ann Arbor

37.6

=14

33

University of North Carolina at Chapel Hill

37.6

=14

=11

Washington University in St Louis

37.6

17

23

Amherst College

37.5

18

21

Vanderbilt University

37.4

=19

=17

Dartmouth College

37.0

=19

24

University of Notre Dame

37.0

Các câu hỏi liệu trường đại học khai phóng này có dạy các ngành khoa học không cũng đã thuyết phục nó giới thiệu về chính bản thân mình như là một cơ sở đào tạo đại học có cả tính giáo dục khai phóng và khoa học.

Tuy nhiên, Davis thừa nhận rằng thật khó để hoàn toàn "đánh mất đi" nhãn hiệu "trường đại học khai phóng", ít ra là vì các giảng viên và cựu sinh viên vẫn có cảm xúc mạnh mẽ về khái niệm giáo dục khai phóng.

Bên cạnh đó, những vấn đề mà các trường đại học khai phóng phải đối mặt cũng vượt ra khỏi sự nhận thức, cô nói.

"Khi chúng tôi phát hiện ra như thể [chúng tôi] chỉ có một vấn đề về tiếp thị, các trường đại học giáo dục khai phóng vừa mới chỉ có sức bật trên đường đi", cô nói.

"Nó thực sự tạo ra một đề xuất giá trị và dẫn đầu với giá trị. Nhưng phải có cái gì đó có giá trị để mà dẫn dắt".

Theo đó, Davis đưa ra một tầm nhìn chiến lược mới mà năm ngoái được gọi là "Lợi thế của Furman".

Điều này đảm bảo rằng mỗi sinh viên đều sẽ có được cơ hội trải nghiệm học tập gắn kết với bên ngoài lớp học được theo dõi và tích hợp với mục đích học tập theo chuyên môn của họ.

Giáo dục khai phóng được nhận thức như thế nào ở ngay trên nước Mỹ? (Kỳ cuối) ảnh 4

Đào tạo đại học ở Việt Nam, biết chưa tốt mà không làm gì được

Những kinh nghiệm này có thể bao gồm các chương trình thực tập ở nước ngoài, làm việc với cộng đồng địa phương và làm việc với các ngành công nghiệp.

"Rất nhiều sinh viên của chúng tôi đã nhận được những loại trải nghiệm, nhưng tuy nhiên, không phải tất cả mọi sinh viên đều có được cái đó.

Vì vậy, bây giờ chúng tôi đã tạo ra một hệ thống để có thể theo dõi mọi sinh viên, nơi họ có thể được tư vấn và đảm bảo rằng họ không chỉ có trải nghiệm mà còn biết cách nói về bản thân mình để các nhà tuyển dụng hoặc các cơ quan đào tạo bậc sau đại học có thể hiểu rõ những kỹ năng họ đã phát triển", cô nói.

Cô nói thêm rằng cô "lạc quan" về tương lai của các trường đại học khai phóng ở Mỹ.

Nhưng cô thừa nhận rằng các trường như vậy "chưa làm tốt công việc của mình để chứng minh kết quả mà sinh viên của chúng tôi có được, bởi vì các sinh viên đã có nền giáo dục khai phóng này rồi".

Để giải quyết vấn đề này, Furman đang trong quá trình xây dựng "cơ chế đánh giá hiệu quả" để khảo sát sinh viên và cựu sinh viên tại các thời điểm khác nhau trong suốt thời gian ở trường và trong nghề nghiệp tiếp theo của họ.

Davis tin rằng điều này sẽ chứng minh sinh viên của Furman tiếp tục có mức sống tốt hơn và để có được nhiều người cam kết tham gia lực lượng lao động hơn.

Mỗi sinh viên đều sẽ có được cơ hội trải nghiệm học tập gắn kết với bên ngoài lớp học. Ảnh: Getty
Mỗi sinh viên đều sẽ có được cơ hội trải nghiệm học tập gắn kết với bên ngoài lớp học. Ảnh: Getty

Về phần mình, Poliakoff đồng ý rằng việc sử dụng số liệu là một chiến lược quan trọng đối với các cơ sở giáo dục khai phóng để chứng minh giá trị của chúng.

Nhưng ông nói thêm rằng có một "nghi ngờ thực sự" trong giáo dục đại học, về "bất kỳ cách tiếp cận chuẩn hóa nào đối với tính hiệu quả".

Ông nói: "Nhiều cơ sở đào tạo này dường như đã chống lại việc sử dụng các loại thước đo đánh giá mà họ có thể làm cho trường hợp của họ thực sự làm tăng tiến bộ nhận thức của sinh viên".

Về điều này, chương trình xếp hạng các đại học Mỹ của WS/THE  cho thấy các trường đại học khai phóng có nhiều điều để mà nói.

Phương pháp luận này bao gồm hai số liệu "giá trị gia tăng" - đo lường giá trị gia tăng bằng cách giảng dạy cả về tiền lương lẫn khả năng hoàn nợ của sinh viên.

Giáo dục khai phóng được nhận thức như thế nào ở ngay trên nước Mỹ? (Kỳ cuối) ảnh 6

Giáo dục khai phóng của Hoa Kỳ được áp dụng tại Đông Á như thế nào?

Các trường đại học khai phóng đạt được điểm số 51,5 và 57,5 về các chỉ số tương ứng này, so với 49,7 và 52,3 của các trường đại học khác.

Với những tranh luận sôi nổi về giá trị của giáo dục đại học trong kỷ nguyên chi phí cao, số liệu thống kê như vậy có thể phục vụ tốt cho nền giáo dục khai phóng.

Nhưng không phải ai cũng hy vọng như thế.

Đối với Ferrall của Beloit, tương lai của các trường đại học khai phóng còn là "ảm đạm".

"Nhưng dường như không có ai quá lo lắng về điều đó", ông nói thêm.

"Và nếu không có ai quá lo lắng thì tôi không nhìn thấy xu hướng đi xuống sẽ được đảo ngược như thế nào".

Top 20: Môi trường

Xếp hạng

môi trường

Tổng hạng năm 2018

Tên nhà trường

Điểm môi trường

1

601-800

La Sierra University

9.3

2

601-800

California State University, Northridge

9.2

=3

139

University of California, Irvine

9.1

=3

801+

Johnson & Wales University–North Miami

9.1

5

601-800

San Francisco State University

9.0

=6

501-600

Barry University

8.9

=6

601-800

California State University, East Bay

8.9

=8

271

CUNY Bernard M. Baruch College

8.8

=8

=272

CUNY City College of New York

8.8

=8

25

University of California, Los Angeles

8.8

=8

=473

California State University, Long Beach

8.8

12

47

University of California, San Diego

8.7

=13

501-600

Hawaii Pacific University

8.6

=13

801+

University of Houston-Downtown

8.6

=13

=460

University of Massachusetts Boston

8.6

=13

601-800

Nyack College

8.6

=17

801+

University of Bridgeport

8.5

=17

601-800

CUNY York College

8.5

=17

=272

University of California, Riverside

8.5

=17

=500

California State University, Fresno

8.5

=17

601-800

California State University, Fullerton

8.5

=17

501-600

California State University, Monterey Bay

8.5

=17

=489

California State Polytechnic University, Pomona

8.5

=17

601-800

California State University, San Bernardino

8.5

=17

501-600

University of Hawai’i at Hilo

8.5

=17

601-800

Northeastern Illinois University

8.5

=17

501-600

San Jose State University

8.5

Tài liệu tham khảo:

(*) Mai Văn Tỉnh - So sánh sự đột biến Giáo dục đại học ở các nước vòng cung châu Á-Thái bình dương nửa cuối thế kỷ XX trong bài "So sánh các mô hình giáo dục thanh niên trên thế giới”, trong cuốn "Kinh nghiệm nước ngoài về Quốc tế hóa giáo dục đại học – Áp dụng cho Việt Nam trong quá trình hội nhập”. Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên, 2016, trang 20-46.

Ellie Bothwell -Does liberal arts education have an image problem? Tạp chí Time Higher Education (THE) ngày 19/10/2017.

Tiến sĩ Mai Văn Tỉnh