Giáo viên dùng bằng giả đứng lớp 18 năm là do bị…mất bằng

04/05/2015 07:12
ĐỨC THIỆN
(GDVN) - Cơ quan chức năng đang xác minh vụ "Giáo viên đứng lớp 18 năm bị nghi dùng bằng giả".

Hôm 3/5, ông Trịnh Minh Tuấn – Hiệu trưởng Trường tiểu học Định Hưng (Yên Định, Thanh Hóa) cho biết, đơn vị quản lý đang xác minh vụ Giáo viên đứng lớp 18 năm bị nghi dùng bằng giả.

Trước đó, cô Trần Thị Hằng (hiện trú tại xã Định Long, Yên Định), là giáo viên công tác tại Trường tiểu học Định Hưng, không đáp ứng đủ bằng cấp theo quy định (không có bằng tốt nghiệp THPT), nhưng vẫn được phân

công đứng lớp 18 năm nay.

Theo xác minh ban đầu từ phía đơn vị quản lý, tấm bằng tốt nghiệp THPT mà cô Trần Thị Hằng đang sử dụng là giả mạo. 

“Hiện đơn vị quản lý đã yêu cầu cô Trần Thị Hằng làm bản tường trình, đồng thời đề nghị giáo viên này cung cấp các giấy tờ có liên quan để đối chứng.

Thực tế, cô này có học, có thi, nhưng mỗi cái bằng tốt nghiệp THPT là không có”, ông Trịnh Minh Tuấn, Hiệu trưởng trường tiểu học Định Hưng cho biết.

Cũng theo tường trình của cô Trần Thị Hằng, trong thời gian học tại Trường Trung học sư phạm Thanh Hóa, giáo viên này đã làm mất bằng tốt nghiệp THPT.

Tuy nhiên, theo xác minh tại văn phòng cấp phát văn bằng (Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa), cán bộ phụ trách phòng khẳng định, tấm bằng mà cô Trần Thị Hằng đang sử dụng không có trong sổ lưu cấp, phát bằng tại Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa.

"Trong danh sách thí sinh trúng tuyển tại hội đồng thi Thiệu Yên 1, không có ai tên là Trần Thị Hằng. Tại sổ cấp bằng số 1463 ngày 15/8/1992 mang tên Trần Thị Hằng là giả mạo", vị cán bộ phụ trách phòng cho biết.

Kết quả xác minh ban đầu cho thấy, tấm bằng tốt nghiệp THPT mà cô Trần Thị Hằng đang sử dụng là bằng giả (ảnh Đức Thiện)
Kết quả xác minh ban đầu cho thấy, tấm bằng tốt nghiệp THPT mà cô Trần Thị Hằng đang sử dụng là bằng giả (ảnh Đức Thiện)

Cũng theo xác minh, để hợp thức hóa hồ sơ, giáo viên này đã mượn bằng tốt nghiệp THPT của người khác để chỉnh sửa và sử dụng.

"Kết quả ban đầu cho thấy, giáo viên Trần Thị Hằng đã không trung thực trong việc kê khai hồ sơ. Tuy nhiên cũng nên thông cảm cho cô ấy, bây giờ người ta đã 18, 19 năm công tác rồi. Thật ra giai đoạn đó cô ấy có sự bế tắc, không sử dụng đúng bằng của mình thôi”, ông Trịnh Minh Tuấn cho biết.

Cũng liên quan tới sự việc nói trên, ông Lê Đức Thọ, Trưởng phòng Nội vụ huyện Yên Định cho biết, hiện tại đơn vị đang tiến hành xác minh thông tin việc cô Trần Thị Hằng có dấu hiệu giả mạo bằng tốt nghiệp THPT: “Sau khi có xác minh cụ thể, chúng tôi sẽ có thông tin chính thức, cung cấp tới phóng viên”.

Tòa soạn Báo điện tử Giáo dục Việt Nam hoan ngênh quý độc giả, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, các nhà quản lý-chuyên gia giáo dục...viết bài cộng tác cùng Tòa soạn.

Đặc biệt là các bài viết phản ánh, phản biện chính sách giáo dục (chuyện thi cử, tuyển sinh; sách giáo khoa-chương trình; chuyện trên lớp trên trường; mối quan hệ nhà trường-học sinh-phụ huynh...); những tấm gương tốt; những hạn chế cần khắc phục trong công tác giáo dục từ mầm non trở đi.

Tất cả các bài viết đều được chi trả nhuận bút thỏa đáng, kịp thời và đảm bảo tác quyền.

Trong trường hợp tế nhị, tác giả có thể sử dụng bút danh, Tòa soạn cam kết giữ bí mật thông tin tác giả theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bài viết xin gửi về hòm thư điện tử toasoan@giaoduc.net.vn hoặc gọi số 0938766888 để biết thêm chi tiết.

Ban biên tập Báo điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng cảm ơn!

ĐỨC THIỆN