'Ham điểm số': Giải pháp điều trị bệnh

03/05/2012 10:00
Theo Đất Việt
Một số teen vẫn còn tâm lí học vì điểm số thay vì mong nhận được kiến thức thực sự.
Triệu chứng "bệnh"

Đặt mục tiêu học tập là học kì sau phải hơn học kì trước là rất đáng khích lệ nhưng không nên vì thể teen lao vào học cuống cuồng, lo lắng thái quá khi bài kiểm tra của mình không tốt, dù chỉ là quên mất một ý nhỏ. Nhiều bạn khó chịu vì mình chỉ đạt 8 điểm thay vì 9 hay 10. Điều này vẫn thường xảy ra ở các teen học khá giỏi. Đặc biệt, các teen học lớp chọn, phải "đấu tranh" với nhau để giành thứ hạng cao, duy trì phong độ, và không muốn “mất mặt” với bạn bè.

"Ham thành tích" là căn bệnh mà khá nhiều teen đang mắc phải (Ảnh minh hoạ)
"Ham thành tích" là căn bệnh mà khá nhiều teen đang mắc phải (Ảnh minh hoạ)


Điểm số có nói lên tất cả?

Nhìn vào bảng điểm “khủng” của một số teen, đúng là đáng nể thật đấy nhưng nó chỉ nói lên phần nào khả năng của các bạn. Còn ngồi trên ghế nhà trường, teen cũng nên tự trao dồi những kiến thức, kĩ năng cần thiết khác chứ không nên chỉ “chăm chú” vào bảng điểm. Nhiều bạn tuy bảng điểm không cao chót vót nhưng vẫn được đánh giá rất cao nhờ có nhiều thành tích về các hoạt động thể dục thể thao, phong trào văn nghệ, bề dày hoạt động xã hội và kĩ năng sống...

Chưa kể nếu cứ ôm khư khư sách vở suốt ngày bạn sẽ bỏ qua những sở thích cá nhân. Đáng lẽ chiều chủ nhật là thời gian đi bơi hay chơi cầu lông với nhỏ bạn, thế nhưng vì muốn đạt điểm tuyệt đối môn đại số trong bài kiểm tra ngày mai, bạn quyết định ở nhà giải thêm một số bài tập nữa, trong khi dạng này bạn đã làm đến hơn 30 lần.

“Di chứng”… để lại

Những kiến thức sau khi học và ứng dụng trong các kì thi, teen đã “bỏ xó” và xem như trút bỏ gánh nặng. Bạn nhồi nhét Sử - Địa để kiếm điểm tốt cho bài kiểm tra nhưng làm xong thì không nhớ gì hết. Bạn chỉ học vì điểm số, để được lên lớp, để đối phó với thầy cô và ba mẹ.

Nhiều bạn do không biết lượng sức mình nên học ôm đồm quá nhiều dẫn đến tinh thần lúc nào cũng uể oải, mệt mỏi. Không những không đạt được kết quả như mong muốn mà ngược lại việc nạp kiến thức quá nhiều nhưng không biết sắp sếp, phân loại còn khiến bạn… không nhớ nổi chúng, sức khoẻ thì ngày một bị đe doạ nghiêm trọng.

Điểm số không nói lên tất cả năng lực của bạn (Ảnh minh hoạ)
Điểm số không nói lên tất cả năng lực của bạn (Ảnh minh hoạ)


“Trị bệnh phải trị tận gốc”

Các teen nên học với niềm đam mê thật sự. Đối với bất kì môn nào, dù thích hay không thì chúng ta cũng nên nghiêm túc, nên loại bỏ tư tưởng điểm số trong đầu. Có thể bạn chưa phải là người có điểm cao nhất lớp nhưng bạn sẽ được bè bạn kính phục vì kiến thức vững chắc của mình, bạn nắm rõ, nắm chắc chứ không hời hợt.

Ngay bây giờ bạn hãy bắt đầu ngay với việc tìm hiểu tỉ mỉ xem Menđêlêep đã mất bao lâu mới viết được bảng tuần hoàn hóa học, ông đã gặp những khó khăn gì và đã thành công như thế nào? Như vậy sẽ giúp bạn nhớ về những kiến thức này lâu hơn là cứ ngồi đây cố gắng nhét vào đầu những nguyên tố hóa học mà với bạn đọc tên thôi cũng đã khó nhớ, nói chi đến việc hiểu nghĩa, rồi lại nhớ xem nó thuộc nhóm nào và có bao nhiêu hóa trị.

Cố gắng học thật tốt bằng cách "nạp" kiến thức bổ ích sẽ hữu ích hơn nhiều so với việc bạn cứ suốt ngày "đau khổ" vì điểm số đấy!


NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam từ 1945-2012

Bill Clinton đã học thế nào để trở thành Tổng thống?

Rớt nước mắt vì những đứa trẻ ở "xóm ổ chuột" ven sông Hồng

Những câu văn “không thể nhịn cười” của thí sinh (P3)

Học sinh, sinh viên "khúm núm" dưới nắng nóng Hà Nội

GS.Nguyễn Xuân Hãn: “Giáo dục Đại học Việt Nam sính ngoại thái quá”

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng



Theo Đất Việt