Học sinh trường Bưởi giấu gia đình đi học phi công bắn máy bay

08/07/2013 06:55
Xuân Trung
(GDVN) - Trong những liệt sĩ ra đi từ mái trường Bưởi ngày nào và mãi mãi không trở về còn có anh Vũ Xuân Thiều, một phi công đặc biệt đã lấy chính chiếc MiG 21 của mình làm quả tên lử thứ ba lao vào chiếc B52 trên bầu trời Hà Nội cuối năm 1972.
Người học trò trường Bưởi –Chu Văn An Vũ Xuân Thiều ngày nào giờ vẫn còn sống mãi trong ký ức thầy và trò. Nhân kỷ niệm 105 năm thành lập trường và hướng tới ngày thương binh liệt sĩ 27/7, những kí ức về một thời hoa lửa ngày nào lại ùa về. Giấu gia đình đi tuyển phi công Câu chuyện về liệt sĩ Vũ Xuân Thiều cho tới ngày nay đối với học sinh trường Bưởi vẫn còn in đậm, không thể nào quên. Ngay từ nhỏ sống trong vòng tay yêu thương của gia đình, Vũ Xuân Thiều đã rất mê máy bay, bàn học trong nhà Thiều không còn chỗ nào là trống, hình máy bày được cậu vẽ kín bàn. Lòng căm thù  giặc bắt đầu từ đây.
Đại tá Vũ Xuân Thăng, anh trai liệt sĩ phi công Vũ Xuân Thiều cầm mảnh xác máy bay B52 mà liệt sĩ Thiều đã bắn hạ đêm ngày 28/12/1972. Kỷ vật này luôn được gia đình gìn giữ cẩn thận và đặt trên bàn thờ liệt sĩ Thiều để tưởng nhớ. Ảnh Xuân Trung
Đại tá Vũ Xuân Thăng, anh trai liệt sĩ phi công Vũ Xuân Thiều cầm mảnh xác máy bay B52 mà liệt sĩ Thiều đã bắn hạ đêm ngày 28/12/1972. Kỷ vật này luôn được gia đình gìn giữ cẩn thận và đặt trên bàn thờ liệt sĩ Thiều để tưởng nhớ. Ảnh Xuân Trung
Đại tá Vũ Xuân Thăng anh trai của Vũ Xuân Thiều nhớ lại, sau khi tốt nghiệp trường Bưởi, Thiều vào trường Bách khoa học, trong thời gian này Thiều đã hai lần giấu gia đình đi khám tuyển phi công. Lần thứ nhất, do chưa quen và sức khỏe còn yếu nên tới vòng quay Thiều không chịu được nên bị nôn và không được trúng tuyển. Về nhà Thiều nung nấu ý chí phải thi bằng được để có cơ hội lái máy bay đánh giặc, lòng căm thù giặc sâu sắc ấy đã khiến Thiều cùng cô em gái mỗi sáng lên tầng thượng tập đu quay. Cho tới lần tuyển phi công thứ  hai, Thiều đã vượt qua được vòng khám sức khỏe. Sau này Thiều có nói với cô em gái là lúc đó cũng buồn nôn lắm, nhưng cố nhịn, sau khi được tuyển Thiều chạy vội ra ngoài nôn và bác sĩ không nhìn thấy. Hai lần đi tuyển phi công không lần nào Thiều nói với gia đình mà cứ lẳng lặng đi. Trúng tuyển vào phi công, Vũ Xuân Thiều là một  trong những trò học tập xuất sắc nhất, thường xuyên được cấp trên giao canh giữ bầu trời Hà Nội trong những ngày “Điện Biên Phủ trên không”.
Đại tá Vũ Xuân Thăng tặng bức chân dung liệt sĩ Vũ Xuân Thiều cho trường Bưởi - Chu Văn An như là một hình ảnh tưởng nhớ tới học trò đã từng học và tham gia kháng chiến. Ảnh Xuân Trung
Đại tá Vũ Xuân Thăng tặng bức chân dung liệt sĩ Vũ Xuân Thiều cho trường Bưởi  - Chu Văn An như là một hình ảnh tưởng nhớ tới học trò đã từng học và tham gia kháng chiến. Ảnh Xuân Trung
Nhớ lại sự kiện Vũ Xuân Thiều đánh B52 trên bầu trời Hà Nội đêm ngày 28/12/1972 để đóng góp vào truyền thống cách mạng trường Bưởi. Đó là một đêm định mệnh, Vũ Xuân Thiều được cấp trên giao nhiệm vụ trực đánh B52, trong cuộc cất cánh đêm hôm đó Thiều được đồng đội dưới mặt đất dẫn đường lao vào đội hình B52 của địch, để lọt được vào trong đội hình phải qua các vòng ngoài với hàng chục chiếc máy bay tiêm kích của địch, nhưng nhờ sự dẫn đường khéo léo dưới mặt đất nên khoảng 9 giờ tối hôm đó Thiều đã tiếp cận được mục tiêu. Sau khi xin lệnh đánh, ban chỉ huy đồng ý cho Thiều đánh. Dưới mặt đất lệnh nói rõ: “bắn hai quả tên lử một lúc sau đó vòng phải về căn cứ”. Tuy nhiên sau đó trên màn hình rada không nhận được tín hiệu của Vũ Xuân Thiều. Màn hình chỉ nhìn thấy hai chấm, chấm đỏ của ta và chấm đen là B52 chạm vào nhau rồi tan biến. Sau này có hai luồng ý kiến nhận định, Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Phòng không không quân thì công bố do Vũ Xuân Thiều đánh quá gần mục tiêu nên không kịp thoát và đã chui vào vùng nổ của B52 và hi sinh. Một thông tin khác từ đồng đội của Vũ Xuân Thiều lại cho rằng, Thiều đã lao thẳng máy bay của mình vào B52 để cho gục tại chỗ và đã hi sinh.
Các thế hệ học sinh trường Bưởi bây giờ khi nghe tới những câu chuyện cảm động về sự hi sinh của các thầy, các ô đi trước đều rất xúc động. Ảnh Xuân Trung
Các thế hệ học sinh trường Bưởi bây giờ khi nghe tới những câu chuyện cảm động về sự hi sinh của các thầy, các ô đi trước đều rất xúc động. Ảnh Xuân Trung
Sau này, Đại tá Vũ Đình Rạng - người từng bắn trọng thương B52 đêm 20/11/1971, nguyên Đại đội phó bay đêm của Thiều kể: “Vũ Xuân Thiều là người điềm đạm và quyết đoán. Còn nhớ có lần Thiều nói, nếu gặp B52 mà bắn không rơi sẽ liều mình làm quả tên lửa thứ 3, nhất định tiêu diệt nó”. Cho tới bây giờ nguyên nhân nào dẫn đến hành động cảm tử của liệt sĩ Vũ Xuân Thiều vẫn chưa được rõ, nhưng sự hi sinh của liệt sĩ Vũ Xuân Thiều mãi mãi được tạc ghi như một áng anh hùng ca ở trường Bưởi.Sơ tán nhưng không quên nhiệm vụ Trường Bưởi những năm  1960 của thế kỷ trước luôn nằm trong tầm ngắm của máy bay địch. Để đảm bảo an toàn cho học sinh và thầy cô cũng như tiếp tục làm nhiệm vụ dạy và học từ thời bình chuyển sang thời chiến. Nhân chứng sống những tháng ngày cả trường phải đi sơ tán ngày ấy hiện đã ngoài 80, đó là thầy Nguyễn Bích Lưu, nguyên Hiệu trưởng trường Bưởi những năm 1968 -1981. Thầy Lưu nhớ lại, đây là thời gian gian khổ nhất của những học sinh hà thành.
Nguyên Hiệu trưởng Trường Bưởi Nguyễn Bích Lưu kể về quãng thời gian toàn trường đi sơ tán, mặc dù vậy chưa lúc nào trường Bưởi bị dán đoạn công tác dạy và học. Ảnh Xuân Trung
Nguyên Hiệu trưởng Trường Bưởi Nguyễn Bích Lưu kể về quãng thời gian toàn trường đi sơ tán, mặc dù vậy chưa lúc nào trường Bưởi bị dán đoạn công tác dạy và học. Ảnh Xuân Trung
Gian khổ ở chỗ chuyển một trường học từ một thành phố nhất lại là Thủ đô về vùng nông thôn, đó là điều mới mẻ, cũng là hết sức khó khăn của thầy trò nhà trường. Do phải đi sơ tán nên gia đình các thầy, cô cũng bị chia hai sẻ ba, vợ một nơi, chồng một nơi. Các em học sinh trước đó sống trong gia đình bình yên, hạnh phúc, được cha mẹ chăm lo nuôi nấng, dìu dắt từng bước một, thì giờ đây phải tự lực cánh sinh về một vùng nông thôn mới và ở một nơi rất lạ. Những học sinh phải lo đủ mọi thứ, lo ở tốt, chăn nuôi tốt, lo an toàn tốt, những điều đó đều vượt quá sức những học sinh 16-18 tuổi. “Trong thời gian này, những cuộc thắng lợi của quân và dân hai miền đã thúc đẩy tinh thần cách mạng và lòng tin tưởng của các thầy và trò của trường Bưởi, chính niềm tin và sự quyết tâm ấy đã làm cho thầy trò vượt qua mọi khó khăn vươn lên làm tốt công tác” thầy Lưu nhớ lại. Cũng trong thời gian này, chiến tranh phá hoại ác liệt ở  miền Bắc, thầy và trò trưởng Bười phải sơ tán ra các vùng Khoái Trâu (Hưng Yên) và Mỹ Đức (Hà Tây  cũ). Ở đó nhà trường đã tổ chức học bình thường, không những làm nhiệm vụ giảng dạy và học tập trường còn phải đảm an toàn tuyệt đối cho học trò. Trong suốt thời kỳ sơ tán đó trường chưa để xảy ra một tai nạn lao động nào, không có học sinh nào vi phạm kỉ luật, nhất là kỉ luật vô tổ chức. Trường Bưởi trong thời kỳ kháng chiến ngoài tổ chức giảng dạy, tổ chức chăn nuôi, lo bảo vệ an toàn cho học sinh còn kết nghĩa với các nơi ở Hếu, Sài Gòn. Thời gian chiến tranh trường Bưởi còn có vinh dự nuôi và dạy những học trò đến từ Huế ra Hà Nội, đây là những trò đã trực tiếp chiến đấu trong chiến dịch Mậu Thân 1968 hoặc có bố hoặc là con của những cán bộ của thành Huế gửi ra Hà Nội để đào tạo lớp tri thức sau này về xây dựng thành phố.
Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu nhận hoa từ Hiệu trưởng đương thời ông Chử Xuân Dũng. Nguyên Tổng bí thư đề nghị trường Bưởi phải được phong danh hiệu Anh Hùng lực lượng vũ trang mới xứng đáng. Ảnh Xuân Trung
Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu nhận hoa từ Hiệu trưởng đương thời ông Chử Xuân Dũng. Nguyên Tổng bí thư đề nghị trường Bưởi phải được phong danh hiệu Anh Hùng lực lượng vũ trang mới xứng đáng. Ảnh Xuân Trung
Lúc này trường Bưởi phải lo một bộ máy từ quản lí tới ăn ở, chăm sóc có người phụ trách chu đáo, những em này được hưởng chính sách như một cán bộ thời bấy giờ. Kết thúc thời gian học, 1/3 số đó đã trở về quê hương chiến đấu. Trong đó có nhiều em đạt được những thành tích suất sắc, có 10 em đã ngã xuống là liệt sĩ, trong đó có 1 em được tặng danh hiệu Anh Hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Chư. Nguyễn Văn Chư là học sinh Huế, khi ra ngoài Bắc mới học cấp 2 ở trường Tô Hiệu sau đó được chuyển về trường Bưởi - Chu Văn An học lớp 8, giữa lớp 8 Nguyễn Văn Chư được điều động về Huế làm xã đội trưởng xã Hương Thủy, đây một xã anh hùng chiến đấu rất dũng cảm và gan dạ. Trong một cuộc chiến đấu đồng chí bí thư của thành phố Huế về xã chỉ huy một cuộc tấn công thì địch ập tới, Chư đã sẵn sàng nhường hầm trú cho đồng chí bí thư rồi bật lên trên mặt đất đánh lạc hướng kẻ thù và tiếp tục chiến đấu cho tới khi hy sinh. Trước hành động  quả cảm quên mình này, sau đó Nguyễn Văn Chư được Trung ương công nhận là Anh Hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đó là những thế hệ học sinh anh dũng không thể nào quên của trường Bưởi – Chu Văn An. Những tấm gương đã hi sinh như Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Sỹ Vân hay Trịnh Khắc Dụng sẽ còn sáng mãi trong ký ức thầy và trò trường Bưởi ngày nay.
Đề nghị được xét tạng danh hiệu Anh Hùng lực lượng vũ trang

Trong ngày về thăm trường Bưởi gần đây, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã đề nghị các thầy cô nguyên là học sinh, giáo viên trường Bưởi – Chu Văn An cần lập hồ sơ đề nghị xét tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân. Vì đây là ngôi trường rất khác với các trường khác, đây là một di tích sống giá trị, chứa đựng nhiều thăng trầm của lịch sử. Với bề dày truyền thống 105 năm, chưa có quãng thời gian nào trường phải ngừng hoạt động, kể cả trong thời chiến và thời bình. Trường vẫn tổ chức đào tạo nguồn cán bộ cho đất nước.
Xuân Trung