Kháng sinh nào chống tự tử cho học trò?

28/10/2012 06:55
Theo Vietnamnet
Hai cái chết liên tiếp của học sinh Trường THCS Trung Lập (huyện Củ Chi, TP.HCM) và học sinh Trường THPT Tiền Phong (huyện Mê Linh, Hà Nội) vừa qua khiến nhiều người đặt câu hỏi về công tác tư vấn tâm lí học đường tại các trường học đang bỏ ngỏ?
Tư vấn sớm, các em đã không dại...
Nhận ra tầm quan trọng của công tác tư vấn tâm lí học đường, Trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng là một ví dụ hiếm hoi trả lương cho 4 người (3 nữ, 1 nam) được trả lương và chỉ lo chuyên trách mảng công việc này. Mức thu nhập của nhân viên trên dưới 6 triệu/tháng.
“Kiến thức dạy trò bao nhiêu cho đủ trong khi giáo dục kỹ năng sống cho các em ở nhiều trường lại làm ngơ, phớt lờ” - hiệu trưởng Nguyễn Tùng Lâm đặt vấn đề. Nếu được phát hiện và tư vấn sớm có lẽ cháu học sinh đã không hành động dại dột như vậy....

Phòng tư vấn học đường của Trường THPT Nguyễn Tất Thành.
Phòng tư vấn học đường của Trường THPT Nguyễn Tất Thành.

HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC

Do đó, sự việc đau lòng xảy ra ông không bất ngờ khi cả Trường THPT Tiền Phong lẫn Trường THCS Trung Lập (huyện Củ Chi, TP.HCM) đều không có phòng tư vấn tâm lí học đường hoặc có nhưng làm việc cầm chừng, thiếu hiệu quả.
Trao đổi với VietNamNet, chị Mạnh Linh, cán bộ tư vấn học đường tại Trường THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) chia sẻ: không ít lần chị phải tiếp học sinh vì mất tiền (riêng và cả quỹ lớp) dẫn đến bế tắc hoặc thậm chí có ý định tự tử. “Lúc này cần hỏi trẻ nguyên nhân của việc mất tiền là gì? Em chịu áp lực từ đâu? Từ đó mới tìm hướng giải quyết để ổn định tâm lí cho học sinh được”.
Theo chị Mạnh Linh: “Vấn đề ở đây là nếu cho các em giữ quỹ lớp có thể dẫn tới áp lực cho học sinh khi đánh mất tiền. Bạn bè, thầy cô sẽ nghĩ gì khi tiền chung của lớp mất?” Từ những điều tưởng như nhỏ nhặt, theo chị Linh “nếu không được giải quyết kịp thời sẽ dễ dẫn tới hậu quả khôn lường”.
Chị Mạnh Linh nêu quan điểm: “Giáo dục xét trên diện rộng không chỉ truyền đạt tri thức mà phải rèn cho trẻ cách sống, cách làm người. Chúng ta muốn học sinh “đủ kháng sinh” để tồn tại hay sau ra trường bị coi là “gà công nghiệp?”.
Thêm việc phải thêm lương?
Ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh - sinh viên (Bộ GD-ĐT) cho biết, trong các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học - Bộ GD-ĐT khẳng định luôn xác định tư vấn cho học sinh, sinh viên là một công việc rất cần thiết. Theo đó, các trường thành lập tổ tư vấn để giúp học sinh giải tỏa những vấn đề khúc mắc trong cuộc sống và học tập...

Bức thư của Nguyễn Thị L. gửi lại thầy cô và bạn bè.
Bức thư của Nguyễn Thị L. gửi lại thầy cô và bạn bè.
Hiệu trưởng nhà trường phải có trách nhiệm tổ chức, phân công giáo viên tư vấn tâm lý hoặc giáo viên kiêm nhiệm công việc tư vấn. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm trong quá trình tổ chức hoạt động của lớp có nhiệm vụ tư vấn cho học sinh của mình.
Tuy nhiên, nhận định thẳng thắn của một số hiệu trưởng khi được hỏi đều cho rằng, thực tế không có giáo viên nào được đào tạo để dạy kỹ năng sống - các trường phải tự bơi.
"Trong khi đó, khi giao thêm việc thì chúng tôi vấp thực tế chẳng giáo viên nào muốn thêm việc trong khi đồng lương cho họ không thay đổi. Nhiều giáo viên còn nhầm tưởng dạy kỹ năng sống là tổ chức thật nhiều trò chơi, phong trào… thì làm sao đòi hỏi đủ chuẩn mực để dạy lại cho học sinh?” - Hiệu trưởng một trường THPT trên địa bàn TP.HCM trao đổi với báo chí.
Còn theo ông Lâm, vấn đề lớn nhất gây cản trở công tác này là do chính sách của nhà nước “chưa xem trọng” công tác tư vấn tâm lí học đường. Bên cạnh đó đội ngũ những người thực sự có chuyên môn, được đào tạo bài bản hiện nay cũng không nhiều. Các trường chủ yếu giao nhiệm vụ cho đoàn trường hoặc giáo viên chủ nhiệm. Với lượng kiến thức cần truyền đạt lớn như hiện nay, giáo viên dù muốn cũng không có nhiều thời gian sâu sát với học trò.
Tiếc nuối muộn màng
Giáo viên chủ nhiệm lớp 10A10 Trần Quốc Tuyến ngồi trầm ngâm, tâm sự: “Thực tình tôi không hề biết chuyện L. đã có ý định tự tử từ trước đó”. Mặc dù là giáo viên dạy thể dục nhưng anh vẫn thường xuyên phải tiếp xúc với lớp, đặc biệt là lớp trưởng để đôn đốc tình hình đầu năm. Nhưng như anh thừa nhận đó chủ yếu chỉ là những chỉ đạo. Vì công việc nhiều, trò mới nhập trường nên anh chưa tiếp xúc để thấu hiểu hoàn cảnh từng em.
Hiệu phó Hồ Thị Lệ Trường THPT Tiền Phong xót xa: “Giá mà em nói được những u uất ra với thầy cô để được giúp đỡ thì sự việc đau lòng đã không xảy ra”. Hiệu trưởng Dương Văn Thuần nói trường sẽ nghiêm khắc rút kinh nghiệm, chỉ đạo giáo viên phải gần gũi với học trò hơn nữa dù sự việc xảy ra “giáo viên đã không làm gì sai”.
Sự việc L. tự tử, theo một người họ hàng của em “chắc đã âm ỉ từ từ lâu. Chuyện đau lòng xảy ra không ai mong muốn. Nhà T. có con mất càng đau khổ. Nhưng mỗi nhà phải nghiêm túc nhìn lại việc nuôi dạy con”.
Nhiều ý kiến bày tỏ bức xúc trước cách cư xử “yêu cho roi vọt” của gia đình L.
Gia đình là tổ ấm song từ lâu đã xa lạ với cô học trò nhỏ. Giấu kín nỗi đau, L. chỉ biết chia sẻ cùng bạn thân. Còn trường học và giáo viên có lẽ chưa ai đủ để L. tin tưởng, trút bầu tâm sự. Cái chết như sự giải thoát và giải pháp trong cùng quẫn, tuyệt vọng của em.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

PGS Văn Như Cương: "Toán phổ thông quá nhiều phần vô bổ"

GS. Trần Hồng Quân gửi tâm thư tới Bộ trưởng Phạm Vũ Luận

Bộ Giáo dục "đẻ" ra trường ngoài công lập, nhưng không "nuôi"

Lá thư từ Pháp: 15 điểm "cốt tử" cần đổi mới của giáo dục Việt Nam

GS Hoàng Xuân Sính: "Tại sao Bộ GD lại dồn trường NCL vào thế bí?"

TS Hoàng Kim Ngọc: "Một số truyện tranh khiến tâm hồn trẻ méo mó"

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Theo Vietnamnet