Miss ĐH Kinh doanh Công nghệ nói “Việt Nam có 8 triệu người”

22/12/2012 06:00
Xuân Trung
(GDVN) - Trong phần thi ứng xử dành cho 5 thí sinh suất xắc nhất đêm chung kết cuộc thi Miss ĐH Kinh doanh Công nghệ Hà Nội, thí sinh Kiều Phương Anh ngẫm nghĩ và thản niên nói “Với 8 triệu người dân sống trên dải đất chữ S…”.
Đêm chung kết Miss của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được  mong chờ ở phần thi ứng xử. Tuy nhiên, 5 thí sinh lọt vào phần này đều trả lời khá ấp úng trước các câu hỏi của ban giám khảo.
Bốc vào phần trả lời đầu tiên với câu hỏi: Cá nhân bạn đã làm gì để hưởng ứng năm an toàn giao thông 2012?

Phần thi ứng xử của Hà Tuyên.
Phần thi ứng xử của Hà Tuyên.

Trả lời câu hỏi này, thí sinh Hà Tuyên nói: “Để tham gia giao thông điều đầu tiên là phải có giấy phép lái xe, em đã học bằng lái xe và đã có giấy phép lái xe, đó là điều cơ bản nhất. Điều thứ hai, khi tham gia giao thông em luôn chấp hành nghiêm chỉnh, đi đúng làn đường, không vượt đèn đỏ. Nói chung, ngoài việc chấp hành, em luôn tuyên  truyền về tác  dụng của việc chấp hành đối với bạn bè trong lớp, người dân nơi em sinh sống. Chấp hành luật lệ an toàn giao thông cũng là điều tôn trọng luật pháp của Nhà nước”. Clip Hà Tuyên với cách ứng xử của mình: 
Ở phần ứng xử thứ 2, thí sinh Hoàng Mai Anh với câu hỏi: Theo bạn, làm thế nào để trở thành một doanh nhân có văn hóa? Mai Anh cho biết, doanh nhân tức họ là những người có thành công, có sự gục ngã trên con đường mà họ bước, thông qua những kiến thức, những sự hiểu biết khi họ đã bước trên con đường mà ước mơ họ đã muốn từ thuở nhỏ. Để trở thành một doanh nhân thành đạt không phải là một điều dễ dàng, mà còn phải có văn hóa, văn hóa ở đây là gì? Là một doanh nhân không những làm giàu chính bản thân mình mà còn phải biết chia sẻ những thành công ấy cho những người nghèo qua từ thiện, hay ủng hộ quỹ cho người nghèo, người nhiễm chất độc màu da cam. Là  một doanh nhân họ còn phải biết nhận những người dân khi không có công ăn việc làm.

Phần thi ứng xử của Hoàng Mai Anh.
Phần thi ứng xử của Hoàng Mai Anh.

Là doanh nhân có văn hóa, chúng ta phải để ý cả về môi trường, khi họ sản xuất ra một món hàng gì đó họ phải để ý tới bảo vệ môi trường, không nên thải rác bừa bãi qua những ống khói lên bầu không khí. Theo em, là một doanh nhân văn hóa chắc hẳn các bạn học ở Trường ĐH Kinh doanh Công nghệ cũng đều mong muốn điều này.  Clip Hoàng Mai Anh ứng xử: 
Bốc thăm với câu hỏi thứ 3 với nội dung: Bạn hiểu thế nào về danh ngôn “Tri thức là sức mạnh”. Thí sinh Huyền My nói, tri thức là sức mạnh, là lực lượng sản xuất chủ yếu mỗi con người ta ai cũng cần trang bị cho mình một tri thức, tri thức là điều chủ yếu, điều quan trọng trong mỗi con người. Vì vậy chúng ta cần phải học tập, cần phải rèn luyện bản thân để có một tri thức tốt. Em là một tân sinh viên, em nghĩ rằng cần kêu gọi các bạn luôn luôn trang bị những tri thức tốt nhất để vững bước trên con đường mà mình đi.

Phần thi ứng xử của Cẩm Ly.
Phần thi ứng xử của Cẩm Ly.

Có lẽ phần thi ứng xử của thí sinh Cẩm Ly khiến khán giả và Ban giám khảo hài lòng nhất với câu trả lời dành cho câu hỏi: Bạn hiểu thế nào về nữ doanh nhân thành đạt theo quan điểm á đông?

Theo Cẩm Ly, người phụ nữ xưa thường sống theo quan niệm của lẽ đạo đức “Tam tòng tứ đức”, Tam tòng là tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Tứ đức là Công-Dung-Ngôn-Hạnh, nhưng ngày nay quan điểm đã được đổi mới, người phụ nữ ngày càng thành đạt với quan niệm “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Theo em, một nữ doanh nhân thành đạt theo quan niệm á đông không chỉ giỏi công việc gia đình, vun vén cho chồng con mà còn là giỏi trên con đường thương trường kinh tế và chính trị. Để trở thành nữ doanh nhân thành đạt trong tương lai em cần chuẩn bị những hành trang tri thức, cần phải có Tâm-Tài-Trí-Dũng. Clip Cẩm Ly ứng xử:
Trả lời cho câu hỏi lịch sử với nội dung: Những ngày này 40 về trước quân và dân Thủ đô đã anh dũng chống lại những trận B52 trên không của giặc Mỹ, bạn có suy nghĩ gì về thế hệ trẻ ngày nay về việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?

Phương Anh trong phần thi ứng xử của mình.
Phương Anh trong phần thi ứng xử của mình.

Thí sinh Kiều Phương Anh ngẫm nghĩ và nhận xét đây là một câu hỏi khá hay của Ban giám khảo dành cho mình, Phương Anh nói: “Nhắc đến hai từ Việt Nam linh thiêng thì tất cả mọi tâm cam, trí óc của 8 triệu người dân trên giải đất chữ S này đều cảm thấy rất tự hào về đất nước. Phương Anh nghĩ rằng, nước ta đã trải qua nhiều năm đô hộ của Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ thì trách nhiệm và nghĩa vụ mỗi thành niên,  sinh viên phải cố gắng học tập, rèn luyện để đưa đất nước sánh vai được với cường quốc năm châu, để đền đáp công ơn mà bao năm qua ông cha ta đã gây dựng nên. Nhiệm vụ của một sinh viên, một thanh niên phải biết học tập, biết lao động, phải biết trau dồi những trí thức ngay cả những kĩ năng mềm cho bản thân mình ngày càng hoàn thiện hơn". 

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Clip: Học sinh Hà Nội không biết tên Thủ đô của Việt Nam!

Học sinh Hà Nội nói: Yết Kiêu đánh giặc Minh, Sơn Tinh là... thần nước

Clip trắc nghiệm: HS Hà Nội nhầm lẫn Thủ đô Việt Nam là... Cầu Giấy

 Bộ Giáo dục công bố nhiều sai phạm tại ĐH Kinh tế Quốc dân

Một bộ phận thanh thiếu niên có biểu hiện suy thoái tư tưởng

Sai phạm hơn 51 tỷ ở ĐH Kinh tế Quốc dân:Hiệu trưởng bị xử lý thế nào?

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Xuân Trung