"Một người bạn bảo tôi, ở Phần Lan, vào trường y dễ hơn vào trường giáo dục"

25/03/2017 08:04
Giáo sư John Vũ
(GDVN) - Không may ở các nước châu Á khác mà tôi tới thăm, nghề dạy học không được đối xử cao như mong đợi.

LTS: Giáo sư John Vũ (John Vu, Nguyên Phong) là một nhà khoa học nổi tiếng người Việt ở Mỹ, đứng trong Top 10 người sáng tạo nhất thế giới (mà đứng đầu là Bill Gates và Steve Jobs).

Ông là người dịch - phóng tác tác phẩm nổi tiếng “Hành trình về Phương Đông” - một trong những tác phẩm hay nhất về phương Đông từ trước đến nay. 

Giáo sư từng giữ vị trí Phó Chủ tịch – Vice President phụ trách tất cả vấn đề về kỹ thuật của tập đoàn Boeing (CMM/CMMI).
 
Ông đã viết hàng nghìn bài viết về các vấn đề về khởi nghiệp, giáo dục rất đặc biệt đăng trên trang cá nhân. 

Trong bài viết này, giáo sư John Vũ bàn về sự khác biệt trong quy tắc giáo dục của một số nước khu vực châu Á so với các nước khác. 

Được sự đồng ý của ông, Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

Khi dạy ở một số nước châu Á, tôi ngạc nhiên rằng rất ít giáo sư trở lại trường để cập nhật tri thức. Đa số không thấy nhu cầu cải tiến nghề nghiệp của họ.

Một giáo sư bảo tôi: “Tôi đã có bằng cấp và đã từng dạy trong nhiều năm rồi, sao tôi cần trở lại trường?”. 

Thực tế, nếu chúng ta nhìn vào các nghề như Bác Sĩ, Y tá, Khoa học gia, và Phi công,... ở một số nước, việc trở lại trường hàng năm được yêu cầu để đảm bảo sự nhất quán về chất lượng và cập nhật kĩ năng. 

Chẳng hạn, bác sĩ y tế thực hiện giải phẫu, xử lí bệnh tật; phi công bay máy bay đều làm theo chuẩn nào đó và phải đổi mới chứng nhận hàng năm. 

Tôi nghĩ các giáo sư phải có quy tắc tương tự. 

Bởi nếu không có kĩ năng cập nhật làm sao chúng ta có thể chắc rằng thế hệ tương lai nhận được tri thức cập nhật để phát triển kĩ năng cho họ?

Khi dạy ở một số nước châu Á, tôi ngạc nhiên rằng rất ít giáo sư trở lại trường để cập nhật tri thức. (Ảnh minh họa: Báo Vietnamnet)
Khi dạy ở một số nước châu Á, tôi ngạc nhiên rằng rất ít giáo sư trở lại trường để cập nhật tri thức. (Ảnh minh họa: Báo Vietnamnet)

Nghề dạy học hiện thời ở nhiều nước châu Á phụ thuộc vào nỗ lực cá nhân. Không có tri thức chuẩn được cần tới một khi giáo sư bắt đầu dạy. 

Không có hướng dẫn về cải tiến nghề nghiệp cho nên có biến thiên lớn trong kĩ năng dạy giữa các giáo viên. 

Không có hệ thống hỗ trợ cho nghề này, các giáo sư bị bỏ lại cho cách riêng của họ để cải tiến kĩ năng riêng với kết quả không dự đoán được. 

Nếu chúng ta nhìn vào các nước có nền giáo dục tốt như Phần Lan, Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc chúng ta có thể thấy rằng việc đào tạo giáo sư của họ có tính lựa chọn với những hướng dẫn nghiêm ngặt. 

Một người bạn ở Phần Lan bảo tôi: “Dễ vào trường y hơn là trường giáo dục; chỉ một người trong số hàng trăm ứng viên là được chọn làm giáo sư vì Phần Lan coi nghề giáo là rất nghiêm túc và lương là cao như bác sĩ y khoa.” 

"Một người bạn bảo tôi, ở Phần Lan, vào trường y dễ hơn vào trường giáo dục" ảnh 2

Một số vấn đề nổi cộm trong quản lý giáo dục

(GDVN) - Chất lượng chủ yếu được tạo nên từ cơ sở đào tạo. Tự chủ đại học là việc quan trọng cần tiếp tục triển khai thực hiện.

Khi tôi ở Phần Lan, tôi cũng thấy rằng giáo sư ở đây dành nhiều thời gian vào việc cải tiến kĩ năng dạy của họ, một số người quay video việc dạy trên lớp để xem lại mình để tìm cách cải tiến kĩ thuật dạy của họ. 

Tôi không ngạc nhiên là Phần Lan hiện thời được xếp hạng là có hệ thống giáo dục tốt nhất trên thế giới.

Không may ở các nước châu Á khác mà tôi tới thăm, nghề dạy học không được đối xử cao như mong đợi. 

Bằng đại học thường được yêu cầu để dạy nhưng không có cách đo kĩ năng dạy. Không có yêu cầu đào tạo hàng năm và giáo sư có thể dạy cùng môn trong nhiều năm bằng việc dùng cùng tài liệu mà không có thay đổi gì.
 
Đó là lí do tại sao nhiều người tốt nghiệp có tri thức lỗi thời và hoàn toàn không được kết nối với những thực tại của thế giới đang thay đổi nhanh chóng. 

Vì lương giáo sư ở những nước đó thấp, nhiều người phải làm việc phụ thêm để kiếm sống, họ không có thời gian để cải tiến kĩ năng của họ hay học các môn phụ để cải tiến tri thức của họ. 

Trong kiểu hệ thống này, thầy dạy càng lâu, lương của họ càng khá hơn cho nên một giáo sư với nhiều năm kinh nghiệm có xu hướng ở lại cùng một trường dạy cùng một môn và giáo sư trẻ hơn sẽ gặp khó khăn cạnh tranh về việc làm.

Tất nhiên, thay đổi hệ thống giáo dục là khó. Yêu cầu nhiều nỗ lực và tiền bạc. Nhưng không thay đổi sẽ còn hại hơn vì với toàn cầu hoá, cạnh tranh là dữ dội và không có lực lượng lao động có kĩ năng mạnh, đất nước sẽ không thể cạnh tranh được. 

Vào khoảng thời gian mà nhiều nhà kinh tế đã dự báo rằng Ấn Độ và Trung Quốc sẽ là những nền kinh tế mạnh nhất trong hai mươi năm tới do tăng trưởng kinh tế của họ, tôi không đồng ý. 

"Một người bạn bảo tôi, ở Phần Lan, vào trường y dễ hơn vào trường giáo dục" ảnh 3

5 câu hỏi dành cho các vị giáo sư

(GDVN) - Những người đang làm công việc nghiên cứu khoa học và đào tạo hiện nay cần phải hết sức thận trọng, trong việc đào tạo tiến sĩ.

Tôi nghĩ Phần Lan, Singapore và Hàn Quốc sẽ mạnh hơn vì họ có hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới. 

Trong thế giới được dẫn lái bởi công nghệ này, không phải dân số hay tài nguyên tự nhiên là đáng kể mà quản lí phát kiến mới tạo ra khác biệt. 

Chẳng hạn, các nước châu Phi có tài nguyên thiên nhiên dư thừa nhưng không có hệ thống giáo dục đúng và nguồn lực có kĩ năng, nhiều nước đã trở hành nạn nhân của chiến tranh và nghèo đói.

Ấn Độ và Trung Quốc có dân số lớn nhưng không có hệ thống giáo dục đúng, họ đã vật lộn với các vấn đề xã hội và kinh tế trong nhiều năm mãi gần đây hệ thống giáo dục của họ đang bắt đầu thay đổi, kinh tế của họ được khấm khá lên.

Thay đổi kinh tế chỉ xảy ra nếu chúng ta hội tụ vào thay đổi hệ thống giáo dục trước và coi nghề dạy học là nhân tố quan trọng. 

Chúng ta phải đầu tư vào đào tạo giáo sư và lương của họ như đầu tư vào tương lai vì họ đang giữ chìa khoá cho thịnh vượng tương lai bởi họ chính là người đào tạo lực lượng lao động tương lai xây dựng nên tương lai của chúng ta.

Giáo sư John Vũ