Nếu bỏ biên chế giáo viên thì Hiệu trưởng chẳng khác gì vua

08/06/2017 07:33
Thùy Linh
(GDVN) - Hiện nay đặc biệt ở trường công lập, giáo viên được hưởng lương Nhà nước, không phải lo chỉ tiêu về tuyển sinh nên thầy cô không có động lực gì để phấn đấu.

Tổng tư lệnh ngành giáo dục đã thừa nhận, trên thực tế, bên cạnh nhiều giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, tâm huyết với nghề thì cũng còn một bộ phận không nhỏ giáo viên hiện nay có tư tưởng dựa vào “biên chế” để yên tâm ổn định lâu dài, thiếu động lực phấn đấu dạy tốt. 

Có tình trạng giáo viên dù dạy không tốt nhưng vì có “thâm niên” lâu năm nên lương vẫn cao, trong khi đó những người mới ra trường dù dạy tốt lương vẫn thấp. 

Nếu bỏ biên chế giáo viên thì Hiệu trưởng chẳng khác gì vua ảnh 1
Nếu bỏ biên chế giáo viên thì Hiệu trưởng chẳng khác gì "ông vua con"! (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)

Chính vì vậy, theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Phùng Xuân Nhạ, Bộ sẽ triển khai thí điểm không để giáo viên là công chức, viên chức, thay vào đó sẽ theo chế độ hợp đồng “có vào - có ra” nhằm hướng đến việc xây dựng đội ngũ nhà giáo có đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong thời gian tới.

Tuy nhiên, thông tin này vẫn đang làm nóng dư luận những ngày qua. Nhiều giáo viên lo lắng, chuyển sang chế độ hợp đồng quyền lợi của họ không được đảm bảo, nhất là khi hiệu trưởng lộng quyền như những “ông vua con”.

Một giáo viên ở quận Long Biên, Hà Nội cho biết, bỏ biên chế cũng tốt, nó sẽ tạo điều kiện cho những người trẻ có cơ hội vào dạy tại các trường.

Tuy nhiên, điều giáo viên lo ngại nhất là nếu giao toàn quyền cho hiệu trưởng thì hiệu trưởng không khác gì “ông vua con”.

Nếu bỏ biên chế giáo viên thì Hiệu trưởng chẳng khác gì vua ảnh 2

Bỏ biên chế, có còn chỗ cho giáo viên dám đấu tranh?

Trao quyền cho hiệu trưởng không khác gì là trường của họ, từ đó sẽ này sinh nhiều tiêu cực, thậm chí có tiêu cực không thể lường được trong ngành giáo dục”, giáo viên này nói.

Trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) khẳng định: “Tôi hết sức ủng hộ chủ trương bỏ công chức, viên chức sang chế độ hợp đồng giáo viên”.

Thầy Lâm lý giải, chế độ hợp đồng sẽ tạo động lực để giáo viên phải luôn luôn nỗ lực, luôn luôn cố gắng để khẳng định chất lượng học sinh của mình và không được phép chểnh mảng. 

Và buộc giáo viên phải “vận động” để được ký hợp đồng vào những năm tiếp theo. Bởi hiện nay đặc biệt ở trường công lập, giáo viên được hưởng lương Nhà nước, không phải lo chỉ tiêu về tuyển sinh nên thầy cô không có động lực gì để phấn đấu.

"Thị trường lao động đúng nghĩa là có sự cạnh tranh để hướng tới hoàn thiện để làm tốt hơn, tạo ra nhiều giá trị hơn.

Nếu bỏ biên chế giáo viên thì Hiệu trưởng chẳng khác gì vua ảnh 3

Xóa biên chế ở các trường đại học lớn thì dễ, bậc phổ thông cần thận trọng!

Ngành giáo dục muốn làm được điều này thì mối quan hệ giữa đào tạo bồi dưỡng; sử dụng và tuyển chọn; chính sách đãi ngộ thỏa đáng phải đi liền với nhau, chỉ có công khai và minh bạch công tác tuyển dụng, sử dụng lao động thì mới thu hút người tài, riêng đối với ngành sư phạm thì cần người vừa có tài vừa có tâm”, thầy Lâm nêu quan điểm.

Tuy nhiên, theo thầy Lâm, để bỏ được công chức, viên chức là điều không hề dễ, do đó, chúng ta cần phải có những tính toán kỹ lưỡng.

Bỏ biên chế thay vào đó là chế độ hợp đồng tức là sử dụng quy luật kinh tế thị trường trong xây dựng đội ngũ giáo viên. Như chúng ta đã biết, hiệu trưởng hay hiệu phó hay trưởng và phó phòng giáo dục cũng xuất phát điểm là những giáo viên giỏi, chuyên môn tốt, có uy tín nên được đề bạt lên.

Vì thế, khi tiến hành bỏ biên chế, nên bỏ từ những người đứng đầu cơ sở giáo dục như hiệu trưởng, hiệu phó trước.

Bộ Giáo dục chưa thí điểm bỏ biên chế giáo viên mầm non, tiểu học, trung học

Bộ Giáo dục chưa thí điểm bỏ biên chế giáo viên mầm non, tiểu học, trung học

Bên cạnh đó, họ là người tiên quyết và quyết định sự phát triển của nhà trường nên hợp đồng của họ phải khắt khe hơn. Đồng thời, nếu lương giáo viên quá rẻ mạt, giáo viên không thể sống bằng lương thì ngành giáo dục sẽ mãi mãi đi xuống.

Và tại cuộc họp về công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên cho Chương trình giáo dục phổ thông mới diễn ra vào chiều 6/6 tại Hà Nội,  Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng đã khẳng định, để xóa bỏ được quan niệm về “biên chế” với sự ổn định lâu dài trong đội ngũ giáo viên không phải là việc có thể làm được ngay.
 
Do đó, sắp tới Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nghiên cứu xây dựng đề án đề xuất thí điểm chuyển dần viên chức giáo viên sang hợp đồng lao động đối với một số trường đại học và một số trường trung học phổ thông có đủ điều kiện chứ chưa xem xét thí điểm đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và những nơi chưa đảm bảo các điều kiện thí điểm triển khai 

Thùy Linh