Nếu học kém là đánh thì trẻ nhỏ sẽ sớm biến thành côn đồ

31/07/2012 06:45
Độc giả Lâm Quỳnh
(GDVN) - Nếu ai cũng có tư duy như thầy: điểm kém là đánh, thì có lẽ đất nước này, ai cũng có thể là giáo viên và chỉ số trẻ hóa tội phạm sẽ cao nhất thế giới.
LTS: Trẻ con ai cũng thuộc lòng bài hát: "Mẹ của em ở trường, là cô giáo mến thương". Thế nhưng hiện thực nhiều khi lại đau lòng hơn thế. Thầy cô giáo cũng là cha, là mẹ học sinh. Có cha mẹ học sinh nào lại "tra tấn" con như người thầy trong clip? Đó là nội dung bài viết của độc giả Lâm Quỳnh gửi về Báo Giáo dục Việt Nam sau khi vụ việc thầy giáo dùng roi mây đánh học trò không thuộc bài tại Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 của ông Phạm Minh Tuấn – TP Thái Nguyên.

Tại TP Thái Nguyên, hầu hết các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi đi học và các em học sinh đều biết đến tên trung tâm dạy học của ông Phạm Minh Tuấn. Nhiều  phụ huynh còn cho biết, những phụ huynh ở vùng xa như Đồng Hỷ cũng cho con về tận thành phố, nhờ thầy Tuấn dạy dỗ. Thực ra, họ nghe những lời đồn thổi rằng trung tâm này dạy tốt, chất lượng nên đưa con em mình đến học. Cho đến khi "tận mục sở thị" một buổi học ở lớp, chứng kiến cảnh thầy giáo vung roi mây quất lên hàng loạt học sinh họ mới ngỡ ngàng.
Từ đó, câu hỏi đặt ra là: "Phương pháp giáo dục bằng đòn roi có còn hợp thời?" tạo nên sự tranh luận sôi nổi, nhất là từ phía phụ huynh và các chuyên gia giáo dục. Tại sao trung tâm của ông Tuấn có thể tồn tại bấy lâu nay mà không bị phát giác? Phải chăng ông này có nhiều chiêu trò để "bưng bít", hay vì học sinh không dám lên tiếng?
Những nạn nhân trong clip có cả nam lẫn nữ, chừng 13-14 tuổi lần lượt nằm úp lên mặt bàn, im lặng chịu đòn
Những nạn nhân trong clip có cả nam lẫn nữ, chừng 13-14 tuổi lần lượt nằm úp lên mặt bàn, im lặng chịu đòn
Đoạn video ngắn quay lại cảnh “tra tấn” học sinh của thầy giáo tại trung tâm. Những nạn nhân trong clip có cả nam lẫn nữ, chừng 13-14 tuổi lần lượt nằm úp lên mặt bàn, im lặng chịu đòn. Thầy giáo vừa quát mắng học sinh vừa vút roi không nương tay lên cơ thể các em.

Những học sinh đạt điểm 5 trở xuống sẽ lập tức bị gọi lên ăn đòn với các mức: 0 - 3 điểm bị 3 roi, 4 điểm bị 2 roi, 5 điểm bị 1 roi. Đòn roi mạnh nhẹ thế nào, đôi khi phụ thuộc vào cả tâm trạng của thầy. Nhưng cứ nhìn nét mặt cũng như hành động của người thầy trong clip đủ biết tâm trạng của ông ta như thế nào và các em học sinh bị đánh đau đớn ra sao.
Có vẻ như việc đánh học sinh này diễn ra như cơm bữa nên các em đã quen, chỉ dám kêu la, xin thầy chứ không có phản ứng mạnh mẽ hơn. Những học sinh ngồi dưới cũng coi như không có chuyện gì xảy ra, và ngay sau đó, lớp học vẫn diễn ra bình thường. Nhưng cái sự bình thường ấy chỉ là hình thức mà thôi, còn tâm lý của các em thì đã bấn loạn mất rồi, làm sao có thể tiếp thu kiến thức được nữa.

Rất nhiều phụ huynh khi xem xong clip này đã đau xót trước hành vi tàn nhẫn của thầy. Nhất là những người chăm con theo cách: "Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa". Xuất phát là những người cầu tiến, biết quan tâm nên họ mới cho con vào lớp học thêm, với nhiều kỳ vọng vào con, vào thầy. Thế nhưng, chứng kiến cảnh tượng này, mỗi đòn ron quất vào con cũng như quất vào chính mình, họ không khỏi xót xa, căm phẫn. 

Người Việt Nam luôn quan niệm, thầy cô giáo cũng như cha mẹ của học sinh, coi nghề giáo viên là một trong những nghề cao quý nhất. Vì vậy, cách đối nhân xử thế của thầy cô cũng phải làm sao cho xứng đáng với danh hiệu này. Hành vi đánh học sinh trong clip được quy vào cách thể hiện tình yêu thương học trò hay đàn áp học trò?

Liệu khi về nhà họ có đánh con của mình hay không? Mỗi khi giơ roi lên quật xuống người con, họ có cảm thấy xót xa hay không? Hay là con chung thì không ai xót nên thầy cô đánh thì cứ đánh, học trò kêu thì cứ kêu?

Dẫu biết rằng, thầy cô mới là người trực tiếp giảng dạy học sinh, chịu sức ép lớn từ phía gia đình về chất lượng học của các em. Nhưng giáo dục là cả một quá trình dài, được ví như việc uốn một cái cây, không phải ngày một, ngày hai là nên dáng. Càng không thể đưa "luật rừng" vào giáo dục được. Khi nói học sinh không nghe thì thầy cô phải có cách dạy dỗ để các em hiểu ra chứ không phải cách đánh như quân thù giống người thầy trong clip.

Chính vì cần sự giáo dục có khoa học đó mà phụ huynh mới đem con đến lớp học của thầy, thầy mới cần đi học nghề sư phạm. Nếu ai cũng có tư duy như thầy: hư là đánh, không cần dạy dỗ thì có lẽ đất nước này, ai cũng có thể là giáo viên và chỉ số trẻ hóa tội phạm sẽ cao nhất thế giới.

Thường thì biện pháp dùng roi vọt chỉ là cách cuối cùng trong việc dạy con mà thôi, và cũng chỉ là răn đe chứ không thể vụt vào học sinh mạnh bạo, không thương tiếc như thế. Khi đánh học sinh, thầy cô chỉ đánh cho hả lòng hả dạ, cho sướng tay mà không nghĩ rằng những hậu quả ấy sẽ để lại cho con trẻ những vết thương về thể chất, tinh thần không thể nào hàn gắn được.
Trung tâm đã tồn tại rất nhiều năm, là người quản lý mà ông Tuấn lại có thái độ ngạc nhiên như thế thì xem ra không hề thuyết phục. Phải chăng đây chỉ là cách trả lời khéo léo trên báo chí, để che đậy đi sự mục ruỗng bên trong của một cơ sở giáo dục. Cơ sở ấy luôn đặt tiêu chí: Con chung không ai xót lên hàng đầu.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

201 trường có điểm: ĐH Bách Khoa Hà Nội có 305 bài thi bị điểm 0

Trường ĐH Kinh tế TP HCM: Điểm chuẩn dự kiến lấy 19 điểm

Bất ngờ điểm thi Đại học của các hotgirl xinh đẹp

CĐ Kinh tế Tài chính Thái Nguyên: Thủ khoa đạt 24,75 điểm

Rớt nước mắt trước bài hát của cậu bé mồ côi cha mẹ

ĐH Bách khoa Hà Nội: 35% thí sinh thấp hơn điểm sàn 2011

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Độc giả Lâm Quỳnh