Sinh viên Báo chí lập Dự án chống “tham nhũng” trong giáo dục

14/06/2013 08:15
Xuân Trung
(GDVN) - Nền kinh tế xã hội phát triển tới một mức nào đó, dù có cao tới đâu nhưng giá trị đạo đức vẫn phải cần được bảo lưu. Đó là thông điệp mà sinh báo chí muốn gửi tới chúng ta, thông điệp này là một mấu chốt cho việc chống “tham nhũng” trong học đường.
Trong khuôn khổ của Chương trình “Sáng kiến phòng, chống tham nhũng Việt Nam”, với chủ đề "Tăng cường minh bạch, liêm chính và trách nhiệm, giảm tham nhũng" vừa được tổ chức tại Hà Nội, nhiều sinh viên báo chí đã lên hẳn một Dự án chống tham nhũng trường học.

Với chương trình này, các nhóm tham sẽ mang đến một đề tài dự thi về chống tham nhũng. Nhóm của Khoa Báo chí –Học việc Báo chí và Tuyên truyền với chủ đề “Nâng cao kiến thức và kĩ năng tác nghiệp của sinh viên báo chí trong điều tra phòng chống tham nhũng”, đây là Dự án được đánh giá là có tính khả thi và sáng tạo nhất.

Đáng chú ý ở nhóm này, những thành viên là các sinh viên rất trẻ, là năm thứ nhất, thứ 2 của trường, nhưng những gì mà nhóm này mang tới chương trình là sự tìm tòi, ham học hỏi, muốn trở thành một cây viết điều tra chống tham nhũng. 

Sinh viên Khoa Báo chí, HV Báo chí và Tuyên truyền tham gia Chương trình “Sáng kiến phòng, chống tham nhũng Việt Nam”. Ảnh Xuân Trung
Sinh viên Khoa Báo chí, HV Báo chí và Tuyên truyền tham gia Chương trình “Sáng kiến phòng, chống tham nhũng Việt Nam”. Ảnh Xuân Trung

Thành viên nữ Thảo Anh, khóa 31 chia sẻ, qua Dự án này các thành viên được tăng cường năng lực điều tra cho sinh viên. Trước khi tới với sân chơi này, bản thân Thảo Anh và các bạn trong lớp Báo in K31 đều chưa ai biết viết lấy một tin, bài nào, bản thân Thảo Anh cũng mường tượng ra cách viết một cái tin như thế nào vì đứng trước một sự kiện cảm thấy rất lúng túng.

“Khi tham gia chương trình này chúng em cần sự chuẩn bị kĩ, tự nó khiến cho chúng em phải học hỏi được nhiều hơn. Trước đây em cũng không quan tâm tham những là như thế nào, nhưng sau khi tham gia thì nghe thấy tham nhũng là lao vào đọc ngay” Thảo Anh bày tỏ.

Cô nữ sinh trường báo cũng cho biết, thông qua chương trình này cá nhân Thảo đã cảm nhận có nhiều cái hay để học, bởi vì bản thân thích viết điều tra, khám phá ra những cái mới. Dự trước khó khăn trong công tác điều tra tham nhũng, Thảo Anh cho rằng, dù có vất vả nhưng vẫn muốn thử. 

Cô gái quê Ninh Bình xác định, nghề báo là nghề của mình, mặ dù không phải là nghề mình chọn nhưng đã học nghề này thì phải thực sự cố gắng. “Viết bài điều tra chống tham nhũng cần dũng cảm, không ngại khó khăn, có đam mê. Khi đã xác định là thì quyết tâm với nó để đạt được mục tiêu của mình. Vì điều tra không có định nghĩa nào cụ thể, nếu có quyết tâm thì làm được và em sẽ thử” Thảo Anh đưa ra quan niệm.

Giới thiệu về Đề án chống tiêu cực với khách nước ngoài. Ảnh Xuân Trung
Giới thiệu về Đề án chống tiêu cực với khách nước ngoài. Ảnh Xuân Trung

Đưa ra một bộ quy tắc về chống “tham nhũng” trong giảng đường, Tống Sỹ Mỹ Linh, thành viên Khoa Quan hệ quốc tế (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho hay, trước khi đưa ra bộ quy tắc này, cả nhóm xác định mọi hoạt động phải nhằm vào một mục tiêu nhất định. Thực tế, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế những giá trị đạo đức đang bị tổn thương. 

Đặc biệt, trong giảng đường đại học, những giá trị chuẩn mực đạo đức luôn được thể hiện như thầy quý mến trò, trò kính trọng thầy. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện này nhiều hành vi, hành động, thái độ không tốt thường xuất hiện. Thực tế có những vụ việc về quan hệ thầy trò không tốt, thầy đánh trò, trò láo với thầy và nguyên nhân là giá trị đạo đức bị đánh mất.

“Khi nền kinh tế phát triển, phát triển tới mức nào thì giá trị đạo đức cũng cần được bảo lưu, chúng em muốn xây dựng một môi trường thật lành mạnh, điều đó không có nghĩa là dự án giảng đường tươi đẹp là xây dựng một giảng đường mới, mà hiện tại không phải chúng ta không có một giảng đường tươi đẹp thực sự,mà cái chúng em đang cần là những giá trị đạo đức đang bị mất dần, đánh thức dậy những giá trị đạo đức trong mỗi sinh viên” Tống Sỹ Mỹ Linh chia sẻ.

Cũng theo Mỹ Linh, Khoa Quan hệ quốc tế đưa ra bộ quy tắc 6 điều tham những như: Trò dùng các mối quan hệ, những giá trị vật chất để chạy điểm, hay gạ tình lấy điểm, thầy thiên vị trò, đó là hành vi bị coi là “tham nhũng” trong giảng đường. Tham nhũng không chỉ ở lĩnh vực kinh tế mà còn trong đạo đức và giáo dục.
TS. Nguyễn Tùng Lâm trình bày Đề án chống tiêu cực trong giáo dục với các vị giám khảo quốc tế. Ảnh Xuân Trung
TS. Nguyễn Tùng Lâm trình bày Đề án chống tiêu cực trong giáo dục với các vị giám khảo quốc tế. Ảnh Xuân Trung

Giải pháp mà nhóm của Mỹ Linh đưa ra để chống “tham nhũng” trong giảng đường được chia ra thành các giai đoạn thực hiện. Giai đoạn 1 xây dựng một bộ quy tắc chuẩn mực, giai đoạn 2 đưa bộ quy tắc này vào thực tiễn, biến nó thành những giá trị thực sự như lẽ tất yếu trong lòng sinh viên. 

“Chúng em hướng tới giá trị đạo đức là nhiều chứ không nhằm mục đích vạch trần hay lên án sự việc tham nhũng, mà chỉ đơn giản là tôn vinh những giá trị đạo đức, muốn xây dựng môi trường lành mạnh cho sinh viên” Mỹ Linh khẳng định.

Hướng đi cụ thể được nhóm đưa ra là tổ chức các chương trình, trong chương trình đó sẽ giao lưu, hiểu được bộ quy tác, khi hiểu được các bạn sẽ tự nguyện, khi thay đổi suy nghĩ sẽ thay đổi hành vi, thay đổi hành vi thay đổi thói quen, và những giá trị đạo đức sẽ được bảo lưu và giữ lại.

Theo TS. Đỗ Thị Thu Hằng – Phó trưởng khoa Báo chí, HV Báo chí và Tuyên truyền, mục tiêu của các Đề án là trang bị kiến thức, kĩ năng cho sinh viên báo chí. Xây dựng một môi trường đào tạo thích hợp cho sinh viên cách tiếp cận, học tập, thực hành kiến thức và kĩ năng. Về Dự án điều tra chống  tham nhũng của sinh viên, TS Thu Hằng cho biết, sẽ nỗ lực đưa điều tra phòng chống tham nhũng vào chương trình đào tạo cử nhân báo chí chính quy dưới hình thức lồng ghép vào các môn học.
Sáng kiến chống tiêu cực trong giáo dục được đầu tư thực hiện

Thông tin với chúng tôi, Chủ nhiệm Đề án, TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội tâm lý Giáo dục Hà Nội cho biết, Đề án “Xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng giám sát cộng đồng trường học” sau khi lọt vào top 40 Đề án xuất sắc, tiếp tục vào vòng trong với 25 Đề án khả thi và giành giải sáng kiến với trị giáo 300 triệu đồng, Đề án tiếp tục được đầu tư thực hiện. 

TS Nguyễn Tùng Lâm cho hay, nếu Đề an thành công sẽ mở ra một hướng mới giải quyết cho giáo dục, chống tiêu cực trong giáo dục bằng chính cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh và chính cộng đồng tham gia giám sát và được quyền đề nghị những đóng góp cho thật tương xứng với chất lượng giáo dục mà họ bỏ ra.

Trong Pháp lệnh 34 của Quốc hội cũng cho những người dân ở phường, xã được đầu tư tại những công trình công cộng mà người dân đóng góp, nếu Đề án thành công cũng sẽ kiến nghị Quốc hội và Chính phủ thông qua một Đề án tương tự. Vì  chính người dân sau khi giám sát được hưởng luôn kết quả đó chứ không chờ ai mang đến. 
Xuân Trung