Sinh viên hoang mang tìm việc

06/12/2012 06:04
Đinh Cường
(GDVN) - Ngoài sự chênh lệch mặt bằng giáo dục so với thế giới, thì ngay cả mặt bằng chung trong nước của chúng ta cũng có sự chênh lệch lớn.
Là một sinh viên tôi đã từng rất nhiều lần lo lắng về tương lai hay đầu ra của mình. Còn các bạn thì sao? Đã từng có bao giờ lo lắng về đầu ra cũng như công việc trong tương lai về nghành nghề mình đã chọn không? Và lý do tại sao lại như thế? 

Từ lúc chuẩn bị thi vào đại học thì chắc hẳn trong bản thân của mỗi cá nhân chúng ta đã tự xác định được mục tiêu và chí hướng của mình về trường học hay nghành học mình sẽ theo học. Nhưng khi thực hiện được ước mơ to lớn là vào đại học rồi, thì không ít bạn cảm thấy lo lắng và bất an vô cùng về con đường mình đã chọn.

Theo khảo sát thì tỉ lệ đó chiếm hơn 50% sinh viên của các trường cao đẳng, đại học trên toàn Việt Nam. Đặc biệt là ở những trường nhỏ, trường ít tiếng tăm,vấn đề này sẩy ra do nhiều nguyên nhân, lý do khác nhau và nó ảnh hưởng không tốt tới sinh viên chúng ta. Vì thế chúng ta cần phải tìm hiểu rỏ nguyên nhân và nhanh chóng khắc phục tâm lý đó, nếu không sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc học, cũng như đam mê của bạn.

Ảnh minh họa. (Nguồn Internet)
Ảnh minh họa. (Nguồn Internet)

HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC

Đất nước Việt Nam là một quốc gia đang trên con đường phát triển,và nền giáo dục của chúng ta cũng vậy cũng đang dần phát triển. Chúng ta đã hiên đại hóa từ cơ sở vật chất đến cách đào tạo, nhưng nhìn chung về mặt bằng thì nền giáo dục nước ta vẫn chưa thể bì với các quốc gia tiên tiến trên thế giới được.

Ở giáo dục chúng ta hầu hết tập trung vào lý thuyết mà ít có thực hành, chỉ dừng lại ở cơ bản ít đi sâu vào chuyên môn, khiến tâm lý sinh viên chán nản không hứng thú về nghành học như hình dung ban đầu của nó, đặc biệt là đối với sinh viên năm 1 và 2, những nghành nghề đặc trưng cần thực hành thực tế như Báo chí hay Du lịch...Dẫn đến sự mất hứng thú về nghành học của sinh viên.

Ngoài sự chênh lệch mặt bằng giáo dục so với thế giới, thì ngay cả mặt bằng chung trong nước của chúng ta cũng có sự chênh lệch lớn. Đơn biểu là các trường đại học ở 2 đầu đất nước thì tương lai và đầu ra tốt hơn rất nhiều so với các trường ở khu miền trung, Tây Nguyên. Và sự mất cân đối ở tỉ lệ việc làm ở khối nghành cũng ảnh hướng lớn tới tâm lý sinh viên đang theo học ở khối nghành ít hơn. Ở các khối tự nhiên như khối A, B hay V thì nhu cầu việc làm cao hơn rất nhiều so với các khối nghành còn lại, đặc biệt như những khối C hoặc D... Việc này dẫn đến sự mất cân đối trong cung và cầu làm cho người học hoang mang, lo lắng.
Với sự phát triển nhanh chóng hiện nay thì các trường đại học mọc ra như “nấm”, từ trường công đến trường tư. Hiện tại theo thống kê năm 2008 thì Việt Nam có hơn 300 trường đại học, cao đẳng công lập và dân lập. Nó tạo ra cơ hội cho nhiều đối tượng sinh viên nhưng cũng làm tăng áp lực đối với công việc sau này của họ. Càng nhiều sinh viên thì sự tuyển chọn nhân viên càng khắc khe càng có nhiều sự cạnh tranh. Điều này vừa tăng thêm khả năng cạnh tranh của mỗi cá nhân vừa tác động vào tâm lý của người học đó, ảnh hưởng 2 mặt đến sinh viên, trong tốt có xấu, trong xấu có tốt.

Ngoài những yếu tố khách quan của xã hội thì những yếu tố cá nhân cũng ảnh hưởng lớn đến sinh viên. Sự chọn trường chọn nghành không đúng.Từ khâu chuẩn bị chọn trường, chọn nghành thì sinh viên chúng ta nên cân nhắc giữa niền đam mê với nhu cầu của xã hội, chọn sao cho vừa sức với ta và cũng đáp ứng được yêu cầu xã hội, tránh các tình trạng chọn qua loa, chọn theo phong trào... Điều này đảm bảo cho tương lai chúng ta chắc chắn hơn và tránh sự mất niền tin khi đang theo học.

Còn về thái độ học tập. Sự không nghiêm túc khi vào được đại học. Một bộ phận sinh viên khi đã đậu đại học thì dường như ngủ quên trong chiến thắng, không còn chú tâm vào việc học nữa, chỉ mãi mê với các cuộc chơi, các thú vui không bổ ích. Điều này dễ dẫn tới sự mất kiến thức và đam mê của bản thân, thua kém bạn bè trong lớp và cũng từ từ mất đi sụ tự tin ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai nghề nghiệp của bản thân sau này.

Những lý do vừa nêu trên chỉ là những vướng mắc cơ bản hiện ra trong quá trình học tập của sinh viên thôi, ngoài ra còn rất nhiều những lý do cả khách quan lẫn chủ quan khiến sinh viên chúng ta mất phương hướng trong học tập và hoang mang về đầu ra. Khó có thể xóa bỏ ngay được những điều đó. Vì thế để tránh và khắc phục tình trạng này thì mấu chốt chủ yếu là ở thái độ cũng như sự nỗ lực của sinh viên chúng ta mà thôi.

Trong quá trình học tập thì chúng ta phải chuẩn bị tâm lý vững vàng trước những khó khăn về thực tế của nghành nghề mình theo chọn, ngoài sự cố gắng học tập thật tốt, nắm vững kiến thức cơ bản thì phải chủ động tìm kiếm những gì liên quan đến chuyên môn của nghành nghề mình để thực hành, tăng thêm kiến thức cũng như tranh thủ học những khóa học về kĩ năng cũng như yêu cầu tối thiểu của công việc mình theo,ví dụ như học thêm tin học hay ngoại ngữ. Có vậy thì dù là nghành nghề nào ,trường học nào thì sau khi tốt nghiệp sinh viên chúng ta vẫn tự tin với bản thân của mình được. Tương lai nghề nghiệp và đầu ra của mỗi người là do mỗi người tự tạo ra và kiếm lấy, bởi thế ngay từ bây giờ chúng ta nên nhìn nhận rõ ràng về vấn đề này và cố gắng loại bỏ nó để tránh khi sau này ra trường thì sẽ không có được tương lai như mình mong ước.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Đưa giáo dục Việt Nam thoát khỏi yếu kém và lạc hậu

Giáo viên đánh học sinh gây mầm mống tội ác

Tâm sự xúc động: Những giáo viên chật vật "chạy ăn" từng bữa

Chùm ảnh: Những khoảnh khắc đẹp nhất trong ngày 20/11

Câu chuyện xúc động ngày 20/11: Cha - Người thầy đầu tiên của tôi

Chân dung Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo qua các thời kỳ

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng


Đinh Cường