Sự thần kỳ của bộ bàn ghế và cái xà đơn

28/12/2014 07:13
Nguyễn Thi Thanh
(GDVN) - Tại những nơi người dân thường tập thể dục thể thao công cộng như bãi biển, công viên, nơi có thanh thiếu niên thường vui chơi, tập luyện TDTT nên có xà đơn...

LTS: Tiếp theo câu chuyện của kỳ trước về bệnh học đường, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục gửi đến độc giả bài viết tiếp theo của tác giả Nguyễn Thi Thanh với việc đề xuất biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn “bệnh học đường”.

Đưa xà đơn vào trường học, công viên…

Xuất phát từ tình hình cụ thể bệnh học đường ở nước ta ngày càng tăng, cần phải có biện pháp cấp thời.

Lãnh đạo ngành Giáo dục cần đưa nội dung “xà đơn” vào dạy trong nội dung chính khóa bắt buộc trong chương trình dạy thể dục trong nhà trường từ năm đầu của học sinh cấp hai (lớp 6) và tiếp tục cho đến hết bậc THPT. Bởi hiện nay, môn xà đơn không có trong nội dung chương trình học.

Hình ảnh bộ xà đơn (kiến nghị) dùng trong trường phổ thông
Hình ảnh bộ xà đơn (kiến nghị) dùng trong trường phổ thông

Với các trường hiện tại ít diện tích hoặc đã bê tông hóa nên dùng loại có thể tháo lắp được hoặc loại có bánh xe di chuyển, có nệm lót để đề phòng chấn thương khi sử dụng. Với các trường có sân bãi tập luyện thì nên gắn cố định và có hố cát phía dưới để đề phòng té ngã, chấn thương.

Để khuyến khích học sinh tập luyện thường xuyên, cần đưa nội dung “xà đơn” vào thi đấu chính thức tại các kì thi “Hội khỏe Phù Đổng, Đại hội TDTT toàn tỉnh – toàn quân – toàn quốc”.

Tại những nơi mà người dân thường tập thể dục thể thao công cộng như bãi biển, công viên, các nhà văn hóa, nơi có thanh thiếu niên thường vui chơi, tập luyện TDTT nên có xà đơn hoặc các dụng cụ có thể dùng như xà đơn để khuyến khích nhiều người tập với mục đích “khỏe vì nước”.

Hình ảnh bộ xà đơn (kiến nghị) dùng trong nhà trường phổ thông có diện tích rộng và ở các khu tập TDTT công cộng
Hình ảnh bộ xà đơn (kiến nghị) dùng trong nhà trường phổ thông có diện tích rộng và ở các khu tập TDTT công cộng

Về kinh phí, vận động các nguồn tài trợ như các công ty bảo hiểm học đường, các doanh nghiệp, quỹ hội PHHS của trường, cho các đơn vị tài trợ gắn thương hiệu của họ lên bộ xà đơn để quảng cáo (hai bên cùng có lợi) đúng với tinh thần “xã hội hóa giáo dục”.

Khi đưa xà đơn vào nội dung thi đấu thể dục thể thao, có thể áp dụng thể thức thi đấu theo 2 cách. Cách 1 là dùng đồng hồ bấm giờ để tính số lần VĐV thực hành đúng động tác trong 1 đơn bị thời gian tương ứng với từng cấp học (dĩ nhiên lớp lớn hơn sẽ tập thời gian nhiều hơn). Cách 2 không hạn chế thời gian, chỉ tính số lần VĐV thực hiện đúng động tác rồi xếp hàng cao thấp.

Thiết kế lại bàn ghế cho học sinh

Bàn ghế học sinh là thủ phạm trực tiếp gây ra bệnh học đường. Về khía cạnh này, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và có thể phối hợp với các ngành liên quan tiến hành tổ chức một “Cuộc thi sáng tạo thiết kế mẫu bàn ghế cho học sinh trong nhà trường phổ thông” với tiêu chí và mục đích rõ ràng, cụ thể.

Sự thần kỳ của bộ bàn ghế và cái xà đơn ảnh 3Nhiệm vụ của giáo dục đại học là làm cho cung – cầu khớp nhau

Đây là mục tiêu và cũng là nhiệm vụ bức thiết trong thời gian tới của giáo dục đại học được GS. Trần Phương, nguyên Phó Thủ tướng mong muốn.

Ví dụ, bộ bàn ghế học sinh cấp 1 là… cm, cấp 2 là…cm, cấp 3 là…cm. Trong đó, chiều cao của bàn là cố định ứng với từng cấp. Riêng với băng ghế ngồi thì phải thiết kế sao cho người sử dụng có thể nâng lên hoặc hạ xuống trong biên độ tối đa là 10 cm (chia làm 2 bậc mỗi bậc 5 cm), có như vậy người thấp sẽ nâng lên và người cao sẽ hạ xuống khi sử dụng. Như vậy sẽ hạn chế cận thị, cong vẹo cột sống.

Với ý tưởng này, Bộ Giáo dục có thể phát động “Cuộc thi vẽ thiết kế mẫu bàn, ghế học sinh trong nhà trường phổ thông” quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng cả trong và ngoài nước – chắc chắn sẽ có nhiều ý tưởng thiết kế thú vị của cộng đồng, có giải thưởng xứng đáng, rõ ràng. Khi đó, Bộ Giáo dục có nhiều sự lựa chọn cho loại bàn ghế học sinh dùng trong nhà trường.

Nguyễn Thi Thanh