Sữa tươi có đủ vi chất cần thiết, vì sao vẫn cần bổ sung?

04/11/2018 14:31
Hồng Thủy
(GDVN) - Một ly sữa bột cũng là từ sữa tươi, nhưng đã được sử dụng công nghệ sấy phun làm bay hơi nước giữ lại các chất khô trong sữa.

Trên cơ sở Đề án Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030 (641/QĐ-TTg), khi đó Tập đoàn TH với tôn chỉ “vì sức khỏe cộng đồng” - trong đó trẻ em là đối tượng được quan tâm hàng đầu (với cơ sở khoa học đã được chia sẻ trong bức thư: 86% thể chất và chiều cao của trẻ em được phát triển trong lứa tuổi vàng (2 đến 12 tuổi – mẫu giáo và tiểu học) đã hỗ trợ nghiên cứu lâm sàng về sữa học đường. 

Tập đoàn TH đã kết hợp với Viện Dinh dưỡng Quốc gia – Bộ Y tế, do Giáo sư Tiến sĩ Lê Thị Hợp, thời điểm đó là Viện trưởng chủ trì đề tài;

Phó giáo sư Tiến sĩ Bùi Thị Nhung là nghiên cứu viên chính cùng với chuyên gia dinh dưỡng Viện Nghiên cứu và Phát triển Pháp - Tiến sĩ Frank Wieringa Tammo, người có kinh nghiệm làm Chương trình Sữa học đường tại nhiều nước (đặc biệt tại thời điểm đó ông cũng đang thực hiện chương trình Sữa học đường tại Campuchia) thực hiện nghiên cứu này. 

Doanh nhân Thái Hương và cuộc cách mạng về sữa học đường

Đề tài được Viện Dinh dưỡng Quốc gia thực hiện tại 15 trường mẫu giáo và tiểu học với 3.600 trẻ từ 7/2013 đến 6/2014 tại Nghĩa Đàn (Nghệ An).

Kết luận cho thấy sữa tươi học đường đã có hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của trẻ em, cụ thể là đã giảm được tỉ lệ thấp còi ở mẫu giáo; giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nhẹ cân, thể gầy còm; cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu và thiếu kẽm ở học sinh tiểu học. 

Đây là sản phẩm đầu tiên được Bộ Y tế xác nhận hiệu quả trong nghiên cứu cải thiện tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của trẻ em. Trong đó, tất cả các nguyên liệu sử dụng đều có nguồn gốc tự nhiên, được bổ sung hỗn hợp các vitamin và khoáng chất giúp tăng cường trí lực và thể lực của trẻ em Việt Nam.

Như vậy khi tư vấn cho Hà Nội, bà Bùi Thị Nhung là người có kinh nghiệm, thực tiễn trong nghiên cứu sữa học đường phục vụ Chương trình Sữa học đường Quốc gia.

Tâm thư của bà Thái Hương – Nhà sáng lập tập đoàn TH, đăng trên Báo Trí Thức Trẻ ngày 1/11, có đoạn:

"Người tiêu dùng cần phải được thông tin kịp thời về tất cả những dạng sữa lỏng – đây là điều người tiêu dùng có quyền được biết. 

Không được ngụy biện là dùng sữa dạng lỏng (sữa bột pha lại) và bổ sung thêm một số vi chất để tăng chiều cao, vì những chất đó bản thân trong sữa tươi đã đủ, chỉ khi doanh nghiệp dùng sữa bột pha lại thì mới phải bổ sung thêm." [1]

TH true MILK khẳng định vị thế sữa sạch chất lượng vàng Việt Nam

Tâm thư của bà Thái Hương -Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần sữa TH, đăng trên Báo Trí Thức Trẻ ngày 1/11, có đoạn:

"Người tiêu dùng cần phải được thông tin kịp thời về tất cả những dạng sữa lỏng – đây là điều người tiêu dùng có quyền được biết. 

Không được ngụy biện là dùng sữa dạng lỏng (sữa bột pha lại) và bổ sung thêm một số vi chất để tăng chiều cao, vì những chất đó bản thân trong sữa tươi đã đủ, chỉ khi doanh nghiệp dùng sữa bột pha lại thì mới phải bổ sung thêm." [1]

Sữa tươi, sữa bột pha lại và cuộc đua pha thêm "vi chất tăng chiều cao"

Về lý do tại sao phải sử dụng sữa tươi cho chương trình Sữa học đường mà không phải sữa bột pha lại, bà Thái Hương phân tích:

"Một ly sữa tươi theo khoa học đã chứng minh có hơn 18 axit amin, trong đó đầy đủ 9 axit amin thiết yếu cùng nhiều dưỡng chất quan trọng, bao gồm nhóm chất đạm, chất béo, chất bột đường, các vitamin và khoáng chất.

Hình minh họa, nguồn: NFU.
Hình minh họa, nguồn: NFU.

Một ly sữa bột cũng là từ sữa tươi, nhưng đã được sử dụng công nghệ sấy phun làm bay hơi nước giữ lại các chất khô trong sữa. 

Công nghệ dùng nhiệt bay hơi nước nên đương nhiên các vi chất không chịu được nhiệt như các vitamin, acid amin cũng bị biến chất hoặc phá hủy.

Loại sữa dạng lỏng pha lại từ sữa bột chỉ là để đánh vào lòng tin của người tiêu dùng rằng đó cũng là một dạng sữa tươi vì sữa tươi tốt hơn sữa bột. 

Chính vì thế, đã có sự nhập nhèm khái niệm mấy chục năm qua dưới tên gọi là "sữa tiệt trùng". [1]

Trên thực tế, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nhiều lần quảng bá rằng, sản phẩm sử dụng cho đề án Sữa học đường của Hà Nội là "sữa tươi" được đặt hàng riêng cho học sinh Thủ đô, bên ngoài không bán.

Sữa này có pha thêm 3 loại vi chất giúp trẻ em phát triển chiều cao và tăng trưởng trí tuệ.

Phản biện những quảng cáo tương tự như thế này của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Chủ tịch Hiệp hội sữa Việt Nam Trần Quang Trung được kênh truyền hình An Ninh TV dẫn lời cho rằng:

Trẻ em Việt Nam cần nguồn sữa tươi sạch đạt chuẩn để phát triển thể lực

"Bản thân sữa tươi đã chứa hàm lượng vi chất rất cao như: Protein, sắt, canxi…không cần phải bổ sung thêm nữa. 

Nếu chúng ta bổ sung vi chất vào thì không còn gọi là sữa tươi nữa, bởi khi bổ sung vi chất thì phải chế biến lại và lúc đó phải đặt một tên khác.

Sữa tươi vốn đã có những vi chất trong đó để tăng chiều cao, sự thông minh cho trẻ. Nếu bổ sung thêm vào sẽ thành 1 loại sữa khác, trẻ không thể hấp thụ được." [2]

Thực sự không nên hiểu máy móc theo lời ông Trung. Theo QCVN 5:1-2017/BYT từng được Bộ Y tế ban hành, sữa tươi gồm 4 loại. 

Nếu sử dụng sữa tươi để sản xuất sữa học đường thì thành phần sữa tươi đã chiếm trên 95% thành phần của sữa học đường (99,2% đối với sữa không đường và 95,8% đối với sữa có đường). 

Ông Trung có thể đã nhầm lẫn bởi QCVN 5:1-2017/BTY nhấn mạnh về tỷ lệ sữa tươi trong sản phẩm chứ không đề cập có bổ sung vi chất dinh dưỡng hay không. 

Càng đọc càng thấy không hiểu Hiệp hội tại sao lại nói không rõ ràng về tiêu chuẩn sữa học đường.

Sữa tươi đã đủ vi chất cần thiết, pha thêm để làm gì?

Như vậy có thể thấy rằng, bên giữ quan điểm cho rằng chỉ "sữa tươi" mới được tham gia Sữa học đường như bà Thái Hương hay ông Tống Xuân Chinh, cho rằng sữa tươi đã đủ các chất cần thiết cho sự phát triển của con trẻ, mà không cần bổ sung "vi chất" nào. 

Phía bên kia ủng hộ đa dạng hóa các loại "sữa dạng lỏng" cung cấp cho Sữa học đường, mà đại diện là ông Chủ tịch Hiệp hội sữa Việt Nam cũng đều không xem "bổ sung vi chất" là giải pháp đột phá của chương trình này.

Thậm chí theo ông, sữa tươi mà bổ sung thêm các vi chất có thể khó tiêu hóa.

Khi nói câu này, câu hỏi lại đặt ra là ông Chủ tịch Hiệp hội sữa Việt Nam đang diện cho ai khi tiếp tục yêu cầu đưa các loại "sữa dạng lỏng" vào Chương trình Sữa học đường và cố tình hiểu nhầm việc bổ sung vi chất dinh dưỡng?

Thực tế các nước triển khai Chương trình Sữa học đường thường sử dụng sữa tươi hoặc sữa tươi bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ. Gần gũi nhất với Việt Nam là Thái Lan, quốc gia này đã chọn sữa tươi học đường khi triển khai Chương trình này trên toàn quốc.

Đài truyền hình Việt Nam đã thực hiện một phóng sự về vấn đề này.

Đồ họa phân biệt sữa tươi với sữa "tiệt trùng" từ sữa bột pha lại.
Đồ họa phân biệt sữa tươi với sữa "tiệt trùng" từ sữa bột pha lại.

Bà Thái Hương khẳng định rõ: "Không được ngụy biện là dùng sữa dạng lỏng (sữa bột pha lại) và bổ sung thêm một số vi chất để tăng chiều cao, vì những chất đó bản thân trong sữa tươi đã đủ."

Nhà sáng lập tập đoàn TH có hàm ý nhấn mạnh về việc phân biệt các loại sữa dạng lỏng (là sữa bột pha lại) chứ không nói về sữa học đường. 

Việc nhấn mạnh này giúp người tiêu dùng hiểu rõ bản chất của từng loại sữa. Thông qua nội dung bức thư, bà đã truyền thông đầy đủ, trung thực để người tiêu dùng có thể hiểu được sự việc.

Về tiêu chuẩn sữa học đường- trong đó có bổ sung vi chất dinh dưỡng, bà Thái Hương đã nhất quán:

"TH tiên phong đi đầu trong việc nghiên cứu, thử nghiệm sữa tươi công thức bổ sung vi chất dinh dưỡng cho lứa tuổi học đường. 

Đây là mô hình được phối hợp với Viện dinh dưỡng Quốc gia thực hiện tại 15 trường mẫu giáo và tiểu học với 3.600 trẻ thuộc huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An.

Nghiên cứu này được đánh giá là nghiêm túc, khoa học và có triển khai những nhóm đối chứng minh bạch, có đánh giá khẩu phần và thiếu vi chất dinh dưỡng bằng xét nghiệm máu, vitamin A, kẽm và Hb trước và sau khi uống sữa.

Bà Bùi Thị Nhung- Chuyên gia dinh dưỡng học đường, Trưởng nhóm nghiên cứu khẳng định:

Kết luận cho thấy Sữa tươi tiệt trùng Sữa học đường của Tập đoàn TH đã có hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của trẻ em;

Cụ thể là đã giảm được tỉ lệ thấp còi ở mẫu giáo; giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nhẹ cân, thể gầy còm; cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu và thiếu kẽm ở học sinh tiểu học.

Đây cũng là sản phẩm đầu tiên được Bộ Y tế xác nhận hiệu quả trong nghiên cứu cải thiện tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của trẻ em. [3]

Qua những tranh luận và qua bức thư của bà Thái Hương- độc giả có thể thấy bức tranh vận hành, triển khai Chương trình sữa học đường. 

Chương trình sẽ thành công nếu tất cả vì con trẻ- sử dụng sản phẩm sữa tươi học đường tốt nhất cho trẻ. Việc bổ sung vi chất như thế nào thì Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng Quốc gia sẽ tiếp tục đưa ra trên cơ sở nghiên cứu thực tế. 

Bà nhấn mạnh: “Trên cương vị của mình tập trung làm một ly sữa học đường bằng cả trái tim và tấm lòng của người mẹ thì đề án mới thành công”“không có gì là không thể, nếu như điều mong muốn của chúng ta là chính đáng”.

Nếu không có bức thư của “người đàn bà sữa” thì người đọc không thấy cái nhìn tổng thể về Chương trình và sẽ trở thành “sân” cho những người muốn chia miếng bánh này cho các doanh nghiệp bán sữa vào trường học.

Nguồn:

[1]http://soha.vn/sua-hoc-duong-20181101103515612.htm

[2]http://www.antv.gov.vn/tin-tuc/xa-hoi/sua-hoc-duong-va-nhung-tranh-luan-chua-co-hoi-ket-258953.html

[3]http://www.thmilk.vn/sua-hoc-duong-th-school-milk-gianh-giai-vang-san-pham-xuat-sac-the-gioi.html

Hồng Thủy