TS. Đỗ Văn Khang: "Nói ngược là hiện tượng của con... ruồi trâu"

28/04/2012 06:18
Đỗ Quyên Quyên
(GDVN) - "Nếu không có con ruồi trâu thì người ngồi trước vực dễ ngủ gật, dễ ngã xuống vực sâu. Nhưng nhờ có con ruồi trâu vo ve bay xung quanh mà anh ta phải cảnh giác và tỉnh ngủ, vì sợ nó đốt, nhờ đó mà anh ta nhận ra chỗ nguy hiểm".

Thông qua clip ghi lại hình ảnh cuộc “khẩu chiến” của một học viên cao học Sư phạm kỹ thuật, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với một giảng viên, trao đổi với PV báo Giáo dục Việt Nam, Lưỡng quốc Tiến sỹ khoa học Đỗ Văn Khang đã chia sẻ những câu chuyện thú vị.

Khuyến khích sinh viên... phản biện

Lưỡng Quốc TS KH Đỗ Văn Khang đã có thâm niên hơn 50 năm đứng trên giảng đường Đại học, đã gặp không ít những tính cách khác nhau của sinh viên và những ý kiến trái chiều giữa thầy và trò. Trong đó, TS Đỗ Văn Khang luôn dạy sinh viên khả năng phản biện. Nhưng cần phải phân biệt giữa phản biện trí tuệ và phản biện vô giáo dục.
TS. Khang kể: “Khi tôi giảng về hiện tượng nghệ thuật nói ngược trên văn đàn thời kỳ đổi mới, một học sinh xin có ý kiến 'Nói thuận nhiều rồi nên bây giờ nói ngược là một sáng tạo chứ thầy”. Sau đó, TS.Khang cẩn thận hỏi lại: “Em còn nói gì nữa không?”, rồi mới từ tốn trả lời: “Nói ngược là hiện tượng của con ruồi trâu”.

TS. Đỗ Văn Khang đã giải thích, nếu không có con ruồi trâu thì người ngồi trước vực dễ ngủ gật, dễ ngã xuống vực sâu. Nhưng nhờ có con ruồi trâu vo ve bay xung quanh mà anh ta phải cảnh giác và tỉnh ngủ, vì sợ nó đốt, nhờ đó mà anh ta nhận ra chỗ nguy hiểm. 

Về sau chính sinh viên ấy có nói với TS.Khang rằng, câu chuyện của thầy rất phong phú, được kết lại ý nghĩa, nói ngược chỉ là châm chích như con ruồi trâu, vấn đề phải là phương pháp tối ưu, cụ thể là cây cầu để đi qua vực.

Tiến sỹ “phản biện” Sách giáo khoa

Tiến sỹ Đỗ Văn Khang cho rằng: "Sách giáo khoa của ta còn xót rất nhiều, đấy là chỗ rất cần sửa”.

Trong buổi học dạy Bình Ngô Đại Cáo, tôi có hỏi học trò: 
- Bình Ngô Đại Cáo của ai?
- Của Nguyễn Trãi ạ!
- Ai bảo thế?
- Sách giáo khoa ạ!
- Bậy nào?
Sau đó, TS. Khang giải thích:
- Của Lê Lợi, Nguyễn Trãi chỉ là người thảo văn thôi, ông chỉ là thư ký bậc cao của Lê Lợi. Các em về tìm cho thầy những chỗ nào có trong bài chứng tỏ đây là Bố Cáo của Lê Lợi, chứ không phải của Nguyễn Trãi.
Lưỡng Quốc TSKH Đỗ Văn Khang
Lưỡng Quốc TSKH Đỗ Văn Khang
Tiến sỹ “phản biện” giáo dục Đại học

Khi khoa văn có một số giáo viên đề cử TS. Đỗ Văn Khang làm chủ nhiệm khoa Văn - ĐH Tổng hợp Hà Nội. Vốn không có khiếu lãnh đạo, chỉ có khả năng chuyên môn thôi nên TS xin phép làm một đề cương. Trong đề cương của tân chủ nhiệm có nhiều vấn đề nhưng có 3 vấn đề mà TS biết chắc họ sẽ không bầu: “Thứ nhất: Nếu tôi được làm chủ nhiệm thì tôi sẽ mở lớp ngoại ngữ và yêu cầu ai dạy ĐH cũng phải có 2 ngoại ngữ trở nên. Thứ hai: Nếu tôi được bầu, tôi sẽ tiến hành vi tính hóa hết cán bộ trong khoa. Thứ ba: Thầy nào mà còn ở trên "chuồng chim" của khu vực giảng đường, tập thể thì hãy thôi làm cán bộ giảng dạy. Vì đất đang rẻ mà lại thiếu năng động thì sẽ không đào tạo được học trò năng động”.

TS. Đỗ Văn Khang cho biết, sau khi đưa ra đề cương, chỉ được 1/3 giáo sư trẻ ủng hộ, gòn giáo sư cao tuổi đều phản đối. Vì họ chưa hề biết vi tính, có học ngoại ngữ cũng không vào. Về sau các thầy trẻ ở khoa đã học được một điều: tất cả đều giỏi vi tính và có nhà riêng.

Tình thầy trò luôn thiêng liêng, trong sáng
Tình thầy trò luôn thiêng liêng, trong sáng

Kinh nghiệm ứng xử với học sinh của người thầy hơn 50 năm giảng dạy
Về kinh nghiệm giải quyết những thắc mắc của học sinh, TS. Đỗ Văn Khang cho rằng: “Vốn sống và tri thức của thầy phải phong phú và đồng thời là có sức cảm hóa rất lớn để thuyết phục học trò. Nhưng phương châm để giải quyết những vấn đề này của tôi là thầy không bao giờ áp đặt học trò”.

Quả thực như vậy, TS. Đỗ Văn Khang luôn lấy câu: “Người giỏi là những người biết đào tạo những người giỏi hơn mình” làm phương châm ứng xử. Nhiều khi các em có những kiến thức mới lạ, hay nói một cách nôm na là rất giỏi. Vì thế thầy phải trân trọng, lắng nghe và không bao giờ tạo nên những mâu thuẫn trong lớp học. 

Còn trong trường hợp sinh viên “đấu khẩu” vô lễ với thầy giáo trong lớp học, TS. Đỗ Văn Khang sẽ nói nhẹ nhàng yêu cầu sinh viên về nghỉ cho dã rượu rồi sau đó quay trở lại học. Nghĩa là đẩy được mâu thuẫn ra khỏi học đường và cũng là một cách không cho dự giờ mà sinh viên ấy không thể cãi lại được.

Theo TS. Đỗ Văn Khang, cách học kiểu mới bao gồm: Thầy + Trò + Các phương tiện dạy học hiện đại. Dạy học phải lấy thầy làm gốc, lấy trò làm trung tâm, lấy phương tiện hiện đại làm công cụ hữu hiệu để tăng tính hiệu quả tối ưu. Cách dạy và học theo phương pháp này cũng giúp giảm thiểu tối đa mâu thuẫn giữa thầy và trò.


NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Sinh viên ĐH Ngoại thương bị đi đẩy xe lăn tại Singapore?

Tin nóng: Học sinh lớp 6 treo cổ; Bắt giáo viên giao cấu với nữ sinh

Đại học GTVT bị tố chậm cấp bằng cho sinh viên đã tốt nghiệp

Tin nóng: Bắt kẻ quay clip sex nữ sinh Hà Nội; 18 HS tiểu học bị nạn

Sinh viên than trời với “dịch” cướp nick lừa tiền

Đáp án đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 (Môn Lịch sử)

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Đỗ Quyên Quyên