Tác giả bức thư gửi lãnh đạo Trung Quốc bất ngờ được mời vào TP.HCM

05/04/2013 09:53
Đ.Q (Tổng hợp)
(GDVN) - Chủ nhân lời mời đó là ông Trần Khang Thụy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Khoa học kinh tế thuộc ĐH Kinh tế TP.HCM...
Câu chuyện các em học sinh lớp 4 Việt Nam gửi thư tới lãnh đạo Trung Quốc ngoài việc khơi dậy lòng yêu nước trong cộng đồng còn là một bài học lớn về việc dạy và học. Hầu hết bạn đọc Giaoduc.net.vn theo dõi sự kiện đều bày tỏ lòng cảm phục to lớn cho cô Đặng Nguyệt Anh vì cách ra đề bài và cách dạy có tâm, có phương pháp khoa học, không chạy theo thành tích của cô. GDVN trích đăng một số trong hàng trăm comment độc giả quanh sự kiện này.

Nguyễn Trọng

Ngàn lần cảm ơn cô giáo Nguyệt Anh, mọi người cứ lo bàn cãi và đổ lỗi cho chương trình, cho cơ chế, cho đồng lương... rồi ai cũng bảo môn văn sáo, học sinh không chịu học... Cô truyền được cái cốt lõi của môn văn đó thôi. Xem ra là ở cái tâm, cái tầm của người giáo viên vậy.

Cảm ơn các con. Chú không đánh giá về học thuật, về câu văn đúng lỗi chính tả hay không, chú cảm ơn về cái đạo làm người, về tính nhân văn. Trẻ em nghĩ được vậy, Việt Nam mai sau lo gì thiếu người Tài - Đức. Những nhà lãnh đạo, những cán bộ quản lý hãy đặt câu hỏi làm gì để dưỡng nuôi, sử dụng đặng hưng vượng đất nước rồng tiên.
Phản hồi

Đào Trọng An

Tôi là Kỹ sư, Nhà giáo dạy nghề đã nghỉ hưu. Hiện nay tôi tham gia một dự án của doanh nghiệp thương binh tại Hải Phòng. Đọc những bài viết của các em học trò do cô giáo Nguyệt Anh phụ trách, tôi xúc động trước cái Tâm của cô với nghề, với thế hệ trẻ tương lai của nước nhà. Bằng việc làm này cô đã góp phần không nhỏ cho Dân tộc, Đất nước.

Tôi tin rằng lãnh đạo Trung Quốc đọc những dòng này không thể không nghĩ về trách nhiệm người đứng đầu Đảng và nhà nước Trung Quốc khi để những cơ quan cấp dưới và những người đã gây ra bao chuyện tổn hại đến quan hệ với các nước láng giềng và làm bao nhiêu người trong đó cả người Trung quốc phải thiệt mạng và mất mát của cải phương tiện kiếm sống. Chúc cô mạnh khỏe, hạnh phúc và xứng đáng là người kỹ sư tâm hồn, người có thể nhận danh hiệu Người đương thời Việt Nam.

Cảm ơn các con cảm ơn cô giáo đã thắp lên ngọn lửa yêu nước trong lòng các con. Đúng không sai (dân tộc ta có lòng yêu nước nồng nàn) chúng ta cũng không vô cảm nữa, chúng ta cũng học tập các con chúng ta vậy yêu nghét rất rõ ràng tôi rất thích những bài văn trên.
Phản hồi

Cô giáo Đặng Nguyệt Anh, cô giáo của những đề văn "lạ". Ảnh: Quyên Quyên
Cô giáo Đặng Nguyệt Anh, cô giáo của những đề văn "lạ". Ảnh: Quyên Quyên

Một bạn đọc ở Hà Nội 
Cám ơn cô giáo. Tôi đồng cảm với suy nghĩ và phương pháp dạy học của cô giáo. Hãy giải phóng học sinh khỏi những giáo điều, nhút nhát, bảo thủ. Hãy khích lệ các em tính tự do sáng tạo và cởi mở trong tư duy, trong phương pháp học tập và lối sống.
Cách dạy của cô hiện đại và nhân văn. Tôi và nhiều bạn bè của tôi luôn mong muốn con mình được dạy dỗ từ những giáo viên như cô giáo.
Mẫn
Rất cảm ơn cô giáo Nguyệt Anh và các em học sinh. Giá như nước ta có nhiều thày cô như vậy hơn nữa...Giá như chủ quyền biển đảo được chính thức đưa vào chương trình của Bộ Giáo dục...Giá như chúng ta dạy và học sáng tạo như cô đã và đang làm...
Minh Hùng
Tôi đồng tình với ý kiến của cô Đặng Nguyệt Anh là cần phải giáo dục tư tưởng yêu nước cho thế hệ tương lai của Việt Nam nhưng cách làm này phải được nhân rộng ra toàn xã hội chứ không phải gói gọn trong một lớp học hoặc một ngôi trường mà cô Anh đang dạy, để các em ý thức chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc và xa rời các cám dỗ vật chất thấp kém mà Trung Quốc đem lại.
maiphuong
Cách dậy của cô rất hiện đại, đầy nhân văn và lòng yêu nước. Chúc cô mạnh khoẻ để tiếp tục chuyển tình yêu quê hương đất nước cho các em.
Trần Khang Thụy

Tôi tên Trần Khang Thụy, với 37 năm làm việc tại trường Đại học Kinh tế Tp.HCM., Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Khoa học Kinh tế (CESAIS). Đây quả là là sự kiện dậy học có giá trị nhất trong thời điểm này mà tôi từng được chứng kiến. Rất hãnh diện cho ngành giáo dục Việt Nam với một người cô giáo và các học trò như thế!

Xin được gửi lời cám ơn chân thành đến cô Đặng Nguyệt Anh và các em học sinh lớp 4 do cô đang dạy, đặc biệt em Trương Ánh Dương, tác giả bức thư thứ nhất gửi lãnh đạo Trung Quốc. Nếu có thể được, mùa hè này, gia đình chúng tôi (vợ tôi, Đào Kim Ngọc, cũng công tác tại trường Đại học Kinh tế Tp.HCM., từ 30.4.1975, nay đã về hưu), rất hân hạnh được mời cô và em Trương Ánh Dương (nếu phụ huynh em cho phép) vào thăm Thành phố và gia đình chúng tôi. Mọi chi phí ăn ở, đi lại chúng tôi rất vinh dự được thu xếp.
Rất mong sớm nhận được ý kiến của cô và gia đình em Trương Ánh Dương. Trân trọng. 
Lê Tịnh
Cách dạy học của cô Nguyệt Anh rất hay và rất sáng tạo. Tôi nghĩ, ngành Giáo dục cần có sự động viên, khen thưởng thỏa đáng cho cô Nguyệt Anh và nghiên cứu, nhân rộng cách làm này.
Thúy Hà
Đọc bài viết này tôi cảm động quá,tôi rất đồng ý với cách giảng dạy của cô Nguyệt Anh. Về chủ đề biển đảo và lòng yêu nước chúng ta nên dạy các em từ còn nhỏ và từ trong ghế nhà trường.
Viết Cường
Xin cảm ơn cô giáo Đặng Nguyệt Anh, phương pháp dạy học của cô thât tuyệt vời. Xin chúc cô có nhiều sức khỏe để dạy dỗ nhiều thế hệ học sinh trưởng thành. 
Nguyễn Thành Nam
Đúng, phải cho thế hệ trẻ Việt Nam biết bản chất thật của cái gọi là 16 chữ vàng và 4 tốt giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Nguyễn Thanh Tùng


Kính thưa quý ban Biên tập.

Nhân đọc lá thư của cháu Trương Ánh Dương, tôi xin có một số ý kiến như sau:

Lá thư viết rất hay và đúng mức. Xin hoan nghênh cháu Trương Ánh Dương. Xin Chúc mừng cô Nguyệt Anh.

Rất ủng hộ ý kiến cuả các bạn về việc cần thiết sử dụng bài văn này làm tư liệu tham khảo cho học sinh trong môn ngữ văn.

Tôi cũng tha thiết đề nghị các trang báo điện tử và các blogger nên phổ biến bài văn "lá thư gửi ông Tập Cận Bình" này trên tất cả các trang của mình. Nhưng nếu được dịch ra tiếng Trung quốc và tiếng Anh để mọi người kể cả người Trung Quốc đọc được sẽ có tác dụng tuyên truyến rất tốt. Đây chính là công tác binh vận, đich vận khi xưa chúng ta đã từng làm rất tốt trong 2 cuộc kháng chiến cứu nước. Nếu được cho Cháu Trương Ánh Dương gửi bức thư bản tiếng Việt của cháu đến Đại sứ quán của Trung quốc tại Hà Nội.
Phản hồi
Đ.Q (Tổng hợp)