Tại sao giáo viên sợ Hiệu trưởng như sợ cọp nếu bỏ công chức, viên chức?

30/05/2017 06:11
XUÂN QUANG
(GDVN) - Giao quyền tự quyết về nhân sự cho Hiệu trưởng nhà trường rất dễ dẫn đến việc lạm quyền trong tuyển dụng, phe cánh, lợi ích nhóm trong quản lý điều hành.

Bỏ công chức, viên chức là quy luật phát triển tất yếu của ngành giáo dục 

Phân tích sâu hơn về chủ trương bỏ công chức, viên chức giáo viên vừa được bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra, Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam: "Chủ trương này thực chất là việc khoán quỹ lương, khoán chất lượng cho các cơ sở giáo dục phổ thông.

Mục đích cuối cùng là để các trường phổ thông sử dụng đồng tiền nhà nước cho thật sự hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giáo dục".

Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ. Ảnh: Thùy Linh
Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ. Ảnh: Thùy Linh

Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tin tưởng rằng, việc bỏ công chức, viên chức giáo viên thay bằng hình thức hợp đồng, khoán chất lượng sẽ làm thay đổi căn bản chất lượng giáo dục.

"Trước đây nhà nước bỏ 100 triệu đồng để nuôi 10 biên chế tại 1 cơ sở giáo dục.

Điều này có nghĩa là giáo viên vẫn nhận lương đều đặn hằng tháng mà không lo mất chỗ đứng, trong khi chất lượng giáo dục rất ít được cải thiện.

Nhưng khi khoán chất lượng, tự chủ về nhân sự tại cơ sở

Tại sao giáo viên sợ Hiệu trưởng như sợ cọp nếu bỏ công chức, viên chức? ảnh 2

Đã đến lúc nghề giáo cũng phải tuân thủ theo cơ chế thị trường

giáo dục, thì nhà nước bắt buộc cơ sở giáo dục đó phải chịu trách nhiệm với chất lượng giáo dục và số tiền đã đầu tư.

Điều này cũng có nghĩa rằng, những giáo viên kém về năng lực sẽ bị đào thải, thay vào đó là những nhân lực có chất lượng cao.

Khoán lương, khoán chất lượng sẽ tăng năng suất, chất lượng công việc, đồng thời sẽ hạn chế được cách thức làm việc "sáng cắp ô đi, tối cắp về".

Hay nói cách khác, chủ trương mới này không có chỗ cho người lười biếng, người không chịu học hỏi, sống dựa dẫm vào ngân sách", Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ nêu quan điểm.

Nói về sự cần thiết khi bỏ công chức, viên chức với Báo Điện tử Giáo dụcViệt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải nhận định, đây là chủ trương phù hợp với quy luật phát triển tất yếu của xã hội nói chung, ngành giáo dục nói riêng.

"Xã hội càng ngày càng phát triển thì không chỉ giáo dục mà các thành phần nghề nghiệp khác trong xã hội cũng phải thay đổi theo để thích ứng với thời cuộc.

Từ trước tới nay giáo viên đã sống quá phụ thuộc vào sự bao cấp của nhà nước, cho nên chúng ta cần một sự thay đổi để chấm dứt sự trì trệ cố hữu về tư duy, nhận thức trong ngành giáo dục.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải (ảnh: Ngọc Quang).
Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải (ảnh: Ngọc Quang).

Có lần tôi từng phát biểu tại hội nghị chiếu sáng rằng, một ông Phó Giáo sư Vật lý tốt nghiệp Đại học từ năm 1968 không biết LED (LED viết tắt của Light Emitting Diode, có nghĩa là diode phát quang - phóng viên) và nguyên lý phát quang của LED là cái gì?

Nói điều đó để thấy rằng, nếu nhà giáo, nhà khoa học không theo kịp xu thế thời đại, họ sẽ bị đào thải.

Do đó, người làm giáo dục phải luôn là người đi đầu, trau dồi, làm mới kiến thức, làm mới bản thân, đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội, chứ không phải vào biên chế chỉ để ổn định, yên vị", ông Khải cho biết.

Tiến sĩ Khải cũng cho rằng, việc chuyển giáo viên từ hình thức công chức, viên chức sang dạng hợp đồng là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của chất lượng giáo dục.

Tiến sĩ Khải nêu ví dụ: "Một kỹ sư nước ngoài phụ trách

Tại sao giáo viên sợ Hiệu trưởng như sợ cọp nếu bỏ công chức, viên chức? ảnh 4

Giáo sư Trần Hồng Quân: Biên chế là cái rọ an toàn cho những người yếu kém

khoảng 10 công nhân, nhưng 1 kỹ sư Việt Nam phụ trách 1 công nhân.

Nhưng kỹ sư của chúng ta khi đã tốt nghiệp Đại học lại phải đi học lại trung cấp vì thiếu kiến thức thực tế.

Hầu hết kỹ sư đến chỗ tôi xin học tập kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học đều phải học lại kiến thức phổ thông.

Điều đó chứng tỏ rằng, chất lượng giáo dục của chúng ta đang có vấn đề từ cấp thấp lên cấp cao. 

Hay nói cách khác, giáo dục chúng ta hiện nay đang xếp theo dạng hình phễu chứ không phải hình chóp nón.

Sự lệch lạc về nhận thức, yếu kém về chất lượng giáo dục có trách nhiệm của nhà giáo.

Ví dụ nêu trên cho chúng ta thấy, người làm công tác giáo dục có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định chất lượng đào tạo.

Do đó, sự thay đổi có chọn lọc những nhà giáo có phẩm chất, tài năng để nâng cao chất lượng giáo dục là điều hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay".

Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải cho rằng, để chọn lọc được giáo viên có chất lượng, trước hết cần chuẩn hóa lại chương trình giáo dục, đội ngũ giáo viên với các tiêu chí được định hình cụ thể, rõ nét.

Tiếp đó, cần sàng lọc thông qua thi tuyển để chọn giáo viên đáp ứng được tiêu chuẩn giảng dạy theo quy định. Những người không đáp ứng được nhu cầu thì kiên quyết loại bỏ.

"Bản thân tự giáo viên phải tự bồi dưỡng để tiếp cận với kiến thức mới một cách khoa học. Điều này rất quan trọng đối với mỗi người trong việc khẳng định vị trí, chỗ đứng trong ngành giáo dục.

Xã hội thay đổi theo xu hướng tân tiến sẽ không có chỗ đứng cho người lười biếng, năng lực kém cỏi", Tiến sĩ Khải nêu quan điểm.

Giải pháp hạn chế sự lạm quyền của Hiệu trưởng

Trên rất nhiều diễn đàn, mạng xã hội, không ít người là giáo viên bày tỏ lo lắng rằng, nếu bỏ công chức, viên chức đồng thời giao quyền tự chủ về nhân sự cho Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục rất dễ nảy sinh việc lạm quyền trong tuyển dụng, phe cánh, lợi ích nhóm trong quản lý điều hành.

Về vấn đề này, Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ cho rằng, cần

Tại sao giáo viên sợ Hiệu trưởng như sợ cọp nếu bỏ công chức, viên chức? ảnh 5

Làm sao tìm được giáo viên “hai năm không hoàn thành nhiệm vụ” để tinh giản?

xây dựng quy định chung về quản lý, giám sát trách nhiệm của lãnh đạo các cơ sở giáo dục nếu áp dụng chủ trương nói trên.

"Nếu Hiệu trưởng không đủ năng lực quản lý, thiếu tư cách đạo đức, thì không tránh khỏi việc người ta lợi dụng vào quyền tự quyết về nhân sự để tham ô, nhận hối lộ.

Khi đó, người tài giỏi rất dễ bị đẩy ra đường, thay bằng những giáo viên kém năng lực, hoặc người có quan hệ thân thiết với lãnh đạo nhà trường.

Do đó, trong vấn đề tuyển dụng nhân sự, việc lựa chọn Hiệu trưởng có tâm, có tầm có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ giáo viên tốt để nâng cao chất lượng tại cơ sở giáo dục đó.

Hay nói cách khác, một ông Hiệu trưởng giỏi sẽ biết sử dụng tài sản, con người một cách đúng đắn, phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục", Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ nói.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đạo tạo cũng cho rằng, cần thiết phải có chế tài quy định việc "phế truất" Hiệu trưởng nếu họ vi phạm, hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

"Hiệu trưởng trong trường hợp này cần phải được xem như là người làm thuê cho nhà nước, trên cơ sở khoán chất lượng giáo dục.

Do đó, chủ trương bỏ công chức, viên chức đối với giáo viên thì cũng cần bỏ hình thức biên chế đối với Hiệu trưởng để đảm bảo sự công bằng.

Bên cạnh đó, cần tổ chức đánh giá về công tác quản lý, điều hành của Hiệu trưởng qua từng năm, để có phương án bố trí nhân sự cho hợp lý.

Nếu anh không hoàn thành nhiệm vụ được giao, hoặc có vi phạm nghiêm trọng, thì tập thể giáo viên được quyền kiến nghị "phế truất" Hiệu trưởng", Phó Giáo sư Nhĩ kiến nghị.

XUÂN QUANG