Tâm sự xúc động: Những giáo viên chật vật "chạy ăn" từng bữa

22/11/2012 07:33
Độc giả: Hoàng Minh
(GDVN) - Nhiều người trong số đồng nghiệp của tôi đã không chịu nổi áp lực đã từ giã bục giảng, từ giã đồng nghiệp, học sinh và tiếng trống trường… từ giã ước mơ thời son trẻ là được làm thầy giáo. Chắc rằng không ai muốn phải bỏ cái nghề mình đã lựa chọn, hơn nữa lại là “nghề cao quí nhất”. Dằn vặt và đau đớn lắm chứ nhưng cũng đành vậy...
Tôi là một giáo viên vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội, đã nghỉ hưu sau hơn 30 năm đứng trên bục giảng. Có nhiều nỗi buồn, khó khăn trong suốt quá trình đi dạy nhưng tôi vẫn rất yêu nghề. Chừng nào còn học sinh gọi điện về ríu ran: "Cô ơi em đỗ đại học rồi", "Cô ơi em bảo vệ luận án Tiến sỹ thành công rồi" thì chừng đó tôi còn cảm thấy mình may mắn và hạnh phúc vì là cô giáo.

Hơn 30 năm, đã nếm trải đầy đủ những cảm xúc của một nhà giáo lắm nhọc nhằn cũng nhiều nỗi truân chuyên. Từ những ngày tôi ra trường tiền lương không đủ để mua một chỉ vàng, đến nay sau khi đã nghỉ hưu lương của tôi vẫn tiếp tục không đủ mua một chỉ vàng, mới thấu đời sống giáo viên khó khăn đến mức nào.

Không chỉ riêng tôi mà hầu hết các giáo viên đều có đời sống hết sức chật vật. Ngày nay, tưởng cái nghèo với nghề giáo đã qua đi, nhưng cảnh giáo viên vất vả “chạy bữa” từng ngày để lo cho cuộc sống vẫn tồn tại. Làm sao qua khỏi “Cơm áo, gạo tiền” là một câu hỏi chưa có lời đáp. Phần lớn giáo viên hiện nay đã cống hiến được khoảng 10 năm thì tính tất cả các khoản chỉ nhận được số tiền dao động từ 2,5 - 4 triệu đồng. Số tiền ít ỏi ấy để trang trải trong 30 ngày với vật giá leo thang vùn vụt là điều vô cùng khó khăn.…

Một lớp học ở nông thôn.
Một lớp học ở nông thôn.

HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC

Nhiều người trong số đồng nghiệp của tôi đã không chịu nổi áp lực đã từ giã bục giảng, từ giã đồng nghiệp, học sinh và tiếng trống trường… từ giã ước mơ thời son trẻ là được làm thầy giáo. Chắc rằng không ai muốn phải bỏ cái nghề mình đã lựa chọn, hơn nữa lại là “nghề cao quí nhất”. Dằn vặt và đau đớn lắm chứ nhưng cũng đành vậy.

Học sinh của tôi bây giờ cũng thường thi vào các ngành kinh tế, công nghệ thông tin mà “quay lưng” lại với nghề sư phạm. Em nào cũng bảo, học hành vất vả, ra trường thường khó khăn và nhiều tiêu cực trong khi xin việc, nếu xin được việc thì tiền lương quá thấp, chỉ trên dưới 2 triệu đồng/tháng, không đủ lo cho cuộc sống cá nhân, chưa nói đến lo cho cuộc sống gia đình. Vì vậy mới có tình trạng "chuột chạy cùng sào" cũng không vào "sư phạm" nữa.

Thế nhưng, nếu được chọn lại nghề nghiệp, tôi vẫn chọn nghề giáo vì ở đó tôi có những người thầy, đồng nghiệp tận tụy với nghề bằng tất cả tình thương và trách nhiệm; vì ở đó, tôi có thể sẻ chia trọn vẹn nhất với học trò của mình; vì ở đó đầy ắp tình yêu thương. Cảm xúc lần đầu tiên đứng trên bục giảng, vừa thấy tự hào, vừa run, xen lẫn hồi hộp, bên dưới là những ánh mắt trong trẻo đang hướng về mình. Nhưng không phải ai cũng đi được đến cùng của lòng yêu nghề, để đạt được điều đó tôi đã phải bươn trải rất vất vả trong đời sống. Quả thực, nghề giáo khó nhọc mà đồng lương thì còm cõi, phải thật sự yêu nghề và có cái tâm với nghề mới gắn bó lâu dài được.
Là giáo viên nhưng tôi không hề nhàn nhã như mọi người vẫn tưởng: “Mưa không đến mặt, nắng không đến đầu”. Ngoài những công việc trên lớp, tôi vẫn làm nghề nông để đảm bảo không thiếu gạo trong năm. Làm ruộng vất vả mà thu lợi chẳng đáng là bao, quanh năm trăm bề khó khăn. Nhiều bạn bè đồng nghiệp của tôi người sớm đi dạy, chiều đi làm thuê, chở xe ôm, bán hàng kiếm sống. 

Tôi cũng đã từng dạy thêm. Đó là những lớp học thêm dành cho đội tuyển dự thi học sinh giỏi, tôi tình nguyện dạy mà không lấy học phí. Có cả những lớp học thêm bổ trợ kiến thức cho học sinh thi vượt cấp, nhưng đó là hoàn toàn do nhu cầu của học sinh, phụ huynh. Tôi hiểu là giáo viên nếu đồng lương đủ trang trải cho cuộc sống thì giáo viên cũng không ai muốn dạy thêm. Nhưng vì miếng cơm manh áo, vì chương trình nặng quá, khó có thể chuyển tải hết cho học sinh với thời lượng ít ỏi nên mới phải dạy thêm. Làm việc cả buổi tối, cả cuối tuần, cả tháng, cả năm nhiều khi giáo viên cũng tủi thân lắm vì cũng muốn giành thời gian cho gia đình, chăm sóc con cái. Nhiều học sinh, nhiều phụ huynh cũng nhiệt tình và chủ động muốn giáo viên dạy thêm, nhất là những lớp học cuối cấp, thời gian gần ngày thi cử.

Không phải ai dạy thêm cũng xấu và chỉ để thu tiền, vì vậy tôi mong mọi người hãy nhìn rộng vấn đề hơn, đừng cho rằng học thêm là cái tội, đừng "bôi xấu" giáo viên, đừng quy chụp tất cả giáo viên dạy thêm là xấu. Điều đó sẽ làm tổn thương nghề giáo lắm. Cũng như nhiều ngành nghề khác có thể làm thêm thì giáo viên cũng vậy. Có cung ắt sẽ có cầu, học sinh có nhu cầu học thì giáo viên có nhu cầu dạy. Đối với tôi, dạy thêm không phải là việc xấu, bản thân nó là công việc lao động chân chính của giáo viên nhằm tạo thêm thu nhập để họ yên tâm gắn bó với nghề, tăng kiến thức cho học sinh.

Tuy nhiên, những năm gần đây, việc dạy thêm, học thêm quá tràn lan đã trở thành vấn đề bức xúc của xã hội, khi mà để “kéo” học sinh đến lớp, một số giáo viên đã vận dụng những hình thức như: cắt bớt chương trình chính khóa, dạy trước chương trình ở các lớp học thêm, giải bài kiểm tra trước ở lớp học thêm để học sinh có đi học thêm mới làm được bài, điểm danh những người đi học và cả những người không đi học, "trù" học sinh... Nhưng đó chỉ là một bộ phận nhỏ, không phải là tất cả các giáo viên đề như thế. Điều này dẫn đến việc dạy thêm không còn trong sáng nữa và biến tướng đi rất nhiều. Học sinh phải là những người gánh chịu tất cả, khi các em học "quá tải" sẽ gây nhiều hệ lụy về tinh thần cũng như sức khỏe.
Chất lượng cuộc sống của người thầy sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy. Vì tiền lương của giáo viên quá thấp, không đủ lo cho cuộc sống gia đình, nên có một bộ phận giáo viên chưa tận tâm với nghề, phải kiếm cách làm thêm cũng là điều dễ hiểu. Do đó, cần có chính sách tiền lương thỏa đáng đối với giáo viên, để họ tận tâm với nghề, đào tạo ra nhiều thế hệ trò giỏi bởi xã hội yêu cầu. Một nền giáo dục phát triển phải đòi hỏi rất nhiều ở người giáo viên. Giáo viên luôn phải là người chuẩn mực về đạo đức cũng như về chuyên môn. 

Xã hội đặt ra ngày 20-11 để tôn vinh người giáo viên. Nhưng cuộc sống thường ngày với đồng lương ít ỏi hiện nay, người giáo viên đang sống như thế nào có lẽ lại ít được nhắc tới. Sắp đến ngày 20-11, cứ nghĩ đến những sinh viên sẽ tủi thân vì ra trường nhiều năm nhưng chưa được trở thành thầy giáo do tình trạng thất nghiệp là tôi lại cảm thấy xót xa, thương cảm.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Thủ khoa ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM ước trở thành thầy giáo

Cư dân mạng cầu nguyện cho nam sinh "đạp xe 300km"

Mẹ xin lỗi vì đã cướp mất tuổi thơ con

Tôi cảm thấy có lỗi vì đã đi gia sư

Nam sinh "đạp xe 300 km" từ Nghệ An thi đại học phải nhập viện

Thủ khoa ĐH Xây dựng nuôi ước mơ xây nhà cao ốc

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Độc giả: Hoàng Minh