Thầy giáo và những băn khoăn trong cách đổi mới giáo dục

29/11/2015 07:45
Nguyễn Cao
(GDVN) - Nếu đổi mới một cách tràn lan theo bề rộng, không chọn lọc, tập huấn sơ sài, qua loa rồi để giáo viên tự bơi như hiện nay thì sự đổi mới có ích lợi gì?

LTS: “Sự đổi mới có ích lợi gì? Chất lượng giáo dục sẽ đi về đâu?...”, đó là những băn khoăn của thầy giáo Nguyễn Cao (giáo viên công tác tại An Giang) khi Bộ GD&ĐT đang cố gắng tìm biện pháp đổi mới giáo dục.  

Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả quan điểm của tác giả. 


Đổi mới giáo dục là nhu cầu bức thiết của đất nước trong xu thế hội nhập. Sự đổi mới sẽ phù hợp với giáo dục Việt Nam, được đồng thuận của xã hội, của giáo viên và các em học sinh khi chúng ta chuẩn bị chu đáo cả về nội dung kiến thức, tập huấn cho giáo viên kĩ lưỡng và đầu tư cho cơ sở sở vật chất. 

Nhưng, nếu đổi mới một cách tràn lan theo bề rộng, không chọn lọc, tập huấn sơ sài, qua loa rồi để giáo viên tự bơi như hiện nay thì sự đổi mới có ích lợi gì? Chất lượng giáo dục sẽ đi về đâu?

Sự đổi mới nào cũng hướng tới chất lượng cao hơn, hiệu quả hơn, học trò được lĩnh hội cái hay, cái mới.

Thầy giáo và những băn khoăn trong cách đổi mới giáo dục ảnh 1
Những băn khoăn trong cách đổi mới giáo dục (Ảnh: nld.com.vn)

Người thầy dù thấy đổi mới phù hợp với thực tiễn, các phương pháp giảng dạy phù hợp, nội dung kiến thức được đầu tư sâu hơn, bài bản hơn. Song, vì sao giáo viên cứ phải kêu trời vì chất lượng giáo dục hiện nay. 

Mặc dù, tỉ lệ học sinh khá giỏi năm nào cũng báo cáo cao hơn năm trước, cái gì cũng thành công tốt đẹp. Nhưng, sự thật thì sao? 

Quay lại với sự thay đổi Thông tư 30 của Bộ GD&ĐT áp dụng trong năm học 2014-2015 thấy có rất nhiều bất cập. 

Tại sao hơn 2 tháng hè, Bộ GD&ĐT không tập huấn, bước vào năm học được hơn 2 tháng khi mà học sinh đã có một số điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì thì Bộ GD&ĐT hướng dẫn đi tập huấn 2 ngày để thay đổi cách đánh giá học sinh bằng lời phê. 

Đối với môn Mĩ thuật ở cấp Tiểu học đem mô hình dạy theo Đan Mạch vào giảng dạy. Thử hỏi có phải em nào cũng có khả năng thiên bẩm đâu mà áp dụng vẽ…theo nhạc và vẽ… không nhìn giấy? Nhìn những sản phẩm các em thực hiện mà mới xót xa làm sao! 

Đối với cấp THCS và THPT thì cũng thay đổi xoành xoạch không kém, những thay đổi làm cho giáo viên cứ rối tung lên không biết là đang dạy cái gì.

Bây giờ môn học nào cũng tích hợp, rồi tích hợp đơn môn, tích hợp liên môn, cuối cùng chả môn nào ra môn nào. Năm học này có hướng dẫn Dạy dọc theo chủ đề đơn môn và liên môn.  

Thầy giáo và những băn khoăn trong cách đổi mới giáo dục ảnh 2

Những nội dung nào cần phải sửa để giáo dục Việt Nam theo kịp với các nước?

(GDVN) - Từ những bứt phá mạnh của giáo dục đại học, sẽ đặt ra những yêu cầu về chất lượng đầu vào của đại học, tác động trực tiếp đến nội dung chương trình…

Khi xây dựng một giáo án liên môn có nghĩa là vô cùng bất tiện. Ví dụ xây dựng một giáo án liên môn về các môn xã hội thì ít nhất phải có ba tổ chuyên môn ngồi lại với nhau xây dựng, khi  xây dựng xong rồi thì cả ba môn học có thể dạy cùng một giáo án đã xây dựng cho môn mình. 

Nhưng thử hỏi nếu như vậy thì chọn bài nào trong ba môn để phù hợp với chủ đề đó, và nếu chọn được bài, xây dựng xong rồi thì nếu dạy môn này thì môn khác còn dạy lại làm gì?

Mà nếu không dạy thì thời khóa biểu trên lớp, phân phối chương trình môn học sẽ thực hiện ra sao?

Đối với chủ đề đơn môn thì chọn từ 3-4 bài cùng một chủ đề thành một giáo án, cái này có phần dễ hơn liên môn nhưng cũng phức tạp không kém bởi sách giáo khoa bố trí rải rác các bài học ở các thời điểm khác nhau, khi gom lại thì phải thay đổi phân phối chương trình mà dạy thì cũng lần lượt từ bài này sang bài khác. 

Tại sao khi biên soạn sách giáo khoa người biên soạn không tính xa hơn để bây giờ giáo viên cứ phải làm những việc lẽ ra không phải làm…

Năm nay, cấp THCS đã đưa mô hình VNEN vào giảng dạy thử nghiệm và trong năm tới sẽ áp dụng đại trà .

Khi làm xong cấp THCS sẽ làm tiếp cấp THPT cũng đang  đặt ra rất nhiều câu hỏi cho ngành. Phải nói thật là mô hình dạy học này chỉ phù hợp với một số trường học  lớn ở thành phố khi đầu vào các trường này có chất lượng cao hơn. 

Còn lại, mặt bằng chung học trò bây giờ rất khó tiếp cận mô hình dạy học này.  Học sinh bây giờ nhiều em giảng đi giảng lại nhiều lần, thậm chí chép lên bảng còn không biết chép theo thì áp dụng mô hình VNEN  liệu có phù hợp với thực tiễn không. 

Chưa nói tới nếu chúng ta áp dụng đánh giá học sinh bằng nhận xét thì không biết chất lượng giáo dục sẽ đi về đâu.

Thầy giáo và những băn khoăn trong cách đổi mới giáo dục ảnh 3

Thầy Văn Như Cương chỉ thẳng điểm yếu kém của nền giáo dục hiện nay

(GDVN) - Cái cần đổi mới nhất, đầu tiên nhất theo thầy Cương là đổi mới tư duy, đổi mới tư duy từ tổng tham mưu của ngành giáo dục, sau mới bàn đến các nội dung khác.


Đành rằng đánh giá nhận xét nhẹ nhàng hơn, thoải mái cho học sinh nhưng nó sẽ tạo nên sự cào bằng trong đánh giá, cái gì cũng được, cũng tốt, không có sự cạnh tranh, không có sự phấn đấu thì rất khó thoát khỏi sự chây ì, ỷ lại của học sinh.

Là giáo viên chúng tôi rất mong sự đổi mới của giáo dục để thay đổi những điều không còn phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Chúng tôi mong muốn đổi mới để các em học sinh có thể hòa nhập với xu hướng chung của thời đại nhưng chỉ mong rằng Bộ GD&ĐT cần chọn lọc, linh hoạt và tập huấn kĩ càng. 

Đổi mới hay thay đổi cái gì cần làm sâu, làm kĩ, làm chu đáo, tránh làm tràn lan, tập huấn sơ sài hay đổi mới mà hướng dẫn qua email như thời gian qua rồi giáo viên chẳng biết đâu là bến bờ thì đổi mới chẳng có tác dụng dùng gì…

Nguyễn Cao