Thủ khoa Đại học nói gì về trường Thực nghiệm?

17/05/2012 06:01
Đỗ Quyên Quyên
(GDVN) - Đằng sau ánh hào quang của danh hiệu thủ khoa, ít ai biết rằng hầu hết họ đều xuất phát từ nông thôn, mỗi gia cảnh khác nhau nhưng đều có khó khăn riêng. Họ đều suy nghĩ: Học cho ngày mai đỡ khổ.
Sau sự kiện hàng trăm phụ huynh thức đêm chờ đợi, rồi "đạp đổ cổng trường Thực nghiệm" chỉ để mua được bộ hồ sơ đăng ký cho con được xét vào lớp 1, Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trò chuyện rất thú vị cùng các thủ khoa tại nhiều trường Đại học năm 2011.

Phạm Thị Liên Nhi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nghèo thuộc diện miền núi - dân tộc Hướng Hóa - Quảng Trị. Trong đợt thi tuyển sinh Đại học năm 2011, Nhi dự thi 2 trường: Đại học Kinh tế Đà Nẵng và Đại học Y dược Huế. Nhi đã suất sắc trở thành Thủ khoa đồng thời cũng là Á khoa.
Phạm Thị Liên Nhi trưởng thành từ chính miền quê nghèo lam lũ.
Phạm Thị Liên Nhi trưởng thành từ chính miền quê nghèo lam lũ.

Về mô hình trường chuyên - lớp trọn, Liên Nhi cho rằng, bên cạnh nhiều lợi ích thì cuộc chạy đua cho con vào trường chuyên cũng có nhiều tác hại. Hệ thống trường chuyên, lớp chọn được đặt ra đã tạo nên sự phân biệt giữa trường chuyên và trường bình thường khác. Học tại trường chuyên mắc nhiều bệnh thành tích khi thầy cô “tự động” nâng điểm để “nâng cao” thành tích của trường.

Bên cạnh đó chương trình học lại đầu tư cho những môn học chính để tham gia kỳ thi HSG các cấp, đại học. Thêm nữa, nhiều khi chương trình lại quá cao dẫn đến tình trạng bị lúng túng với kiến thức cơ bản. Học tại trường chuyên học sinh được thầy cô và kỳ vọng, đó cũng là khiến các bạn có thể bị stress kéo dài.

Vì vậy, sau quá trình cố gắng nhưng thành tích đạt được không như ý muốn sẽ dẫn đến tình trạng chán nản, mất đà và buông thả hoàn toàn. Như vậy, mục tiêu đặt ra quá cao cũng là áp lực lớn "đè nặng" lên học sinh.

Ngay từ những ngày đầu cắp sách tới trường, Liên Nhi đã học cách tự lập, phấn đấu trong tinh thần:“Học mà chơi, chơi mà học”. Điều đó đã mang lại bí quyết thành công cho Liên Nhi.
Liên Nhi sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh gia đình có bốn anh chị em, quanh năm làm ruộng, trăm bề khó khăn. Lên cấp III, Liên Nhi thi đỗ vào lớp chuyên toán, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn. Tuy nhiên, chưa kịp nhập học thì anh trai của Nhi lại bị tai nạn. Cả gia đình Nhi phải dồn tiền chạy chữa thuốc men cho anh. Thương anh, thương ba mẹ, Nhi quyết định không học trường chuyên để bớt chi phí. Tuy học “trường làng” nhưng Liên Nhi không thua kém bất cứ một ai về thành tích học tập.

Chu Văn Tạo đã trở thành thủ khoa của Trường ĐH Công Nghệ, Thủ khoa khối A toàn ĐHQG Hà Nội với 29 điểm.


Chu Văn Tạo - Thủ khoa ĐH Công nghệ Hà Nội
Chu Văn Tạo - Thủ khoa ĐH Công nghệ Hà Nội


Chia sẻ về câu chuyện tại trường Thực nghiệm, Chu Văn Tạo cho rằng: "Chuyện này cũng không có gì lạ, cũng chỉ là sự quan tâm từ phụ huynh muốn con có điều kiện tốt nhất để học tập, phát triển khả năng".

Trường Thực Nghiệm là mô hình trường rất cần thiết trong xã hội. Các em học sinh lớp 1 cũng đã có thể học trường chuyên. Chu Văn Tạo cho hay, nếu có vấn đề trong câu chuyện này thì sẽ là do cách dạy và học chưa hợp lý, quá tải ở nhiều trường khác. Trong khi đó, trường Thực nghiệm có một cách dạy mới: chú trọng khả năng sáng tạo, tự chủ của học sinh nên được phụ huynh lựa chọn. Mô hình này rất nên được nhân rộng, sẽ nâng cao nền giáo dục trong nước.

Tạo cũng cho biết thêm, còn rất nhiều trường được gọi là “chuyên” thì thực sự không phải trường nào cũng có điều kiện học tập và có cách đào tạo gọi là tốt. Hơn nữa, do chú trọng quá nhiều về thành tích, cách đào tạo theo kiểu nhồi nhét, khiến học sinh chịu sức ép rất lớn và mất đi tính sáng tạo của mình. Điều này thực sự mất nhiều hơn được.

Ở trường chuyên luôn tồn tại những ý kiến trái chiều khi bàn đến, bảo nó tốt, rất tốt, còn nếu bảo nó xấu thì cũng không sai. Bảo cứ phải học trường chuyên mới giỏi, thì Chu Văn Tạo hoàn toàn phản đối vì có rất nhiều học sinh ở trường làng cũng rất giỏi. 

Tuy nhiên, trường tốt thì trẻ sẽ có điều kiện học tập, phát huy khả năng tốt hơn. Và nếu những học sinh trường “làng” đã từng đoạt thủ khoa mà được học ở những trường tốt có lẽ họ sẽ được đầu tư hơn và sẽ có những thành tích vượt trội hơn. 

Vì vậy, Thủ khoa ĐH Công cũng bật mí: "Sau này có điều kiện sẽ không hướng cho con mình vào trường chuyên mà vào trường có điều kiện học tập tốt để có thể phát hiện và phát huy khả năng của mình như Trường PTCS Thực nghiệm chẳng hạn".

Chu Văn Tạo sinh ra và lớn lên tại Bắc Ninh. Ba sào rưỡi ruộng không đủ nuôi hai con trai ăn học, bố mẹ Tạo phải làm thêm nghề phụ, sản xuất mì phở để bán.Bắt đầu lên cấp III, Tạo học tại lớp Toán 2 K42, Trường THPT chuyên ĐHSPHN. Lúc đó, Tạo vẫn đều đặn về nhà mỗi tuần, giúp bố mẹ việc ruộng đồng, làm phở.
Nguyễn Khánh Linh - Thủ khoa Học viện Ngân Hàng với số điểm đáng nể: Toán 9, Lý 9, Hóa 10.
Thủ khoa Học viện Ngân hàng Nguyễn Khánh Linh (bên phải)
Thủ khoa Học viện Ngân hàng Nguyễn Khánh Linh (bên phải)
Khánh Linh cho rằng, cuộc chạy đua và lớp 1 dẫn đến tình trạng học sinh học lệch, quá tải khi đăng kí học, tạo nhiều áp lực cho trẻ… Theo quan điểm của Khánh Linh, không phải cứ trường chuyên, lớp chọn, con nhà giàu thì học hành mới giỏi. Việc học chủ yếu là do bản thân mình, nên nếu quyết tâm thì các bạn học sinh học trường bình thường cũng có cơ hội tốt như các bạn học sinh học trường chuyên. Sau này nếu có gia đình, khi cho con vào lớp 1, Khánh Linh sẽ nghe theo nguyện vọng và khả năng của con cái. Nếu con mình có khả năng thì để con học trường chuyên cũng rất tốt, còn nếu con mình lực học bình thường và không có nguyện vong theo học trường chuyên, lớp chọn thì Linh sẽ để con học ở trường bình thường. Vì nếu cứ cố gắng cho con mình theo học ở những nơi không phù hợp với khả năng thì có thể lại càng học kém đi, khiến cho trẻ bị ức chế, lâu dài rất nguy hiểm.
Khánh Linh sinh ra và lớn trong một gia đình có truyền thống về học tập tại Trung Giã - Sóc Sơn. Mẹ Linh là giáo viên Trường Tiểu học Trung Giã nên ngay từ nhỏ em đã được mẹ kèm cặp trong việc học hành. Vì thế, không cần học bất cứ một trường chuyên nào, Khánh Linh cũng luôn đạt thành tích cao trong học tập.
Với 25,5 điểm khối C, Trần Thị Bích Hường đạt danh hiệu Thủ khoa ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn. Trong đó, Hường là thí sinh duy nhất đạt 9 điểm môn Lịch sử, số điểm cao nhất trong toàn ĐHQG Hà Nội
Thủ khoa ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Trần Thị Bích Hường (bên trái)
Thủ khoa ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Trần Thị Bích Hường (bên trái)
Bích Hường cho biết: "Em thấy việc các phụ huynh xếp hàng để mua hồ sơ cho con vào trường Thực nghiệm phản ánh tâm lí thường thấy ở các bậc cha mẹ. Đó là luôn mong muốn con cái mình có được môi trường học tập tốt, tạo nền tảng vững chắc ngay từ đầu để sau này các em có kết quả học tập cao. Tuy nhiên các phụ huynh tập trung rất đông, chen lấn xô đẩy trước cổng trường khiến trật tự an ninh không đảm bảo, không khí căng thẳng thêm và còn tạo điểu kiện cho nhiều kẻ xấu lợi dụng để cướp đồ, móc túi". Vào học trường chuyên, lớp chọn là niềm vui, niềm tự hào không chỉ của bản thân mỗi bạn học sinh mà còn cả gia đình. Tuy nhiên song hành với những điều kiện thuận lợi, cơ hội tốt là những áp lực rất lớn trong học tập - áp lực phải đạt điểm cao, sợ thua kém bạn bè, áp lực khi bị cha mẹ mang ra so sánh với những bạn khác. Điều đó khiến lớp học trở nên căng thẳng, nặng nề, đi học chỉ vì điểm số chứ không vì mục đích tiếp thu kiến thức. Một số bạn khi học trường chuyên thì chỉ tập trung vào môn chuyên của mình, sao nhãng thậm chí bỏ hẳn việc học những môn khác dẫn đến học lệch. Bích Hường quan niệm, đối với trẻ em thì không nên áp buộc hay áp đặt chúng mà nên để cho các em phát triển hết khả năng trên cơ sở có sự giáo dục, chỉ bảo, định hướng của người lớn. Vì các em còn nhỏ nên nếu bắt các em phải chịu nhiều áp lực từ sự kì vọng của cha mẹ thì các em sẽ rất dễ phản ứng tiêu cực...

Gia cảnh của Trần Thị Bích Hường thuộc diện khó khăn nhất ở lớp 12 chuyên Lịch sử, Trường THPT Chuyên Thái Nguyên. Mẹ Hường hiện làm hộ lý ở Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên. Trong kỳ thi chuyển câp vào trường chuyện căn bệnh quái ác đã cướp đi bố em. Cả gia đình gồm 3 mẹ con và bà ngoại chỉ trông vào suất lương của mẹ Hường, nên hết sức khó khăn. Là cô gái mạnh mẽ, Hường vẫn quyết tâm và thi đỗ Trường chuyên cấp III, không ngừng học giỏi để đền đáp công ơn của cha mẹ.


Mọi thông tin phản ánh, khiếu nại tiêu cực trong giáo dục, mời quý độc giả gửi về địa chỉ email của tòa soạn:
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Hom-thu-bay-to-y-kien-to-giac-tieu-cuc-trong-giao-duc/161144.gd

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Nguyên Thứ trưởng bàn chuyện phụ huynh đạp đổ cổng Trường Thực nghiệm

Xuất hiện Clip hát chế: “Ngày nộp đơn xin học” 

Chùm ảnh: "Bạc mặt" vì tương lai của con

Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa từng làm luận án quá thời gian quy định?

Chùm ảnh: Học sinh Trường THPT Đống Đa đi xe xịn, "quên" mũ bảo hiểm

Phẫn nộ khi xem clip nữ sinh đập mũ bảo hiểm liên tiếp vào đầu bạn

Đỗ Quyên Quyên