“Thưa anh Trần Đăng Tuấn, cho phép em được xin lỗi”

29/09/2011 07:03
(GDVN) - Thưa anh Tuấn, cho phép em được xin lỗi và xấu hổ. Xin lỗi về sự vô cảm của mình thời gian qua đối với đồng loại.
LTS: Sau khi Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng bài viết cảm động của nhà báo Trần Đăng Tuấn, nguyên Phó TGĐ Đài Truyền hình Việt Nam về ước mơ nhỏ nhoi nhưng dường như không thể thực hiện được của các em học sinh nội trú Suối Giàng (Yên Bái): Có một bữa thịt mỗi ngày, Tòa soạn đã nhận được bức thư tâm huyết của một Doanh nhân. Anh khẳng định mình sẽ đóng góp và tham gia đoàn hảo tâm của Báo, mang tiền quà lên cho các em học sinh Suối Giàng, nhưng nhất quyết “Báo không được nêu tên tôi. Sẽ rất nực cười khi ai đó đóng lợi dụng sự khốn khó của các em học sinh để lăng xê tên tuổi”. Thưa anh Trần Đăng Tuấn. Em biết danh anh lâu lắm rồi, nhưng em chỉ thực sự hiểu và ngả mũ sau khi anh viết đơn từ chức Phó TGĐ Đài THVN! Em cũng đã từng là một chức sắc, nhỏ thôi, nhưng khi em quyết định từ bỏ nó để mạnh dạn làm doanh nghiệp, em đã phải suy nghĩ cả năm trời. Bổng lộc và quyền lực là thứ khiến một số người có thể đánh đổi bằng cả nhân cách. Điều đáng sợ hơn, với không ít người, nhiều khi bước vào một cương vị nào đó, họ đã tự mình đóng ngay cánh cửa chia sẻ, yêu thương, đồng cảm đối với những số phận bình thường, những số phận đồng cảnh ngộ trước kia của họ. Sống trong nịnh bợ, tiền tài, cung phụng họ sẽ quên rơi nước mắt trước những cảnh lầm than; sống trong những chiếc xế hộp tiền tỉ, nhà hàng khách sạn xa hoa, họ làm sao va đập với đời thực bụi bặm kẹt đường, mớ rau con cá tăng giá vùn vụt bóp nghẹt hầu bao người lao động. Nói dài dòng như vậy để em đi đến việc tự trách mình, dù không có cương vị gì trong xã hội, nhưng em đã vô cảm một thời gian dài. Em vô cảm không phải vì em không xót thương những số phận đáng thương trong xã hội như các em học sinh Suối Giàng anh đã gặp. Em vô cảm vì mình đã bị cuốn vào một guồng quay làm ăn kinh tế để không còn thời gian để đi, nhìn, va đập và thấu hiểu cảnh sống của bao người trong xã hội. Chưa quan tâm thì không thấu hiểu. Không thấu hiểu thì khó sẻ chia. Khó sẻ chia thì dù tâm có tốt đến đâu cũng trở thành kẻ nguội lạnh, vô cảm.
"Cảm ơn anh đã góp một phần khơi dậy nhân tình và nhân tính trong biết bao trái tim người Việt"
"Cảm ơn anh đã góp một phần khơi dậy nhân tình và nhân tính trong biết bao trái tim người Việt"
Đọc những dòng của anh về ước mơ nhỏ nhoi một bữa thịt của các em học sinh, em đã không ngủ được. Và em tự giận mình. Em nhớ lại những năm tháng trọ học của mình, nếu không có nhưng bát cơm nguội mỗi ngày mà cô bạn hàng xóm bí mật mang cho em, thì chắc bây giờ em vẫn chỉ là một lực điền vác cày cuốc cắm cúi lao động ở một miền quê nào đó. Đã từ lâu, em cũng muốn đóng góp một chút gì đó cho xã hội; đã từ lâu em biết rằng khắp dải đất hình chữ S này, còn có bao cảnh đời thậm chí còn khốn khó hơn ở Suối Giàng… Thế nhưng em vẫn không chịu dứt công việc mà đi, mà nhìn, mà rung lên từng nhịp xót xa như anh đã xót xa khi trở lại Suối Giàng. Đã bao lần trên đường đi làm, đi công tác, em nhìn thấy một cụ già tật nguyền lết trên đường ăn xin, một cháu bé bị người lớn bêu nắng ở ngã tư để kiếm tiền bố thí, em đã định dừng lại để giúp đỡ, nhưng lại chặc lưỡi: Mình bận quá, không nên giúp lẻ tẻ mà nên giúp những gói cho nhiều người. Cái dự định “giúp nhiều người ấy”, đến nay, thật xấu hổ, vẫn chỉ nằm trong ngăn kéo trên não.
"Ngay sau lá thư này em sẽ đi lên Suối Giàng và biết bao nơi khốn khó như Suối Giàng"
"Ngay sau lá thư này em sẽ đi lên Suối Giàng và biết bao nơi khốn khó như Suối Giàng"
2.000 đ là đủ một miếng thịt – đậu cho một học sinh miền núi. Ai đó đã tính nó không bằng một cốc trà đá vỉa hè ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều nơi khác. Chả cần phải so sánh làm gì những bữa ăn tiền triệu của ông nọ bà kia – nếu dùng đúng, có thể làm thay đổi hẳn số phận nhiều đứa trẻ; chẳng phải làm phép tính một chiếc xe ô tô ai đó cưỡi có giá bằng vài ngàn con trâu hoặc sẽ quy đổi thành hàng chục triệu miếng thịt cho học sinh nghèo… So sánh làm gì, trước khi chê bai người khác, mỗi người hãy góp 2.000 đ cho các em. Hàng triệu cái 2.000 đ là hàng triệu trẻ em có tí đạm mỗi ngày. Thưa anh Tuấn, cho phép em được xin lỗi và xấu hổ. Xin lỗi về sự vô cảm của mình thời gian qua đối với đồng loại. Cảm ơn anh đã góp một phần khơi dậy nhân tình và nhân tính trong biết bao trái tim người Việt, tạo một cú hích lương tâm để con người đừng vô cảm nữa với con người. Ngay sau lá thư này em sẽ đi lên Suối Giàng và biết bao nơi khốn khó như Suối Giàng. Bạn bè em cũng sẽ đi cùng. Những tấm lòng được kết nối trái tim. Kính chúc anh sức khỏe, thành đạt, chúc anh tiếp tục đi nhiều để đánh động lương tâm.Kính bút.

Một người em

Ngay trong ngày đầu, báo đã quyên góp được 20 triệu đồng từ bạn đọc, các nhà hảo tâm, đối tác của Báo.

Mọi đóng góp xin gửi về: Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, số 147 phố Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.

Điện thoại: 0938766888

Số tài khoản: 0541101464009, Ngân hàng Quân đội MB Thăng Long

Danh sách Quý độc giả và nhà hảo tâm sẽ được cập nhật trên Báo và số tiền ủng hộ sẽ được Báo tổ chức trao tặng nhanh nhất và đầy đủ đến các em học sinh nghèo.

Trân trọng cảm ơn!

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam

Ngay trong ngày 29/9, nhiều tấm lòng hảo tâm đã gửi đến Báo Giáo dục Việt Nam những phần quà ủng hộ các em HS nghèo ở Suối Giàng:

- Độc giả Hoang Lan Thanh ủng hộ 5.000.000đ

- Độc giả Hồ Đắc Tuệ, SĐT: 0937317666, ủng hộ 5.000.000đ

- Một độc giả (giấu tên) ủng hộ 100.000đ.

- Minh - Sinh viên ĐH Ngoại Thương Hà Nội, ủng hộ 200.000đ

- Hoàng Minh, SĐT: 01637293238, ủng hộ 1.000.000đ

- Nguyễn Văn Sơn, SĐT: 01272124605, ủng hộ 1.000.000đ

- Độc giả Phạm Phúc Hưng ủng hộ 100.000đ

- Độc giả Bùi Lan Phương ủng hộ 100.000đ

- Trần Thị Thanh Tâm ủng hộ 500.000đ

- Cháu Lê Nguyễn Sơn Tùng ủng hộ 200.000đ

- Nguyễn Thị Phương Thảo ủng hộ 1.000.000đ

- Tang Chanh Dai ủng hộ 500.000đ

- Trần Thị Hồng Bích ủng hộ 200.000đ

- Mr Yee Lip Chee (Singapore) ủng hộ 500.000đ

- Nguyễn Thị Bạch Tuyết ủng hộ 1.000.000đ

- Hoàng Thị Phương ủng hộ 200.000đ

- Nguyen Ngoc Doi ủng hộ 200.000đ

- Hoàng Mai ủng hộ 2.000.000đ

- Phùng Thị Mỹ Hạnh ủng hộ 200.000đ

- Nguyễn Sỹ Nam ủng hộ 500.000đ

- Độc giả (giấu tên) ủng hộ 200.000đ

- Độc giả (giấu tên) ủng hộ 100.000đ

- Độc giả (giấu tên) ủng hộ 200.000đ

- Độc giả (giấu tên) ủng hộ 200.000đ

- Độc giả (giấu tên) ủng hộ 1.000.000đ

- Độc giả (giấu tên) ủng hộ 300.000đ

- Phan Đức Linh - Cty Cổ phần Dầu thực vật Tường An ủng hộ 2.000.000đ

- Độc giả Nguyễn Phương Thúy (Thái Bình) ủng hộ 100.000đ

- Độc giả Đỗ Xuân Trung (Phú Thọ), ủng hộ 100.000đ

- Độc giả Nguyễn Hữu Bắc (Thái Bình) ủng hộ 100.000đ

- Độc giả Tuấn Nam (ĐH Sư phạm Hà Nội)) ủng hộ 100.000đ

- Độc giả Quốc Long (Hải Phòng) ủng hộ 100.000đ

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật danh sách Quý độc giả và các nhà hảo tâm trên Báo.

Mời bạn đọc nhấn F5 để tiếp tục cập nhật!


Số tiền ủng hộ của các nhà hảo tâm đã được chuyển đến tòa soạn qua hệ thống tự động của ngân hàng. Vì thế, có nhiều độc giả không công khai tên (hoặc tên không dấu), nên trong quá trình cập nhật danh sách, Báo GDVN xin phép được ghi khách quan như trên.