Tình thầy trò mặn - nhạt là do phụ huynh nêm nếm

22/12/2018 07:51
Hưng Long
(GDVN) - Thầy Nguyễn Văn Hùng đánh giá việc giáo dục và hình thành nhân cách học sinh đạt được thành công là phần lớn ở vai trò tương trợ của phụ huynh.

Khi phụ huynh nắm quyền kiểm soát việc dạy dỗ học sinh

Thầy Nguyễn Văn Hùng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mê Linh (phường 6, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh) nhìn nhận tình thầy trò thời xưa và nay có khác, nhưng không khác hoàn toàn. Tình thầy trò có khác và cũng không khác nhiều như trước.

Tình thầy trò khác là phụ huynh có nhiều quyền, bênh vực con nhiều hơn và không như ngày xưa. Trước đây, phụ huynh không có nhiều quyền hạn, cho nên học trò phải nghe lời thầy cô.

Thầy Nguyễn Văn Hùng. (Ảnh: H.L)
Thầy Nguyễn Văn Hùng. (Ảnh: H.L)

Phụ huynh không được can thiệp vào việc thầy giáo dạy học trò.

Cho nên, bây giờ học sinh không còn nghe lời thầy cô nữa. Học sinh có thể nói về thầy cô như thế này, như thế khác cho phụ huynh hoặc nghe lời phụ huynh nói không tốt về người thầy.

Chính vì vậy, làm cho người thầy khó dạy học trò hơn trước.

Thời đó, học trò sai phạm bị thầy giáo la mắng hay đánh đòn thì về nhà phụ huynh tiếp tục răn đe và giúp thầy dạy dỗ. Phụ huynh hoàn toàn tin tưởng vào giáo viên.

Việc dạy dỗ của người thầy cũng được thỏa mãn nhiều nhờ sự phối hợp với phụ huynh.

Có thể, trước đây người thầy có tâm và có hướng về học sinh nhiều hơn. Cuộc sống thời trước không có nhiều điều phải lo nghĩ, phải băn khoăn hay trăn trở.

Chỉ trừ thiểu số những giáo viên “chân trong, chân ngoài” mà bỏ bê việc dạy học để đi làm thêm bên ngoài. Và hầu như tất cả đều toàn tâm toàn ý với công việc dạy dỗ cho học sinh.

Việc dạy học của giáo viên thời kỳ đó đơn giản chỉ là công việc duy nhất phải làm để lãnh được bao nhiêu ký gạo, bao nhiêu ký nhu yếu phẩm…

Cuộc sống thời kỳ đó là mối quan hệ giữa thầy giáo và phụ huynh khác so với bây giờ. Vì giáo dục là nghệ thuật nên nói theo kiểu máy móc thì mọi người hay có suy nghĩ cho một con rô-bốt đang dạy.

Có thể kiến thức của một con rô-bốt nhiều hơn, hay hơn nhưng không thể hơn được người thầy. Nếu một người thầy biết nghệ thuật giảng dạy thì rô-bốt là vứt đi.

Vì sao? Vì học trò nghe tiếng nói của người thầy khi giảng dạy không phải lúc nào cũng đều đều, không phải lúc nào cũng như nhau.

Một người thầy giảng dạy có nghệ thuật là phải biết có lúc lên giọng, có lúc xuống giọng; và gương mặt, cử chỉ, thái độ, cách nói, giọng nói của các vấn đề đâm thẳng vào trái tim học trò.

Nếu giáo viên đạt được đến mức độ nghệ thuật đó thì tất cả các học sinh cũng đều thích học và thích nghe giáo viên giảng bài.

Hiệu trưởng phải cân bằng được mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên

Đối với mối quan hệ giữa hiệu trưởng với giáo viên cũng vậy, cũng là một nghệ thuật.

Hiệu trưởng phải tạo điều kiện cho giáo viên làm việc một cách thoải mái, không bị áp lực và làm việc một cách tự do, thõa mãn.

Nhưng người hiệu trưởng cũng phải làm sao trong khuôn khổ quy định, không vi phạm quy định của ngành, không vi phạm quy chế.

Nếu đạt được điều kiện trên thì mối quan hệ giữa nhà quản lý với giáo viên là động lực lớn để giúp giáo viên làm việc có chất lượng.

Tình thầy trò mặn - nhạt là do phụ huynh nêm nếm ảnh 2Không làm Hiệu trưởng thì tôi lại đi dạy 

Người quản lý tạo điều kiện cho giáo viên làm việc với tất cả điều kiện cần thiết. Giáo viên đòi hỏi cần phải có phần mềm để giảng dạy, cần phải có cây viết lasze…

Lúc này, người quản lý hay nói cách khác là hiệu trưởng phải đáp ứng được yêu cầu tối thiểu cần thiết của giáo viên để phục vụ cho nhu cầu giảng dạy.

Phụ huynh khi có bức xúc với giáo viên trong vấn đề giảng dạy học sinh thì vai trò của hiệu trưởng có giải quyết được vấn đề đó một cách hài hòa giữa phụ huynh và giáo viên hay không?

 Khi vấn đề vượt quá tầm tay và vượt quá khả năng của giáo viên thì hiệu trưởng có chịu lắng nghe giáo viên nói hay không hay chỉ lắng nghe một chiều của phụ huynh?

Những vấn đề trên rất quan trọng đối với việc tạo sự phối hợp tốt giữa nhà trường với gia đình nhằm giáo dục cho học sinh cả về nhân cách lẫn tâm hồn.

Nói về việc giáo dục học sinh thì vai trò của phụ huynh là rất quan trọng để giúp nhà trường giáo dục cho các em. Phụ huynh có thể tác động vào học sinh và ngược lại, học sinh cũng có thể tác động lại phụ huynh.

Học sinh thì không có tiếng nói mạnh bằng phụ huynh đối với giáo viên. Chính từ đây, mối quan hệ qua lại giữa phụ huynh với học sinh sẽ là sự tương tác lại với giáo viên.

Học sinh tiểu học còn rất nhỏ nên nằm trong tầm tay của nhà trường và giáo viên. Mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh sẽ rất bình thường nhưng khi có sự can thiệp của phụ huynh vào sẽ trở nên phức tạp.

Đơn cử, giáo viên mắng vốn phụ huynh về trường hợp học sinh quậy phá, nếu phụ huynh lắng nghe và giúp con sửa đổi thì không có vấn đề để bàn cãi.

Nhưng cũng có một số phụ huynh lại quay sang chỉ trích giáo viên và cho rằng: “Con tôi nói thầy không đúng thế này, không đúng thế kia…”.

Phụ huynh không hề nghĩ rằng, các em có lỗi mà trách ngược lại người thầy.

Lúc này, hiệu trưởng cần phải đứng ra để can thiệp và xử lý vấn đề khi sự việc đã nằm ngoài tầm kiểm soát của các giáo viên.

Hưng Long