Tranh cãi về Đáp án đề thi Văn Đại học 2012

18/07/2012 06:01
Độc giả Văn Hữu
(GDVN) - Cuộc thi ĐH, CĐ 2012 đã qua, dư âm mà đề thi môn Văn để lại là hết sức tốt đẹp. Đã có nhiều ý kiến bày tỏ sự đồng tình cùng lời góp ý, trong đó ý kiến của những người được xem là chuyên gia rất quan trọng đối với việc định hướng dư luận. Bên cạnh một số ý kiến tốt, có thể đồng thuận, phát biểu của TS. Nguyễn Quang Trung đã bộc lộ khá nhiều lỗi về kiến thức và nhận thức, nên bổ khuyết.
LTS: Ngay sau khi bài viết Đề văn: Chúng ta có dám đột phá? đăng tải nêu lên ý kiến nhận định của TS. Nguyễn Quang Trung, Tổ trưởng tổ các môn Khoa học xã hội, Trường THPT chuyên Ngoại ngữ - ĐHQGHN, Tòa soạn Báo Giáo dục Việt Nam đã nhận được thư phản hồi của độc giả Văn Hữu về vấn đề này.

Các thí sinh dự thi Đại học, Cao đẳng 2012
Các thí sinh dự thi Đại học, Cao đẳng 2012

1. TS. Nguyễn Quang Trung có viết: “Học trò hiện nay không chịu đọc tác phẩm mà chỉ đọc bài phân tích, bài giảng của thầy cô giáo về văn bản, gọi là thế bản”. Nhưng cái mà TS. Nguyễn Quang Trung gọi là "chế bản" kì thực là "thế bản". TS. Nguyễn Quang Trung nên đọc lại khái niệm này trong các bài viết của GS. Trần Đình Sử. Nếu dùng khái niệm của GS. Trần Đình Sử thì TS. Nguyễn Quang Trung đã nhớ nhầm. Còn nếu đây là chữ do TS. Nguyễn Quang Trung chế ra, thì e rằng chệch, bởi gọi những bài nghiên cứu phê bình nghiêm túc công phu về các văn bản văn học của các chuyên gia văn chương là “chế bản” thì làm phiền lòng những tác giả vốn đáng kính trọng, đồng thời làm ngơ ngác những người chuyên phụ trách khâu chế bản trong ngành in ấn.

2. Trong bài viết của mình, xin nhắc lại câu chuyện của TS. Nguyễn Quang Trung: “Một học sinh chuyên Ngữ đi thi. Đề ra vào tác phẩm Đôi mắt của Nam Cao, phân tích nhân vật Hoàng và Độ. Lúc em đang làm bài thì có một cậu bạn khều tay cầu cứu: Mày ơi, mày nói cho tao biết ông Hoàng và ông Độ, ông nào tốt, ông nào xấu để tao còn bịa!”. TS. Trung cho rằng: "Học trò hiện nay không chịu đọc tác phẩm mà chỉ đọc bài phân tích, bài giảng của thầy cô giáo về văn bản, gọi là thế bản”.

Câu chuyện thí sinh hỏi nhau về Hoàng và Độ khi thi về Đôi mắt của Nam Cao là một dẫn chứng sinh động cho chuyện “chế bản” của TS. Nguyễn Quang Trung. Tiếc rằng, đó chỉ là câu chuyện chế ra để làm quà của TS. Trung chứ không phải chuyện thực tế thi cử hiện nay, vì Đôi mắt đã loại khỏi chương trình chính thức, nên không thi nhiều năm nay rồi.

3. TS. Nguyễn Quang Trung có yêu cầu rõ ràng về dẫn chứng trong đáp án: "Những dẫn chứng trong xã hội sẽ khiến các em không chỉ quan tâm đến trang sách, mà còn quan tâm đến đời, đầu tiên là quê hương, địa phương, sau đó là đọc báo". Thế nhưng, Tiến sĩ đã không hiểu việc làm đáp án, hoặc đã nhầm đáp án với dàn ý khi đòi hỏi đáp án về đề nghị luận xã hội phải có yêu cầu về dẫn chứng cụ thể. Dàn ý là phương án triển khai của riêng mỗi thí sinh. Còn đáp án là yêu cầu chung đối với mọi thí sinh. Khi lập dàn ý, cần xác định cả dẫn chứng thì mới đủ chất liệu mà viết thành bài. Trong thực tế, khi gà bài cho học trò mình, các thầy luyện thi thường bày sẵn cho chúng cụ thể đến cả từng dẫn chứng để chúng cứ thế mà viết. Còn đáp án bao giờ cũng chỉ nêu yêu cầu chung về ý. Dùng dẫn chứng nào là tùy thuộc vốn hiểu biết của từng em, miễn là làm sáng tỏ được ý ấy. Đáp án mà đòi hỏi đến dẫn chứng cụ thể thì tất cả thí sinh sẽ mất điểm nếu không có dẫn chứng đúng như thế. Đòi hỏi này càng đi ngược đối với loại đáp án mở.

4. Mặc nhiên cho câu 3a của cả đề C và D là kiểu đề so sánh là nhận thức lầm lẫn. TS. Trung cho rằng: “Đề ra phân tích hai đoạn thơ ở hai bài thơ khác nhau, hai tình huống truyện, hai yếu tố trong một đoạn thơ, tất yếu sẽ nảy sinh thao tác so sánh và đây mới là phần chính”.

Đề không ra về “so sánh”, mà chỉ ra “cảm nhận” về hai kết thúc (và hai đoạn thơ). Đáp án thì phải khớp với đề. Bởi thế, đáp án không thể yêu cầu thí sinh trình bày theo dạng đề so sánh một cách bắt buộc. Mà chỉ có thể nêu một yêu cầu nhỏ là “cảm nhận về những tương đồng và khác biệt” giữa chúng. Do đó, điểm phần này cũng cần phải phù hợp với mức độ của ý hỏi thôi.

5. TS. Trung có phát biểu: “Như đề vừa rồi, phân tích cái kết thúc của Vợ nhặt và Chí Phèo. Nếu cứ khai thác như thế này thì học sinh sẽ không hiểu, trong truyện ngắn cái gì là quan trọng nhất. Nay chi tiết này, mai chi tiết khác khiến nhân vật, cái quan trọng nhất, biến mất khỏi truyện ngắn”.

Trong truyện ngắn, nhân vật không phải là hạt nhân. Hạt nhân là tình huống truyện. Nhân vật mờ, truyện ngắn vẫn sống, nhưng thiếu tình huống truyện, thì truyện ngắn lập tức chết ngay. Chi tiết nhỏ có thể làm nên nhà văn lớn, đó là quy luật của văn chương, trong truyện ngắn, vai trò của chi tiết càng lớn. Để hiểu kĩ chi tiết, đôi khi phải nắm được toàn tác phẩm. Nên qua chi tiết có thể kiểm tra về việc nắm toàn tác phẩm của thí sinh. Hai cái kết thúc Chí phèo và Vợ nhặt thuộc loại này. Vả lại, đề khối D ra về chi tiết (Chí phèo và Vợ nhặt), đề khối C ra về nhân vật (Rừng Xà nu) vậy là đề năm nay đã có quan tâm toàn diện cả chi tiết và nhân vật đối với thể loại truyện ngắn, chứ đâu có lệch.

6. TS. Trung có nói: “Tôi rất thích câu nói của Nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng từ hồi văn học của ta còn nặng về nội dung tuyên truyền mà xem nhẹ nghệ thuật: “Một tác phẩm văn học hay, theo tôi, là phải 50% nội dung, 50% nghệ thuật”.

Nhưng bài “tập làm văn” của học trò không phải là “sáng tác văn chương” của nhà văn chuyên nghiệp, do đó vận dụng ý này để đánh giá bài thi văn của học trò là khập khiễng.

ĐÁP ÁN TIẾNG ANH KHỐI A1, D1 HỆ CAO ĐẲNG 2012 - ĐÁP ÁN MÔN VĂN KHỐI C, D HỆ CAO ĐẲNG 2012 - ĐÁP ÁN MÔN SINH KHỐI B HỆ CAO ĐẲNG 2012 - ĐÁP ÁN MÔN VẬT LÝ KHỐI A, A1 HỆ CAO ĐẲNG 2012 - ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ KHỐI C HỆ CAO ĐẲNG 2012 ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ KHỐI C HỆ CAO ĐẲNG 2012

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Tải về ngay đáp án thi Đại học chính thức khối A, A1 2012

Dư luận phẫn nộ cực điểm khi Fan cuồng có thư gửi Bộ Giáo dục

Clip xúc động: Con gái tôi, nó không thể chết

Xinh ơi là xinh những nữ sinh thi Đại học

Fan cuồng, càng đả kích càng... cuồng hơn

Nữ Thạc sĩ xinh đẹp gây sốt cư dân mạng Trung Quốc

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Độc giả Văn Hữu