Trẻ châu Á bị giảm thị lực quá mức

06/05/2012 09:07
Theo BBC
(GDVN) - Có tới 90% HS tốt nghiệp ở các thành phố lớn tại châu Á đang bị mắc chứng cận thị - một nghiên cứu vừa cho biết.

Các nhà nghiên cứu nói rằng “mức tăng đặc biệt” số trẻ em cận thị là do các em học tập rất vất vả ở trường học và ít được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Các nhà khoa học nói rằng cứ 5 HS thì có một em bị cận thị nặng thậm chí bị mù. Theo giáo sư Ian Morgan, của trường ĐH quốc gia Australia, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu này thì 20-30% từng là mức trung bình của số HS bị cận thị. Nhưng đến nay con số này đã lên hơn 80%. Các chuyên gia về mắt cho biết nếu bạn bị cận thị thì tầm nhìn của bạn sẽ bị nhòe khi vượt quá 2 mét.

Giáo sư Morgan cho rằng nhiều trẻ em ở Đông Nam Á dành quá nhiều thời gian học tập tại trường và làm bài tập ở nhà. Riêng điều này đã tạo áp lực lên mắt, tuy nhiên, nếu mắt được tiếp xúc từ 2 tới 3 giờ với ánh sáng mặt trời thì sẽ giúp mắt cân bằng và duy trì được thị lực tốt.

Các nhà khoa học tin rằng chất hóa học có tên là dopamine đóng vai trò quant rọng, tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên sẽ tăng mức độ dopamine trong mắt và điều này có thể ngăn chặn sự giãn đồng tử mắt.

Các yếu tố văn hóa được cho là đóng vai trò quan trọng. Nhiều nơi ở Đông Nam Á, trẻ em có giấc ngủ trưa và theo giáo sư Morgan thì điều này khiến các em không có cơ hội tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để ngăn chặn cận thị.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Nghi án Hiệu trưởng dùng bằng không hợp pháp để đi học

Chân dung các Tổng thống Mỹ thời sinh viên (P2)

Abramham Lincon - Từ cậu bé nghèo trở thành Tổng thống Mỹ

Tin nóng: 1.400 HS vẫn nghỉ Tết; Giáo viên kéo lê học trò bị bắt

Sinh viên ào ào về quê "trốn" cái nắng 40 độ C của Hà Nội

Chùm ảnh: "Nơm nớp nỗi sợ" nhìn cảnh học sinh sang đường

Theo BBC