GLTT của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Nóng xung quanh kỳ tuyển sinh 2012

07/03/2012 15:17
Xuân Trung
(GDVN) - Sáng nay 7/3, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã có buổi đối thoại với nhân dân cả nước, những người quan tâm tới ngành GD&ĐT.
Đáng chú  ý, trong  buổi sáng  có rất nhiều  ý kiến băn khoăn từ các thí sinh chuẩn bị dự thi kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ sắp tới, những quy chế, thủ tục và phương hướng lựa chọn ngành nghề. Tất cả được Bộ trưởng Phạm Vũ Luận giải thích trong sáng nay.

Không có khối H1

Sau Hội nghị hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ vừa qua, mặc dù đã có những kế hoạch, phương hướng tuyển sinh được Bộ GD&ĐT thông báo những có những ý kiến chưa thông về những điểm mới  trong tuyển sinh 2012. Bộ trưởng Luận cho rằng, tất cả những thông tin về  tuyển sinh, độc giả có thể tham khảo trên Website của Bộ GD&ĐT. Một trong những thay đổi năm nay thêm khối thi A1 và mở rộng cụm thi Vinh và Hải Phòng, các thí sinh ở lân cận Hải Phòng và Nghệ An có thể về đây để thi.
Ông Bùi Anh Tuấn cho biết, những trường năm trước thi khối A năm nay vẫn tiếp tục thi khối A. Ảnh Xuân Trung
Ông Bùi Anh Tuấn cho biết, những trường năm trước thi khối A năm nay vẫn tiếp tục thi khối A. Ảnh Xuân Trung
Ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cũng cho biết, chủ trương chung là giữ ổn định, chỉ thay đổi về kỹ thuật. “Chúng tôi mở rộng cụm thi, khối thi A1. Tuy nhiên, xin lưu ý là các trường đã thi khối A năm ngoái năm nay vẫn phải thi khối A” ông Tuấn cho biết.
Nhiều thắc mắc liên quan tới chế độ tuyển thẳng học sinh giỏi quốc  gia, những ý kiến bày tỏ lo lắng rằng, liệu trường ĐH nào cũng tuyển thẳng học sinh đạt giải 3 trở lên không? thủ tục xét tuyển thẳng làm thế nào và thời điểm nộp là bao giờ?  Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, với Quyết định hiện nay của Bộ, đối với các thí sinh đạt từ giải 3 trở lên đối với các kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia, được tuyển thẳng đối với các ngành học liên quan đến môn học đã đỗ.
“Bộ ưu tiên để các cháu vào học những ngành mà nền khoa học công nghệ, nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước rất cần nhân lực chất lượng cao. Ví dụ, như hiện nay chúng ta triển khai dự án điện hạt nhân, nghiên cứu về biển, nghiên cứu và làm chủ tình hình khí hậu thủy văn để chủ động trong phòng, tránh, chống…” Bộ trưởng cho biết.
Liên quan  tới vấn đề tìm hiểu thông tin trước khi làm hồ sơ dự thi ĐH, CĐ, năm nay Bộ GD&ĐT không đứng ra in Cuốn những điều cần biết, nhiều ý kiến trên cả nước bày tỏ, nếu Bộ không in sẽ khiến nhiều thí sinh “rối như canh hẹ” khi tìm hiểu và lựa chọn trường thi. Hơn nữa, khi biết tin Bộ không in cuốn này, nhiều cơ sở đã lợi dụng việc này để phát hành cuốn sách hướng dẫn thí sinh (giá bán 30.000 đồng/cuốn), đặc biệt những thông tin trong đó không chính xác.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đối thoại với nhân dân cả nước trong buổi sáng ngày 7/3. Ảnh Xuân Trung
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đối thoại với nhân dân cả nước trong buổi sáng ngày 7/3. Ảnh Xuân Trung
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng lưu ý, thông tin mà Bộ không phát hành những điều cần biết là vừa đúng, vừa không đúng. Bộ không phát hành chỉ tiêu tuyển sinh của các trường mà các trường tự đăng ký trên cơ sở các điều kiện, yêu cầu của Bộ. Bộ giao cho NXB Giáo dục xuất bản cuốn sách này và vẫn do các Vụ, Cục cân chỉnh các thông tin. Hiện cuốn sách chưa được phát hành do một số  lý do, như còn có sai sót cần điều chỉnh, một số trường đăng ký lượng tuyển sinh quá cao. “Tôi chắc chắn những thông tin do các đơn vị khác đưa ra là không đáng tín cậy, ít nhất là đến sáng hôm qua (6/3), vẫn có 40 trường chưa có thông tin về Bộ”.
Trước thông tin Trường ĐH kiến trúc TP HCM lại xin thêm khối thi H1, nhưng chỉ tiêu cũng không rõ ràng. Về khối thi H1, Bộ trưởng khẳng định, không có khối H1 như độc giả cung cấp. Trường ĐH kiến trúc TPHCM có đề nghị khối này, nhưng hiện nay, khối này không có trong danh mục các khối thi đã công bố.

Làm gì để khắc phục tình trạng sinh viên bị… ế

Trong cơ cấu nhóm ngành nghề hiện nay đang có  sự chênh lệch đáng kể, theo thống kê phần lớn thí sinh chọn theo các nhóm ngành kinh tế, ngân hàng, kinh doanh. Những nhóm ngành khoa học, xã hội đang rơi vào lối cụt, sinh viên ra trường khó tìm việc, đặc biệt sinh viên học sư phạm. Đặc biệt, các tỉnh miên Trung từ Thừa Thiên Huế trở ra. Nhiều sinh viên ra trường 3 năm, 5 năm, thậm chí 7 năm vẫn không xin được việc đúng chuyên môn rồi phải làm gia sư, công nhân để kiếm sống. Trách nhiệm của Bộ GD&ĐT tới đâu?

Vấn đề này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, trên cơ sở Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương làm quy hoạch nguồn nhân lực, Bộ GD&ĐT hoàn thiện hơn, cụ thể, chi tiết hơn quy hoạch phát triển mạng lưới các trường đại học, cao đẳng. Xem trên phạm vi cả nước theo lộ trình từ nay đến 2020 và các năm sau, sẽ thành lập thêm hay không thành lập thêm bao nhiêu trường, việc thành lập trường ở các khu vực, vùng kinh tế ra sao.
Trả lời báo chí, Bộ trưởng Luận cho rằng, rất vui khi được tham gia đối thoại với nhân dân, mừng vì nhiều người rất quan tâm tới nền giáo dục nước nhà. Ảnh Xuân Trung
Trả lời báo chí, Bộ trưởng Luận cho rằng, rất vui khi được tham gia đối thoại với nhân dân, mừng vì nhiều người rất quan tâm tới nền giáo dục nước nhà. Ảnh Xuân Trung
Trả lời những thắc mắc này, dường như Bộ trưởng Luận chưa nói đúng trọng tâm câu hỏi, Bộ trưởng Luận cho rằng, “chúng tôi sẽ tính toán và thiết lập thông tin trên mạng internet và phương tiện thông tin đại chúng về số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào các ngành nghề, khu vực, số lượng đang học chuẩn bị ra trường để các thế hệ sau chuẩn bị thi cử, lựa chọn ngành nghề”.
Trước thực trạng một vài năm gần đây ngành sư phạm đang “xuống dốc”, điển hình cho việc đó là điểm đầu vào ngành này mỗi lúc một thấp, sinh viên giỏi không chịu vào học vì cho rằng ra trường lương ít, khó xin việc. Để khắc phục tình trạng này trong thời gian tới, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, cần có 2 khối công việc. Một khối công việc thuộc về ngành sư phạm, thuộc trách nhiệm của Bộ GD&ĐT, một khối công việc thuộc về các cơ quan có trách nhiệm về việc sau tốt nghiệp, nơi làm việc của sinh viên.
“Phía Bộ GD&ĐT, tôi nghĩ cần có tuyên truyền, tôn vinh nghề giáo. Mặt khác cũng dành thời lượng nhất định tuyên truyền tôn vinh những tấm gương tốt. Các chế độ chính sách đối với thầy cô giáo trong ngành sư phạm và đối với học sinh, sinh viên trong trường sư phạm. Các điều kiện đảm bảo sinh hoạt ăn ở, học tập nghiên cứu khoa học của học sinh các trường sư phạm cũng cần có sự quan tâm, ưu đãi hơn” .
Trong thời gian tới, Bộ sẽ chủ động trao đổi, tham vấn các bộ, ngành, địa phương trong việc xác định các cơ chế liên quan đến việc tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, đào tạo, đãi ngộ các nhà giáo.

Điểm nóng

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Ôn thi Đại học

Tư vấn tuyển sinh

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

 Đổi mới Giáo dục

 Xem nhiều nhất trong tháng

  
Xuân Trung