Văn Miếu-Quốc Tử Giám bó tay với người vô văn hóa?

10/08/2012 06:04
Bích Thảo
(GDVN) - Ngay cả những người không sống trên đất nước Việt Nam họ cũng lên tiếng kêu gọi bảo vệ khu di tích. Vậy mà chúng ta, những người dân sở hữu di sản ấy lại không biết trân trọng, gìn giữ. Sờ đầu rùa, trèo, đứng, đạp lên cụ rùa liệu có phải là hành động của những người có văn hóa hay không?
LTS: Gần đây, dư luận bức xúc trước hành động ngồi, cưỡi, đạp lên đầu rùa trong khu di tích của một số bạn trẻ. Những hành động ấy đã bị xã hội lên án kịch liệt, hầu hết mọi người đều cho rằng đây là hành động thiếu văn hóa. Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với bà Phạm Thúy Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám về cách hành xử của giới trẻ với khu di tích này.“Chúng tôi bó tay với người vô văn hóa” 82 con rùa đội trên mình 82 tấm Bia Tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới cần được bảo vệ khẩn cấp, là tài sản quý giá của toàn nhân loại. Ngay cả những người không sống trên đất nước Việt Nam họ cũng lên tiếng kêu gọi bảo vệ khu di tích. Vậy mà chúng ta, những người dân sở hữu di sản ấy lại không biết trân trọng, gìn giữ. Sờ đầu rùa, trèo, đứng đạp lên cụ rùa liệu có phải là hành động của những người có văn hóa hay không?
Bà Phạm Thúy Hằng - Phó Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Bà Phạm Thúy Hằng - Phó Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám
“Chúng tôi đã làm hết cách rồi” - Bà Phạm Thúy Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám (gọi tắt là Trung tâm) đã phải thốt lên khi chứng kiến những bức ảnh các bạn trẻ trèo đầu, cưỡi cổ cụ rùa. Bà Hằng cho biết: “Chúng tôi đã tăng cường bảo vệ, làm hàng rào, nhưng những người không có ý thức thì họ vẫn có thể trèo vào. Chẳng lẽ chúng tôi lại làm tường bao hay đưa vào trong phòng khóa lại?” Muốn bảo vệ những di sản quý giá đó không có cách nào khác là phải thay đổi nhận thức của con người. Ý thức của du khách mới chính là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo tồn những di sản văn hóa mà cha ông ta để lại. Nếu chúng ta không biết gìn giữ thì con cháu chúng ta sẽ không được thừa hưởng những giá trị quý giá đó. Không ít ông bố, bà mẹ khi đưa con vào thăm Văn Miếu rất muốn được tận tay sờ đầu cụ rùa để lấy may, cầu tài. Như vậy, không chỉ cần phải giáo dục ý thức cho những đứa trẻ mà còn cần phải thay đổi nhận thức cho bố mẹ chúng. Có học nhưng không có ý thức
Nhận xét về những bức ảnh phản cảm của các bạn học sinh, sinh viên trèo đầu rùa trong thời gian vừa qua, bà Thúy Hằng cho biết: “Ảnh đó có thể là do các bạn trẻ chụp vào cuối giờ chiều, lúc đó bảo vệ đang đi kiểm tra khu vực bên trong khu di tích nên không để ý, bao quát hết được". "Tôi không biết là các bạn ấy có phải là sinh viên hay không nhưng các bạn này chắc chắn cũng đã từng được đi học, thế mà lại không có ý thức. Tôi thật sự hồ nghi rằng không biết các bạn ấy học được cái gì và học để làm gì nữa?", bà Hằng bức xúc.
Hành động đạp lên đầu rùa bị xã hội lên án kịch liệt
Hành động đạp lên đầu rùa bị xã hội lên án kịch liệt
Theo bà Hằng, các bạn trẻ cần phải được giáo dục ý thức tôn trọng các giá trị văn hóa truyền thống nhiều hơn nữa. Mặc dù đã có nhiều biện pháp để bảo vệ nhưng khu di tích chưa có quy định xử phạt đối với các hành vi sờ vào hiện vật. Vì vậy, nhiều người vẫn không ngần ngại thực hiện hành động phản cảm ấy khi lực lượng bảo vệ không có mặt.
Sờ đầu rùa là thể hiện sự mê tín, cuồng vọng
Trước thực trạng ngày càng có nhiều người đổ xô đến Văn Miếu xin sờ đầu rùa, không ít người đã lên tiếng bao biện rằng đáng mừng vì ngày càng có nhiều người biết quan tâm đến sự học của con em họ. Nhưng bà Hằng đã thẳng thắn bác bỏ ý kiến đó: “Việc sờ đầu cụ rùa hoàn toàn không mang chút ý nghĩa nào là truyền thống hiếu học cả. Hiếu học thực sự khi chúng ta đến vùng đất học chúng ta biết thắp nén hương, đứng trước những bậc thánh nhân thành tâm cầu nguyện. Chứ còn việc sờ đầu rùa là thể hiện sự mê tín mà thôi”. Bà Hằng cũng nhấn mạnh rằng: “Tôi rất trân trọng và mong muốn ai cũng ít nhất một lần trong đời bước chân đến Văn Miếu để thể hiện lòng tôn kính với những giá trị văn hóa của cha ông ta để lại. Nhưng đừng ai nghĩ rằng ta đến đây là ta đã có tất cả, có cả một bồ kiến thức, có thể đỗ đạt cao. Kiến thức là phải được bồi đắp, tích lũy từng ngày".
Bức ảnh quỳ "Xin đừng sờ đầu rùa"
Bức ảnh quỳ "Xin đừng sờ đầu rùa"
Bên cạnh những hình ảnh giẫm đạp lên đầu rùa gây phản cảm, gần đây còn xuất hiện hình ảnh một họa sĩ, giảng viên trường ĐH Kiến Trúc quỳ xuống cõng tấm biển “Xin đừng sờ đầu rùa” gây xôn xao dư luận. Hình ảnh xin đừng sờ đầu rùa ấy thể hiện mong muốn kêu gọi mọi người đừng sờ đầu rùa nữa để cùng nhau bảo vệ di sản văn hóa quý báu này. Đây là một hành động được nhiều người đánh giá cao nhưng Phó Giám đốc Trung tâm lại nhận xét: “Tất cả chúng ta đều biết chữ, chúng tôi đều đã có biển nhắc nhở rồi nên đâu cần phải quỳ xuống như thế. Có lẽ khi ấy bạn đó thấy đã đi vào cùng cực, bức xúc quá rồi. Nhưng khi cậu ấy không còn đứng ở đó thì người ta cũng sẽ vẫn sờ đầu rùa nếu họ không có ý thức”.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Bộ GD công bố điểm sàn: "Cơ hội vàng" cho thí sinh đăng ký nguyện vọng

Bộ Giáo dục chính thức công bố điểm sàn ĐH, CĐ năm 2012

Từ chối tuyển thẳng, Phương Bình đỗ thủ khoa HV An ninh Nhân dân

GV người Hà Lan đòi Raflles Hà Nội bồi thường 300 triệu tiền lương

9 chuyện nhỏ và những bức xúc lớn của giáo dục Việt Nam

Hàng trăm sinh viên đạp xe diễu hành kêu gọi ủng hộ người đồng tính

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Bích Thảo