Vụ bê bối thi cử ở Bắc Giang: Giao lưu trực tuyến chống tiêu cực

13/06/2012 09:56
Ban Giáo dục Báo GDVN
(GDVN) - Vụ bê bối gian lận thi tốt nghiệp 2012 ở Hội đồng thi Trường THPT DL Đồi Ngô (Lục Nam, Bắc Giang) "phát nổ" chỉ sau đúng một ngày kỳ thi này kết thúc...
Những hình ảnh, clip ghi lại cảnh thí sinh gian lận trắng trợn trong phòng thi, giám thị thờ ơ, bỏ “đi chơi” để thí sinh chép bài trong 6 môn thi tại kỳ thi tốt nghiệp THPT tại phòng thi số 8, Hội đồng thi Trường THPT DL Đồi Ngô, Bắc Giang đang rất "nóng", khiến độc giả toàn quốc quan tâm từng giờ, từng ngày, chờ đợi quyết định xử lý của các cơ quan chức năng. Đã có hàng trăm độc giả gửi thư bày tỏ sự thất vọng với những tiêu cực này và ủng hộ những người giám phanh phui sai phạm có tính hệ thống này. 
Đó là lý do vì sao Báo Giáo dục Việt Nam tổ chức cuộc giao lưu trực tuyến giữa những người chống tiêu cực thi cử, các chuyên gia tâm huyết của lĩnh vực giáo dục với độc giả cả nước. Đó là Người đương thời Đỗ Việt Khoa, thầy giáo chống tiêu cực tại Bắc Giang NDN, PGS. Trần Xuân Nhĩ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo, Nhà thơ Vũ Quần Phương, TS. Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội, Hiệu trưởng Trường THPT DL Đinh Tiêng Hoàng (Hà Nội). Để đặt câu hỏi tới các chuyên gia, độc giả cả nước xin vui lòng gửi về: toasoan@giaoduc.net.vn

Ông Phan Hồng Sơn - Phó TBT Báo GDVN (bên phải) tặng hoa các khách mời giao lưu trực tuyến với độc giả cả nước
Ông Phan Hồng Sơn - Phó TBT Báo GDVN (bên phải) tặng hoa các khách mời giao lưu trực tuyến với độc giả cả nước


XEM CÔNG NGHỆ QUAY CÓP QUA 5 MÔN THI TẠI BẮC GIANG
CLIP GIAN LẬN MÔN HÓA
CLIP GIAN LẬN MÔN TOÁN
CLIP GIAN LẬN MÔN ĐỊA LÍ
CLIP GIAN LẬN MÔN VĂN
CLIP GIAN LẬN MÔN SỬ


Độc giả Thu Hoài (Hà Nội): Ở tầm chiến lược giáo dục của một quốc gia, những hiện tượng tiêu cực, quay cóp trong thi cử đã và đang xảy ra theo ông chúng là biểu hiện của những bất cập nào của nền giáo dục bậc PTTH ở Việt Nam? Cần làm những gì để thay đổi điều đó?

PGS. Trần Xuân Nhĩ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo, Phó Chủ tịch Hiệp hội các Trường ĐH-CĐ Ngoài công lập: Tôi thấy rằng tiêu cực trong thi cử là rất đau xót trong giáo dục. Việc Clip ở Đồi Ngô là không thể chấp nhận được. Ở đề thi văn Bộ đã đưa đề bài nói về thói dối trá. Việc tiêu cực vừa rồi tôi thấy không thể chấp nhận được.

Muốn chống tiêu cực cần phải thay đổi từ cách học, cách dạy. Nếu như không thay đổi được thì hiện tượng tiêu cực sẽ vẫn xảy ra.

Năm 2006, Bộ đã đưa ra việc chống tiêu cực, nhưng sự việc ở Đồi Ngô hết sức trắng trợn, từ việc lộ đề thi, phát phao cho học trò, thu lại phao thi, thầy giáo cô giáo thấy học trò trao đổi vẫn lặng im…. Sự tiêu cực đã lên đến mức quá đáng, chắc chắn còn nhiều trường khác có hiện tượng này. Đây là hiện tượng rất đáng để phê phán.

Ông Phan Hồng Sơn - Phó TBT Báo Giáo dục Việt Nam tặng hoa GS. Trần Xuân Nhĩ trước buổi giao lưu trực tuyến
Ông Phan Hồng Sơn - Phó TBT Báo Giáo dục Việt Nam tặng hoa GS. Trần Xuân Nhĩ trước buổi giao lưu trực tuyến

Nhà thơ Vũ Quần Phương: Hiện tượng tiêu cực trong thi cử ở các cấp học kể cả PTTH và Đại học phải trả lời hai kía cạnh: Học hành thi cử; Đạo đức xã hội.

Trả lời lần lượt theo quy mô, cơ sở đến bộ và trách nhiệm toàn XH. 3 quy mô đều có trách nhiệm tạo nên khuyết điểm này. Quy mô xã hội từ ngày thống nhất đất nước, nhất là từ khi đi vào kinh tế thị trường có nhiều điều tiến bộ, con người được phép thỏa mãn nhiều nhu cầu, khi đó con người bị sa vào vụ lợi, dẫn đến hành vi thiếu trung thực, lương tâm nghề nghiệp. Việc này chúng ta cần hiểu như thế, bề trong và bề ngoài phải thống nhất.

Bây giờ có những tổng công ty làm thất thoát hàng nghìn tỷ và người dân thường lại tăng các loại thuế, phí bù vào, điều đó rất không hay. Một vấn đề khác, đất đai thuộc về người làm cho nó phì nhiêu. Hàng đoàn bà con nông dân đi giữ đất thì lương tâm của một công dân sẽ nghĩ như thế nào, đứng về phía nào cho phải. Đừng nghĩ rằng những vấn đề trên chỉ là phạm trù kinh tế mà nó còn là đạo đức.

Nếu những sự không minh bạch mà được bảo vệ, được dung dưỡng thì con người sẽ chọn cách sống thu lợi cho mình, không có trách nhiệm với cộng đồng. Điều này dội vào trong ngành giáo dục. Đối với thầy là chạy theo thành tích, chứ không phải chất lượng giảng dạy. Đối với trò chạy theo điểm số, bằng cấp chứ không quan tâm đến kiến thức thật của mình.

Sự sa sút này diễn biến hàng chục năm, là quá trình đến hôm nay mức độ trầm trọng, không giải quyết không được. Muốn giải quyết cũng không phải chỉ có ngành giáo dục mà phải có vai trò của toàn Xã hội và cũng không giải quyết trong phạm vi giáo dục mà còn các ngành khác. Nếu còn có gian dối thì ngành giáo dục vừa là nguyên nhân vừa là nạn nhân của sự gian dối nó.

Giải quyết như thế nào có lẽ bắt đầu từ chống tham nhũng, tham nhũng trong giáo dục: thi cử, trong dạy và học. Mà muốn chống tham nhũng thì phải bắt đầu từ những quy chế xã hội, quy chế ngành nghề nói chung là luật pháp. Muốn làm thật sự thì chắc chắn làm được (tôi nhắc lại là thật sự chứ không phải chỉ là một cái phong trào có tính hình thức). 

Người đương thời Đỗ Việt Khoa: Giáo dục Việt Nam còn chậm tiến về phía con người, nhất là những người làm quản lý giáo dục. Chúng ta làm gì thì làm cũng phải tập trung vào vấn đề thay đổi tư duy của người lãnh đạo ngành, các nhà quản lý giáo dục.

Độc giả Thanh Thu (Nam Định): Thật là kinh ngạc và xấu hổ khi đất nước Việt Nam có một hội đồng thi tồi, học sinh và một số giáo viên kém đạo đức ngay khi làm bài nghị luận môn ngữ văn về thói dối trá. Đáng trách nhất là những người bao che cho những tệ nạn đó (đến thời điểm này phải nói là tệ nạn thật), bởi nó đã xảy ra ở quá nhiều nơi trên cả nước. Các ông đánh giá gì về sự dối trá ấy diễn ra ở một kỳ thi lớn, mà lại được bắt nguồn từ sự tiếp tay của những người làm công tác giáo dục?

PGS. Trần Xuân Nhĩ: Tôi thấy rằng hiện tượng tiêu cực không thể giảm được ngay tức khắc. Bộ đã phải cử đến hai người coi thi mong muốn tốt hơn. Nhưng ở Đồi Ngô chính những người thầy lại là người tiếp tay cho gian lận thì thật là đáng xấu hổ. Bộ đã có phát động phong trào: Kỉ cương, tình thương, trách nhiệm nhằm nâng cao trách nhiệm cũng như đạo đức của người thầy để nền giáo dục Việt Nam ngày càng phát triển hơn. Dù phong trao từng được phát động rộng khắp nhưng ngày nay lại có quá nhiều tiêu cực xảy ra. Người thầy giáo đã vi phạm đạo đức rất nghiêm trọng

TS. Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội, Hiệu trưởng Trường THPT DL Đinh Tiêng Hoàng (Hà Nội): Trước hết, chúng ta không đồng tình với việc dối trá, nhất là việc dối trá trong giáo dục. Tôi cũng đề nghị bạn nhìn nhận vấn đề mang tính chất xã hội, không chỉ có bó hẹp trong giáo dục. Xã hội chúng ta bây giờ, không phải ngành giáo dục còn có các tiêu cực mà tham ô tham nhũng xảy ra ở các ngành khác, chuyện đó nó lây lan sang giáo dục, mặt khác do công tác tổ chức và quản lí của ngành chưa khoa học.

TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lí giáo dục Hà Nội (bên phải)
TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lí giáo dục Hà Nội (bên phải)

SỐC VỚI HÌNH ẢNH GIAN LẬN Ở TRƯỜNG ĐỒI NGÔ  TỪ CAMERA THỨ BA
MẸ GS NGÔ BẢO CHÂU "CHÂU VẪN CÒN KỲ VỌNG VÀO NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM"

Người đương thời Đỗ Việt Khoa: Nói một cách không nói tránh, tiêu cực thi cử ở Bắc Giang năm nay đúng là một sự dối trá có quy mô lớn, sai phạm ở đây đã được tổ chức một cách chặt chẽ từ hiệu trưởng đến hiệu phó đến thành viên của trường đều tham gia. Các giám thị coi thi cũng đã tiếp tay cho những sai phạm đó. Nó xảy ra ở quy mô rất rộng không chỉ ở Đồi Ngô.

Độc giả Lê Cầm (TP.HCM): Với kinh nghiệm của bản thân, tôi xin đặt câu hỏi với thầy: Ngay khi còn đang học tại trường, một số giáo viên mở lớp dạy thêm, đã có "chiêu" hút học sinh đến lớp dạy tại nhà riêng của mình, bằng cách tiết lộ các  đề thi học kỳ, kiểm tra. Vì quyền lợi, vì sợ thầy "đì", học sinh tỏ vẻ rất nể nang, kính trọng người thầy của mình ngay lúc đó, nhưng khi  không còn học họ nữa, học sinh sẽ suy nghĩ lại, thì  lòng kính trọng cũng giảm sút, thậm chí còn xem thường, vì cho rằng người thầy đó đã không công bằng. Việc giáo viên đồng lòng cho học sinh gian lận trong kỳ thi Tốt nghiệp, ông có nghĩ rằng học sinh sẽ rất mừng, rất mang ơn ngay tại thời điểm đó nhưng khi bước ra cuộc đời nhiều va chạm, vô tình gặp lại những người thầy đã từng giúp mình "thoát hiểm", lòng kính trọng của học sinh có còn nguyên vẹn?

Người đương thời Đỗ Việt Khoa: Việc ép học sinh học thêm bằng mọi cách hiện nay đã diễn ra ở khắp nơi từ kín đáo đến công khai. Nói thẳng ra rồi đó là hành vi “bán chữ” của người thầy và ép buộc học sinh phải mua. Đôi khi phải mua với giá rất đắt, có những khi học sinh không đến học vẫn phải nộp tiền học thêm. Phổ biến nhất là hầu hết các trường đều cưỡng ép học sinh ôn thi tốt nghiệp.

Thời trước, chúng tôi luôn nhớ ơn thầy cô của mình với sự kính trọng trọn vẹn bởi vì giáo dục thời đó hoàn toàn trong sáng, không có liên quan đến chuyện tiền bạc. Còn bây giờ, việc dạy và học ở nhiều nơi mang tính đậm tính chất mua bán. Điều này sẽ mất đi lòng kính trọng của học sinh đối với thầy cô và sẽ ảnh hưởng đến truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Kiến thức của em đã được trả bằng tiền thì cái ơn nghĩa còn đòi nữa không?

TS. Nguyễn Tùng Lâm: Trước hết tôi cũng là học sinh và giờ làm giáo viên, có quan điểm giống bạn, Tôn sư trọng đạo thì mới thành người, Tôi nghĩ ít có học sinh nào trên thế giới có lòng kính trọng như học sinh Việt Nam. Người thầy giúp chúng ta nhận ra nhiều chân lí, còn đường đi nữa. Khi tôi làm thầy tôn vinh dự tìm ra con đường đi của trò, chính vì thế tôi mới có trường dân lập, nhiều trường khác không nhận nhưng tôi dám nhận.

Tôi cảm ơn  bạn đã đặt ra vấn đề thời sự hiện nay: Ông thầy đã dùng chiêu lôi kéo trò mình vào đây, làm chính nhân cách học sinh mất dần, cái này chúng tôi đang tìm cách để chống, vừa quan Bộ có chỉ thị về dạy thêm học thêm, nhưng như thế là chưa đủ.

Trước hết, người thầy là người giúp học trò có kỷ cương, không thể  vô lối được. Thầy không thể nghĩ thương trò qua 12 năm học để trò “thoát hiểm”.

Tôi nghĩ rằng người thầy đó không phải là người xấu, muốn giúp trò thoát hiểm. Bạn có nghĩ đằng sau đó người ta không tôn trọng ông thầy, tôi nghĩ chuyện này trong cuộc sống chúng ta nên gạt đi mà nhìn ở một khía cạnh tốt đẹp hơn. Thể hiện rõ trách nhiệm của người thầy là giúp học sinh phát triển một cách tốt đẹp. 

PGS. Trần Xuân Nhĩ: Tôi rất tán thành ý kiến của anh, vì trong quá trình dạy học mình không giữ đúng kỉ cương và làm điều không đúng thì học sinh sẽ coi thường mình. Với việc giúp học sinh gian lận tôi nghĩ trước mắt khi học sinh chưa nhận thức đầy đủ thì biết ơn thầy, nhưng từ việc “giúp đỡ” của thầy học sinh sẽ thầy rất nhiều cái hại và coi thường cách làm của thầy.

Nếu như trong quá trình dạy học ở nhà trường tôi yêu cầu học sinh rất nghiêm khắc lúc đó học sinh có thể khó chịu nhưng sau đó họ sẽ biết ơn mình.

Tôi có câu chuyện rằng khi tôi còn dạy học, có học sinh phải làm thực hành thí nghiệm với con chuột. Cô ấy rất sợ và không dám làm. Đáng lẽ thì tôi phải cho cô ấy điểm 0 nhưng tôi không làm thế. Tôi nghĩ đến trong tương lai cô ấy sẽ phải đưa con chuột ra thực hành cho học sinh của cô. Tôi đã tạo điều kiện cho cô ấy làm quen với con chuột một cách từ từ. Thương học trò là phải tạo điều kiện cho học sinh tự mình hoàn thành công việc của mình chứ không phải bằng cách dối trá.

Mươi năm về sau tôi  nhận được thư cám ơn của cô về việc làm quen với con chuột, nhờ vậy mà cô có thể tự tin dứng giảng cho học trò về việc phản xạ có điều kiện.

Dạy bất cứ môn học gì là phải dạy học sinh tự lực, chứ không được giúp học sinh bằng cách gian dối.

ĐÁP ÁN 6 MÔN THI TỐT NGHIỆP - TỬ THẦN RÌNH RẬP THÍ SINH NHỮNG NGÀY THI

MẸ GS NGÔ BẢO CHÂU "CHÂU VẪN CÒN KỲ VỌNG VÀO NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM"

Độc giả Bùi Long:
Chào Tiến sĩ Tùng Lâm, tôi xin có một câu hỏi gửi tới ông. Với cương vị là một người thầy, nếu thầy phát hiện học trò trường mình quay cóp trong một giờ kiểm tra bình thường mà giáo viên làm ngơ, thầy sẽ xử lý tình huống ấy như thế nào?

Trường chúng tôi là đa số học sinh không phải giỏi, yêu cầu học sinh học nghiêm túc nhưng chúng tôi có tổ chức kiểm tra, những giờ kiểm tra rất chặt chẽ và giờ thi học kỳ thì càng chặt chẽ hơn, vì quan điểm chúng tôi nếu học mà không thi, không kiểm tra nhưng kiểm tra không phải cho thầy mà chính là cho người học. Do đó, trường Đinh Tiên Hoàng trong các giờ kiểm tra thực hiện rất nghiêm túc, học sinh được bao nhiêu điểm chúng tôi chấp nhận bấy nhiêu.

Kết quả đó để giúp chính học sinh tự đánh giá mình và rút kinh nghiệm tốt hơn. Khi học sinh vi phạm quy chế thì giáo viên nhắc là chính. Nếu cố tình vi phạm thì lập biên bản, nặng  thì hạ hạnh kiểm. Nếu giáo viên vi phạm thì cũng cảnh cáo, có thể hủy hợp đồng.

Người đương thời Đỗ Việt Khoa
Người đương thời Đỗ Việt Khoa

Độc giả Huỳnh Phát: Động lực nào giúp thầy Khoa và thầy NDN tiếp tục “chiến đấu” đòi phải có sự công bằng trong giáo dục?

Người đương thời Đỗ Việt Khoa: Bạn dùng từ chiến đấu thì to tát quá, tôi là người phát động hay không, tự mình thấy có trách nhiệm theo dõi nó. Thấy có giáo viên ở trên đó phản ảnh tiêu cực nghiêm trọng, nên tôi bố trí người thu thập chứng cứ để chuyển đến các cấp xử lý.

Thầy NDN (Bắc Giang): Trước đây tôi đã nộp đơn tố cáo từ ngày 15/1/2010 lên các cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Giang về các vấn đề tiêu cực tại trường Đồi Ngô – Lục Nam. Nhưng họ cố tình giải quyết lái đi và ỉm đi. Đến giờ họ vẫn chưa thông báo cho tôi được biết những nội dung tôi tố cáo đúng hay là sai.  Vì vậy tôi quyết định quay clip làm bằng chứng tố cáo.

Độc giả Hoàng Tuấn (TP.HCM): Có người cho rằng, hành động của thầy là đúng, nhưng cách thầy “phát tán” clip trên mạng góp phần bôi nhọ, là náo loạn nền giáo dục nước nhà. Đáng ra thầy nên bí mật gửi lên Bộ để có cách giải quyết đúng đắn. Thầy nghĩ sao về điều này?

Người đương thời Đỗ Việt Khoa: Nói là phát tán là không đúng. Tôi chỉ đưa lên mạng và gửi liên kết tới vài nhà báo. Những người không được gửi liên kết là không xem được, sau vài ngày tôi ẩn liên kết.

Những người sai phạm thường rất sợ những thông tin liên quan lên báo, trong khi đó nhân dân đến với thông tin nhờ báo chí, báo chí là công cụ tuyên truyền của Đảng và do Đảng quản lý, hiện nay không có báo tư nhân. Vậy, chúng ta có gì phải do dự khi đưa vụ việc để cho Đảng và nhân dân được biết. Che giấu sự thật không phải là cách làm tốt để đấu tranh với sai phạm.

Ngoài ra, các bạn cần biết đặc điểm của Việt Nam rằng, các vụ việc được chuyển trực tiếp cho các cấp lãnh đạo thường không được xử lý. Chỉ khi báo chí đồng loạt vào cuộc, may ra các vụ sai phạm mới được xử lý. Ai chưa từng đi tố cáo sẽ không hiểu được hết những sự thật đó.

Thầy giáo NDN (Bắc Giang): Tôi không phát tán clip, tôi gửi clip cho thầy Đỗ Việt Khoa để chờ báo điểm tốt nghiệp xong sẽ tố cáo. Nhưng thầy Khoa đã thông báo cho báo chí được biết sớm. Nhiều lần tôi đã gửi đơn tố cáo chuyển phát nhanh qua đường bưu điện đến Bộ trưởng Bộ GDĐT và gọi điện đến Bộ GDĐT để hỏi nhưng không được hồi âm. Tôi nghĩ gửi lên Bộ GDĐT thì Bộ sẽ “ỉm đi”.

Độc giả Thanh Bình (Hà Nội): Chào thầy giáo chống tiêu cực ở Bắc Giang. Trước tiên, tôi là một người ủng hộ thầy, tôi cho rằng việc làm ấy là đúng đắn để lôi những tiêu cực thi cử ra ánh sáng, có như vậy thì sự nghiệp trồng người của đất nước mới phát triển tốt được. Tuy nhiên, có lẽ thầy cũng phải chịu nhiều áp lực sau vụ việc này. Có giây phút nào thầy cảm thấy nản về những việc mình đã làm do áp lực từ nhà trường, dư luận và cộng đồng nơi thầy công tác hay không?

Thầy giáo NDN (Bắc Giang): Không bao giờ tôi chán nản vì tôi đã xác định công khai đứng ra tố cáo tới cùng cho dù các cấp vẫn bao che không giải quyết. Áp lực có nhiều do các hành vi trù dập tôi nhưng tôi vẫn không nản.

Thầy giáo NDN (chống tiêu cực ở Bắc Giang, ngoài cùng bên trái). Để đảm bảo bí mật danh tính, chúng tôi không công bố hình ảnh của thầy giáo N.
Thầy giáo NDN (chống tiêu cực ở Bắc Giang, ngoài cùng bên trái). Để đảm bảo bí mật danh tính, chúng tôi không công bố hình ảnh của thầy giáo N.


Độc giả Thanh Tâm:
Khi đã quyết định quay và công bố các clip quay cóp, vi phạm quy chế thi lên báo chí, đã bao giờ thầy nghĩ đến việc tiếp theo mình cần làm là gì? Những khó khăn nào thầy sẽ phải đối mặt, làm thế nào để vượt qua nó? Thầy có định theo đuổi sự việc đến cùng hay không? Và thầy sẽ theo đuổi nó như thế nào? Thầy có mong muốn gì đối với công luận, nhất là báo chí đối với sự kiện này?

Thầy giáo NDN (Bắc Giang): Tôi tiếp tục tố cáo 37 vấn đề sai phạm của trường dù các cấp đã bao che. Tôi mong muốn các cơ quan báo chí giúp tôi làm rõ những sai phạm của trường và của ngành giáo dục Bắc Giang.

Độc giả Mai Hoàng (Quảng Ninh): Đầu tiên, tôi xin chia sẻ với những áp lực mà thầy đã trải qua những ngày gần đây, vì quả thực phanh phui tiêu cực ngay ở nơi mình đã từng dạy học, quen biết nhiều người là điều không dễ dàng. Giả sử sau sự kiện này mà thầy bị buộc phải thôi việc hoặc bị gây khó dễ đủ đường, thầy có cảm thấy hối tiếc về những việc mình làm hay không? Là người trong cuộc, thầy mong muốn cơ quan chủ quản là Bộ giáo dục và UBND tỉnh Bắc Giang sẽ xử lý vụ việc này như thế nào?

Thầy giáo NDN (Bắc Giang): Hiện tôi đã bị buộc thôi việc trái phép. Tòa đã xử thắng về tôi nhưng nhà trường vẫn không thi hành án. Đó là việc làm tôi rất bức xúc. Tôi mong các cấp xử lý nghiêm những sai phạm có hệ thống kéo dài lâu nay tại trường THPT Đồi Ngô.

NHỮNG KHOẢNH KHẮC ẤN TƯỢNG NGÀY ĐẦU THI TỐT NGHIỆP
NGÀY ĐẦU THI TỐT NGHIỆP THÍ SINH CHUẨN BỊ PHAO THI
NHỮNG NỤ CƯỜI THỎA MÃN SAU BA NGÀY THI TỐT NGHIỆP
MẸ GS NGÔ BẢO CHÂU "CHÂU VẪN CÒN KỲ VỌNG VÀO NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM"

Độc giả Nguyễn Hường (Hà Nội): Câu hỏi xin gửi tới GS. Trần Xuân Nhĩ: Tình trạng quay cóp công khai trong các kỳ thi tốt nghiệp gần như năm nào, trường nào cũng có và không phải các nhà lãnh đạo không biết. Nhưng tại sao bao nhiêu năm vẫn rồi vẫn chưa thể cải thiện được gì? Giáo sư có nghĩ rằng nguyên nhân của hiện tượng này bắt nguồn từ tâm lý coi trọng bằng cấp hay không? Giáo sư có nghĩ là cần thay đổi hình thức thi tốt nghiệp không? Giả sử như bỏ thi tốt nghiệp và đánh giá kết quả học tập của mỗi cấp bằng cách đánh giá điểm của toàn bộ các năm học trong cấp đó?

GS. Trần Xuân Nhĩ đang giao lưu trực tuyến với độc giả cả nước tại Báo Giáo dục Việt Nam
GS. Trần Xuân Nhĩ đang giao lưu trực tuyến với độc giả cả nước tại Báo Giáo dục Việt Nam

PGS. Trần Xuân Nhĩ: Tiêu cực thì không phải chỉ lãnh đạo biết mà toàn xã hội đều biết. Ngay từ năm  2006, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đưa ra phong trào “Hai không”. Nhà lãnh đạo biết tiêu cực rất phổ biến và làm một cách chống tiêu cực rất mạnh mẽ. Khi làm mạnh mẽ thì tỉ lệ đỗ chỉ khoảng 20 – 30 % cũng phải chấp nhận.

Chắc chắn việc tiêu cực là có liên quan đến việc coi trọng thành tích. Thành tích ở chỗ cá nhân của học sinh học không đạt được nhưng muốn có thành tích có bằng, còn các trường dạy không tốt nhưng lại mong muốn học sinh trường mình đỗ nhiều hơn để không thua kém các trường khác và khi đi báo cáo được đẹp thành tích. Tiêu cực và bệnh thành tích luôn gắn với nhau.

Tôi nghĩ cần phải thay đổi thi cử. cần phải chú trọng đến việc cải tiến cách thi cử. cải tiến như thế nào? Chúng ta phải đáng giá học sinh không phải là chỉ qua một kì thi mà phải căn cứ vào cả một quá trình. Vì học sinh khi không học tốt trong cả một quá trình nhưng do có kì thi tốt nghiệp để đánh giá học sinh nên họ phải thực hiện tiêu cực. Cần phải cải tổ được cách đánh giá bằng cách vừa đánh giá kết quả 3 năm cấp 3 và cả kết quả thi hết cấp 3.

Thầy giáo trong quá trình giảng dạy cần phải cung cấp đầy đủ kiến thức cho học sinh để họ tự tin trong kì thi. Nhưng hiện nay chúng ta lại chưa thật sự làm được điều đó dẫn đến việc tiêu cực trong thi cử. Việc này cần làm trong cả một quá trình chứ không thể làm chỉ trong một bài luận văn được.

Vấn đề xử lí với thầy giáo bao che cho tiêu cực cần phải  thực hiện một cách nghiêm khắc. Những người tiêu cực thì không xứng đáng đứng trong đội ngũ giáo dục cần phải đưa họ ra khỏi ngành để làm gương cho những người khác. 

Độc giả Phạm Tuấn (Hà Nội): Tôi ủng hộ thầy Khoa! Nếu vẫn thi cử kiểu này thì cái bằng ĐH của VN không bao giờ đc thế giới chấp nhận chứ đừng nói tới phổ thông. Bằng cấp thì nhiều, nhưng kiến thức thật thì chẳng có, làm sao có ai dám công nhận và đánh giá tốt được. Tôi hy vọng sẽ có thật nhiều như thầy Khoa nữa đấu tranh loại bỏ tiêu cực, giúp giáo dục nước nhà ngày càng trong sạch hơn, có vậy thì mới phát triển được. Nhân đây cũng xin hỏi, khi thầy phanh phui hiện tượng tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp THPT tại trường Vân Tảo năm xưa, thầy đã được cả nước vinh danh, toàn ngành biết đến, nhưng đồng thời thầy cũng đã phải đối mặt với rất nhiều áp lực. Xin hỏi thầy Khoa, những lúc căng thẳng nhất do sức ép từ nhà trường, phụ huynh học sinh, dư luận địa phương, thầy đã vượt qua giai đoạn này như thế nào?

Người đương thời Đỗ Việt Khoa: Cảm ơn bạn đã chia sẻ và ủng hộ! Có những áp lực hết sức kinh hoàng như tôi đã từng bị người ta thuê xã hội đen đến đánh, dằn mặt, bị cướp và đập phá máy ảnh mà vợ tôi dùng để làm nghề chụp ảnh. Thậm chí, người ta còn cưỡng ép học sinh ký vào đơn viết sẵn vu khống thầy Khoa đánh học sinh gây thương tích và đề nghị đuổi việc tôi… Rồi nhiều người gọi điện đến đe dọa, gây nhiễu tôi trong một thời gian dài…Thế nhưng, tôi tự nhủ mình rằng luôn bình tĩnh đối phó một cách hợp lý. Cũng bức xúc lắm, nhưng may mắn nhà tôi có internet theo dõi báo chí và nghĩ rằng vụ việc của mình cũng thường thôi nên những bức xúc cũng được giảm bớt.

Độc giả Tất Thanh (Hải Dương): Thưa Tiến sĩ Tùng Lâm, ở góc độ quản lý, theo ông, tại sao hiện tượng tiêu cực trong thi cử, đặc biệt là thi cuối cấp, tốt nghiệp lại trở nên phổ biến và trắng trợn như vậy?

TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lí giáo dục Hà Nội đang trả lời trực tuyến tại Báo Giáo dục Việt nam
TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lí giáo dục Hà Nội đang trả lời trực tuyến tại Báo Giáo dục Việt nam

TS. Tùng Lâm: Tôi cho vấn đề giải quyết trong thi của ngành giáo dục thì phải làm đồng bộ, chứ không thể nêu khẩu hiệu được, chừng nào chúng ta còn chỉ nêu khẩu hiệu thôi thì chừng đó thi cử vẫn có tiêu cực. Theo tôi giải quyết trong tiêu cực thi cử phải giải quyết được 4 vấn đề:

Người học: Hiện nay trong dư luận chung là chưa  công bằng, chưa nói rõ vai trò của người học, nếu người học tự giác học để có kiến thức hiểu biết. Để giúp cho mình sau mỗi 1 năm học không chỉ trưởng thành về thể chất mà thực sự phải là người có hiểu biết, có năng lực hơn đi vào cuộc sống. Hiện nay học sinh chỉ có một nhầm lẫn là học để đối phó với thi, để lấy bằng chứ không phải học để tạo ra sự thay đổi cho bản thân. Nhưng phải nhớ học bao giờ cũng đi đôi với kiểm tra, nhưng kiểm tra và thi đó chỉ giúp người học tự đánh giá mình, xem hiểu biết và kiến thức của mình đến đâu để giải quyết và học tiếp cho chắc chắn và tốt hơn. Nếu người học với động cơ đó nguyên trong quá trình học người ta tự kiểm tra, bất kì hình thức thi nào thì người ta cũng không lo sợ. Hiện nay tình trạng học sinh  quay cóp tràn lan là không học tốt hàng ngày.

Người dạy: Có đủ năng lực trình độ và thực sự phải nêu cao đạo đức nghề nghiệp. Dạy học hiện nay phải căn cứ vào năng lực, hiểu biết thực tế của học sinh từ đó mới có phương pháp dạy phù hợp. Dạy học hiện nay không phải “nhai” lại kiến thức trong SGK mà họ phải giúp học sinh thích học, biết cách học (biết cách tự học và học đúng đặc trưng từng bộ môn), và có nề nếp học  -thường xuyên học sinh phải duy trì được nề nếp tự học.

Học có hiệu quả: Học sinh phải nhớ kiến thức, hiểu được kiến thức và quan trọng phải biết vận dụng, cao hơn nữa phải biết phân tích tổng hợp. Sáng tạo giải quyết các vấn đề môn học đặt ra. Người thầy phải giúp học sinh vượt qua bằng chính năng lực của học sinh chứ không phải bằng các thủ đoạn của người thầy.

Cách tổ chức thi làm sao cho hết sức khoa học, đảm bảo khách quan công bằng, muốn có được mùa thi như vậy người học phải có ý thức tự nghiêm túc. Người coi thi phải thực nghiệm nghiêm quy chế, nhưng đó cũng chỉ là kêu gọi. Quan điểm của tôi là phải có hệ thống giám sát, trước hết phải dùng công nghệ, phòng thi phải lắp Camera để giám sát khách quan tất cả phòng thi, Chúng tôi cũng kiến nghị Bộ GD&ĐT nên bổ sung quy chế sử dụng giám sát của cộng đồng (mời người trong Hội khuyến học, Cựu giáo chức, MTTQ…) người có hiểu biết, có tâm trong sáng và mong muốn chống tiêu cực trong thi cử tham gia giám sát và được quyền giám sát. Họ là những người tình nguyện không hưởng chế độ Hội đồng coi thi đê làm khách quan.Bên cạnh giám sát thì đề thi cũng cần cải tiến, làm sao có những đề học sinh vận dụng kiến thức, giải cách riêng theo cách của mình (đề có thể mở sách nhưng không có trong sách). Để cho thầy, trò làm quen thì giữa năm học, từng học kỳ thi Bộ nên cho làm quen dạng đề này.

Từ xưa ta ít ra loại đề này vì sợ học sinh điểm kém, bộ vẫn cho  thi theo kiểu hỏi hết trong SGK là không khoa học, vì mỗi bộ môn đều có những trọng tâm nhất định, vậy tại sao không đưa ra những trọng tâm để trò và thầy rèn luyện cách giải quyết những vấn đề đặt ra chứ không phải là nhớ quá nhiều những trang SGK không cần thiết. Các đáp án cũng phải mở chứ không khuân sáo, đóng cứng.

Xã hội phải tham gia chống tiêu cực với ngành giáo dục, trong đó cha mẹ học sinh và lãnh đạo chính quyền các cấp chúng ta phải chấp nhận ngành giáo dục thi nghiêm túc, đánh giá đúng trình độ học sinh và với tỉ lệ bao nhiêu chúng ta cũng phải chấp nhận. Chứ không thể đến lúc điểm thấp thì chính quyền , cha mẹ lại lên án. Tôi tin tưởng 1-2 năm khi học sinh thi nghiêm túc thì sẽ trở về tỉ lệ đạt cao. Mặt khác, có thể thay đổi hình thức câp bằng cho học sinh, học sinh học hết lớp 12 có thể có giấy chứng nhận rồi làm mọi nghề, mọi việc. Còn học sinh nào có điểm thi khá, giỏi thì cáp bằng tương ứng, sau này các nhà tuyển dụng căn cứ vào đó để tuyển dụng.    

Kiến nghị bộ giáo dục nên phối hợp với đoàn thể quần chúng để phát động sớm một mùa thi trong sạch nghiêm túc.                                                                                                                                    

Độc giả Hoàng Mai (Hà Nội): Những lúc khó khăn nhất, chịu sức ép nhiều nhất, ai là người ở bên cạnh thầy và sẻ chia với thầy Đỗ Việt Khoa?

Người đương thời Đỗ Việt Khoa: Báo cáo với các bạn là cái máy tính. Chính cái máy tính và mạng internet đã giúp tôi giải tỏa những bức xúc. Tôi dùng nó để chia sẻ thông tin với bạn bè, với báo chí, những em học sinh. Vì vậy, những bức xúc ấy cũng không đủ để đánh gục tôi.

Độc giả Đức Anh (Hải Phòng): Theo nhà thơ Vũ Quần Phương, điều gì khiến hiện tượng quay cóp trong khi thi ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là với một môn học như Văn học đòi hỏi sự cảm nhận về những giá trị chân, thiện, mỹ của một tác phẩm? Phải chăng là các đề thi của chúng ta chưa thực sự phát huy tính sáng tạo? Tôi hỏi vậy, vì tôi nghĩ nếu ra đề đòi hỏi chỉ có sáng tạo mới làm được thì cho dù có mang tài liệu vào cũng không có gì mà quay cóp. Rất mong Nhà thơ giải đáp?

Nhà thơ Vũ Quần Phương: Chống quay cop chúng ta có thể làm được với tất cả  các môn, riêng với môn văn chống tiêu cực dễ hơn, có thể làm như ý của bạn. Năm nay đã có đề thi kiểu đó. 

Độc giả Diệu Linh (Hà Nội): Thưa Nhà thơ Vũ Quần Phương, thời đại đã thay đổi, nhưng chương trình đào tạo bậc phổ thông trung học hầu như vẫn giữ nguyên, đặc biệt là đối với môn Văn học vốn phản ánh hơi thở của cuộc sống và thời đại. Các em học sinh không tìm thấy hình ảnh của mình và cuộc sống xung quanh mình trong các tác phẩm văn học trích giảng ở sách giáo khoa, làm sao để giúp các em cảm thụ được những giá trị của các tác phẩm ở các thời đại cha mẹ, thậm chí ông bà các em sống?

Nhà thơ Vũ Quần Phương
Nhà thơ Vũ Quần Phương

Nhà thơ Vũ Quần Phương: Tôi hiểu tinh thần câu hỏi của bạn. Trong văn học, các em thấy được xã hội khác với xã hội các em sống nên không có sức thu hút. Nhà thơ Tố Hữu sinh thời có than phiền: Bài thơ “Tiếng hát sông Hương” của tôi bị loại khỏi chương trình trung học, và ông phàn nàn oan cho thơ bởi vì các nhà quản lý xã hội thế nào mà các cô gái sông Hương ngày một đông, thầy giáo không dạy nổi bài thơ này cho học trò nữa. Tôi cũng nghe đâu đó nói lại những câu hỏi của học sinh thắc mắc về cách trả thù của cô Tấm, cách học Trí khôn của con hổ, thắc mắc về cách vô ơn của Sen: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Thắc mắc này trong những thế hệ trước không có. Đây là những thắc mắc do đời sống thực tế gợi ý cho các em, là sự trưởng thành của học sinh mà ban soạn sách không chú ý sẽ bị các em vượt qua. Tôi rất tán thành ý kiến với bạn, Văn phải song song với Đời.

Độc giả Nam Hùng (Nam Định): Câu hỏi xin gửi tới Nhà thơ Vũ Quần Phương. Theo Nhà thơ, ngành giáo dục có nên thay đổi chương trình, thường xuyên nghiên cứu và đưa những tác phẩm văn học mới phản ánh hơi thở cuộc sống hiện đại vào trong sách giáo khoa hay không? Nếu có, nên làm điều đó như thế nào?

Nhà thơ Vũ Quần Phương: Nên thay đổi chương trình, còn làm như thế nào là trách nhiệm của ban Tu thư (người làm sách). Nhưng chọn người vào ban Tu thư chúng ta nên lưu ý. Có những chân lý vĩnh cửu, thế nhưng cũng có chân lý thích ứng với từng giai đoạn. Người soạn chương trình văn học ngoài việc sâu sắc chân lý vĩnh cửu, phải gắn bó với tình hình biến động của cuốc sống. Bài văn nào mà giúp các em có một ứng xử đúng với cuộc đời chắc chắn sẽ hấp dẫn các em. Còn ngược lại trẻ con sẽ chán học văn.

Độc giả Thanh Thủy (Bắc Giang): Chào Nhà thơ Vũ Quần Phương, giả sử ông là một phụ huynh có con thi tốt nghiệp tại trường Đồi Ngô, trong khi con mình kiến thức cũng không chắc chắn lắm nhưng lại quay bài trót lọt, khi xảy ra sự kiện vừa rồi khiến con ông phải đối mặt với nguy cơ thi lại hoặc trượt tốt nghiệp, trong trường hợp đó ông sẽ nghĩ như thế nào về thầy Ngọc và 2 em học sinh phanh phui vụ tiêu cực này ra công luận? Xin ông đặt mình vào vị trí của phụ huynh để trả lời, vì tôi tin rằng ông bố này sẽ rất lo lắng…?

Nhà thơ Vũ Quần Phương: Nó có nguyên lý: “Đi đêm lắm sẽ có ngày gặp mà” và nguyên lý: “Nhân nào quả ấy”. Nếu con của tôi được ăn gian cùng cả hội đồng thi mà đỗ thì thật ra tôi vẫn rất lo. Bởi cuộc đời sẽ còn nhiều lần thi khác, nhưng cũng phải nói thật nếu chỉ có hội đồng thi bị lộ này phải hủy lết quả, trong khi những hội đồng thi khác vẫn duy trì kết quả thì trong lòng cũng thấy sự bất công, mặc dù sự bất công đó là cần thiết. Nhưng đây nó thuộc vào sự không hoàn hảo của cuộc đời mà chúng ta ai cũng phải chịu.

Người đương thời Đỗ Việt Khoa một lần nữa phanh phui những tiêu cực thi tốt nghiệp THPT
Người đương thời Đỗ Việt Khoa một lần nữa phanh phui những tiêu cực thi tốt nghiệp THPT

NHỮNG KHOẢNH KHẮC ẤN TƯỢNG NGÀY ĐẦU THI TỐT NGHIỆP
NGÀY ĐẦU THI TỐT NGHIỆP THÍ SINH CHUẨN BỊ PHAO THI
NHỮNG NỤ CƯỜI THỎA MÃN SAU BA NGÀY THI TỐT NGHIỆP

MẸ GS NGÔ BẢO CHÂU "CHÂU VẪN CÒN KỲ VỌNG VÀO NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM"

Độc giả Minh Minh (Bắc Giang): Chào thầy giáo Đỗ Việt Khoa, trong số những người phản đối thầy, chắc hẳn sẽ có những đồng nghiệp, phụ huynh học sinh, thậm chí là người quen, hàng xóm… khi gặp thầy, họ có những phản ứng tiêu cực nào? Thầy xử lý những tình huống ấy ra sao? Sau đó có trường hợp nào hiểu ra và ủng hộ thầy không?

Người đương thời Đỗ Việt Khoa: Những người phản đối tôi cũng khá nhiều. Phần lớn họ thiếu thông tin hoặc do bị hiệu trưởng lôi kéo…Chẳng hạn, tôi ngồi ăn cỗ cưới, uống nước cùng một số thầy cô, thì họ bị lãnh đạo gọi lên đe dọa là: “Ngồi với Đỗ Việt Khoa để chống đối nhà trường đó hả? Tốt nhất hãy tránh xa nó ra”. Mặc dù thế, ở nhà các thầy cô ấy vẫn ủng hộ tôi. Còn phía hàng xóm thì không có ai lên án tôi cả.

Độc giả Thành Lê (Hà Nội): Những vụ việc tương tự như trường Đồi Ngô, Vân Tảo không thể quy 100% trách nhiệm cho học sinh, thầy đánh giá thế nào về trách nhiệm của ngành giáo dục, trực tiếp là Bộ giáo dục và các Sở giáo dục địa phương và đội ngũ giáo viên đối với hiện tượng quay cóp, tiêu cực trong thi cử?

Người đương thời Đỗ Việt Khoa: Năm 2006 là Trường Phú Xuyên A, còn 2012 là Trường THPT Đồi Ngô. Phía học sinh thấy giám thị dễ dãi là nhất định sẽ coi cóp. Những tiêu cực thi cử hiện nay chủ yếu xuất phát từ Ban giám hiệu của các trường, mà động cơ tiền bạc và thành tích giả đi kèm với nhau. Chắc chắn lãnh đạo Sở GD không bao giờ dám công khai “bật đèn xanh”, chỉ đạo cho phép sai phạm đó. Nhưng khi vụ việc bị phanh phui, lãnh đạo các cấp thường bao che.

Độc giả Thanh Mai (Bắc Ninh): Là một nhà giáo trực tiếp đứng trên bục giảng, Thầy đánh giá chương trình đào tạo và thi kiểm tra bậc THPT hiện nay đã hợp lý hay chưa? Nếu hợp lý, tại sao học sinh phải vất vả, thậm chí vật vã với thi kiểm tra cuối kỳ, cuối cấp như vậy? Nếu chưa hợp lý thì bất cập ở những điểm nào? Cách khắc phục?

Người đương thời Đỗ Việt Khoa: Tôi cho rằng, đề thi tốt nghiệp hiện nay đã được giảm tải rất nhiều. Nếu có giảm tải đến một nửa chương trình đi chăng nữa, thì học sinh vẫn coi cóp. Những học sinh lười nhác không học hoặc “học tủ”, thiếu phương pháp sẽ thấy áp lực rất lớn.

Có một vấn đề rất lớn vẫn tồn tại là phụ huynh học sinh quá tốn kém cho con em đi học thêm nhiều. Hãy giáo dục cho con em mình phương pháp tự học, học đều các môn và hạn chế học thêm học nếm.

Độc giả Anh Dũng (Ninh Bình): Chào GS. Trần Xuân Nhĩ, thưa ông, tạm đặt trường Đồi Ngô sang một bên, khi xảy ra những sự việc tiêu cực như vậy trong ngành giáo dục, trách nhiệm của Bộ Giáo dục đến đâu, trách nhiệm của cá nhân Bộ trưởng, Giám đốc sở GD Bắc giang và thủ trưởng các cơ quan liên quan phụ trách kỳ thi này đến đâu? Cần xử lý như thế nào?

PGS. Trần Xuân Nhĩ: Theo tôi trách nhiệm trực tiếp là những người tham gia tiêu cực kìa. Còn về Bộ trưởng và những người lãnh đạo thì cũng có trách nhiệm liên quan. Họ phải thấy được tại sao việc tiêu cực lại xảy ra và phải làm như thế nào để hạn chế được việc tiêu cực như vậy xảy ra. Làm thế nào để giảm thiểu tối đa hiện tượng tiêu cực trong năm 2012 – 2013.

Ở các nước khác khi có bê bối thì Bộ trưởng phải từ chức. Còn ở Việt Nam mình chưa từng có việc đó. Nhưng những người có trách nhiệm cần phải thay đổi để hạn chế tiêu cực, còn nếu đã có sự nhắc nhở của xã hội rồi mà hiện tượng này vẫn tái diễn thì trách nhiệm của những người lãnh đạo cần phải chịu trách nhiệm, phải từ chức.

Độc giả Diệu Lan (Quảng Ninh): Câu hỏi xin gửi tới TS. Nguyễn Tùng Lâm: Là hiệu trưởng của một trường THPT dân lập, ngoài yếu tố chuyên môn còn một yếu tố khác nữa, đó là kinh tế mà thầy phải tính đến, tức là nhà trường phải có học sinh, và càng đông, càng tốt thì điều đầu tiên, chất lượng giảng dạy sẽ được phụ huynh và học sinh quan tâm trước khi đăng ký xin học. Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng dạy và học đó là tỉ lệ đỗ tốt nghiệp. Xin hỏi thầy Lâm, cá nhân thầy có phải chịu áp lực nào từ con số tỉ lệ đỗ tốt nghiệp ấy không và làm thế nào để hóa giải áp lực ấy mà vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo phù hợp với kết quả thi cử?

Các khách mời tham dự buổi giao lưu trực tuyến tại Báo Giáo dục Việt Nam (từ trái qua: TS. Nguyễn Tùng Lâm, GS. Trần Xuân Nhĩ, Người đương thời Đỗ Việt Khoa, ông Phan Hồng Sơn - Phó TBT Báo GDVN)
Các khách mời tham dự buổi giao lưu trực tuyến tại Báo Giáo dục Việt Nam (từ trái qua: TS. Nguyễn Tùng Lâm, GS. Trần Xuân Nhĩ, Người đương thời Đỗ Việt Khoa, ông Phan Hồng Sơn - Phó TBT Báo GDVN)

TS. Nguyễn Tùng Lâm: Bạn nói đúng, trường Dân lập là phụ thuộc vào việc dân có tín nhiệm vào việc gửi con có đến học hay không. Do đó tôi cũng chịu áp lực, nếu học sinh thi tốt nghiệp trượt nhiều tự nhiên tôi sẽ mất uy tín và phụ huynh không gửi con vào trường nữa. Nhưng vì đối tượng học sinh của chúng tôi không chọn lọc đầu vào và số học sinh khá giỏi không nhiều lắm, số học sinh trung bình và yếu nhiều hơn, vậy để có kết quả tốt chúng tôi không có cách nào làm khác là phải có được những ông thầy giỏi, giáo viên của trường chúng tôi được chọn lọc hết sức chặt chẽ và luôn luôn được bồi dưỡng về phương pháp sư phạm để họ có đủ năng lực giúp đỡ học sinh biết tự học, thực hiện đủ 4 khâu mà tôi đã nói ở trên.

Giáo viên trường tôi là giáo viên có uy tín, được nhiều trường dân lập khác mời tham gia giảng dạy. Quan trọng nữa là cách thức tổ chức của nhà trường, chúng tôi đã thực hiện chương trình quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế 9001-2000, không khí học tập trường tôi hết sức nghiêm túc, thầy ra thầy, trò ra trò. Có một số học sinh có cá tính quen phát triển tự do ở cấp dưới chúng tôi luôn có một đội ngũ giáo viên chủ nhiệm hết sức tâm huyết, có năng lực, luôn bám sát các em tôn trọng và giúp đỡ các em. Đặc biệt chúng tôi có đưa vào chương trình giá trị sống và chức năng sống từ nhiều năm nay. Chúng tôi có cả một văn phòng tâm lí học đường, có 4 chuyên gia tâm lí giúp các em chia sẻ và vượt qua khó khăn trong hoàn cảnh riêng của từng học sinh. Đặc biệt chúng tôi làm tốt hướng nghiệp, mỗi học sinh đều được tư vấn hướng nghiệp, đánh giá năng lực sở  trường và sở thích của mỗi học sinh và có lời khuyên để giúp lựa chọn phù hợp nghề với năng lực, hoàn cảnh của mỗi học sinh.

Chính công tác hướng nghiệp tốt đã tạo động lực cho học sinh học tập tốt hơn.Trường chúng tôi không chỉ chú trọng rèn học sinh cách học chú trọng các môn văn hóa mà còn chú trọng các môn ngoài nhà trường để giúp học sinh giảm bớt căng thằng trong nhà trường. Nhưng cái chính giúp các em phát triển những khả năng riêng của mỗi người và tỉ lệ thi tốt nghiệp của trường chúng tôi chỉ đạt mức trung bình của thành phố, chứ chúng tôi không bao giờ đặt chỉ tiêu là phải đỗ 100%. Ngoài việc nỗ lực rèn luyện học sinh ra chúng tôi không có biện pháp nào để thay thế cho sự nỗ lực đó cả. Tuy vậy tôi cũng thừa nhận là hiện nay thi cử không được nghiêm túc thì em học sinh nào đó của chúng tôi cũng được “hưởng lợi” trong không khí chung đó. Trường tôi có thể có học sinh đỗ oan chứ không có học sinh trượt oan. 

Độc giả Tâm Đức (Bắc Ninh): Chào Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, tôi đã được đọc nhiều phát biểu sâu sắc của ông trên báo chí. Hôm nay, tôi xin gửi tới ông một câu hỏi, mong nhận được chia sẻ thật: Giả sử, thầy là hiệu trưởng mới được điều về phụ trách trường Đồi Ngô, sau khi báo chí phanh phui tiêu cực trong kỳ thi tại trường mình, thầy sẽ phản ứng ra sao, nhất là đối với giáo viên và học sinh trực tiếp quay và cung cấp clip cho báo chí?

TS Nguyễn Tùng Lâm: Bạn đặt câu hỏi đó không biết là trước hay sau vụ tiêu cực. Tôi sẵn sàng giúp trường Đồi Ngô trong năm học tới để chấm dứt được hiện tượng tiêu cực. 

Độc giả Hoàng Oanh (Nghệ An): Ở góc độ một công dân và là một nhà thơ, đồng thời cũng là một phụ huynh, ông đánh giá như thế nào về những phản ứng vừa rồi của bộ Giáo dục đào tạo cũng như cá nhân Bộ trưởng Phạm Vũ Luận? Ông ủng hộ hay không ủng hộ, ủng hộ mặt nào và không ủng hộ mặt nào, tại sao?

Nhà thơ Vũ Quần Phương: Ý kiến ông Phạm Vũ Luận là một ý kiến đúng nhưng ở một tầm nghĩ hẹp, máy móc. Còn nghĩ rộng xa hơn, là nghĩ đến cái đích thì việc làm của hai học sinh qua clip là đáng biểu dương. Vì nếu chỉ nghĩ như ông Luận thì trước khi tuyên dương anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo thì phải kỷ luật anh đã vi phạm kỷ luật lao động trong kéo pháo. Nếu thấy ông Luận đang chới với ở dưới ao, sắp chìm chắc chắn tôi sẽ rút trộm một sào nứa mà kéo ông lên, mặc dù tôi có thể bị vu là phá hoại hàng rào của người ta.

Thường thì để giải quyết những nhiệm vụ lớn người ta phải vượt qua những quy định nhỏ.

Độc giả Thùy Anh (ĐắcLăck)Phải đau lòng nhìn nhận một thực tế: Sau 12 năm mài dùi đũng quần trên ghế nhà trường, cầm tấm bằng tốt nghiệp PTTH ra xin việc làm, rất hiếm công ty nào chịu nhận, nếu có cũng chỉ là những công việc phổ thông như: Bảo vệ, giữ xe.... Bằng tốt nghiệp PTTH chỉ là tấm "giấy thông hành" để học sinh bước vào ngưỡng cửa đại học, cao đẳng, TH chuyên nghiệp, không hơn, không kém.Tại sao bằng tốt nghiệp PTTH ở nước ta không có giá trị?  Phải chăng vì quá trình đào tạo hời hợt, lại thêm những tiêu cực trong các kỳ thi tốt nghiệp, như vụ quay clip ở Bắc Giang vừa qua?

Nhà thơ Vũ Quần Phương: Tôi có thể phụ họa thêm vào dẫn chứng của bạn, không chỉ  tấm bằng tốt nghiệp PTTH vô ích mà nhiều khi bằng Đại học cũng chưa thấy ích gì. Năm vừa rồi ở Đại học Sư phạm Bắc Kan có 37 sinh viên tốt nghiệp thì có 5 người xin được việc. Tôi gặp một em đang chụp ảnh thuê tại mộ Kim Đồng em ấy nói, biết thế này thì chụp ảnh thuê từ mấy năm trước. Cho nên điều bạn đặt ra chúng ta cùng phải suy nghĩ nghiêm túc, mà đến lúc những người có trách nhiệm phải có những quyết sách mới mẻ. Giáo dục là động lực phát triển của đất nước, nếu cứ để như thế này thì xã hội ta sẽ có rất nhiều bế tắc trong mọi lĩnh vực: giao thông không có đường đi, y tế không có giường chữa bệnh...

Nhà thơ Vũ Quần Phương
Nhà thơ Vũ Quần Phương

Độc giả Thành Long (Hưng Yên): Thầy đã từng là người đi tiên phong trong việc công khai gian lận thi tốt nghiệp. Thầy có sáng kiến gì để cải thiện tình trạng thi cử hiện nay, dẹp hết tiêu cực?

Người đương thời Đỗ Việt Khoa: Sáng kiến thì có nhiều, chính độc giả cả nước cũng hiến kế rồi như là lắp camera phòng thi. Tuy nhiên, nó khó khả thi vì không ai muốn “vạch áo cho người xem lưng”. Trường THPT Vân Tảo có lắp camera ở phòng thi nhưng chưa bao giờ bật máy và lưu giữ liệu thi tốt nghiệp, lưu để chết à!?

Có người nghĩ rằng nên bỏ kỳ thi này vì sự lãng phí, tốn kém và giả dối. Nhưng việc này cũng có nhiều mặt trái, chẳng hóa ra ta “đầu hàng” tiêu cực và tiếp tay cho học sinh lười nhác hay sao?

Vấn đề mấu chốt ở đây là yếu tố người thầy. Phải xử lý nghiêm những người sai phạm, lãnh đạo các cấp một cách kịp thời. Nhưng việc này cũng khó lắm!

Độc giả Mai Hạnh (Hòa Bình): Thưa thầy Khoa tôi là một người làm trong ngành giáo dục, phải nói là nhìn những việc thầy làm mà tôi thấy xấu hổ quá. Tôi biết hiện tượng tiêu cực nó đã ăn sâu vào trong hệ thống giáo dục của chúng ta đến đâu. Nhưng tôi không đủ dũng cảm để có thể đứng lên tố cáo tiêu cực như thầy được, Một phần là vì công việc, miếng cơm manh áo của mình, một phần vì cũng sợ bị đe dọa đến gia đình. Thầy hãy cho tôi lời khuyên để có thể dũng cảm như thầy?

Người đương thời Đỗ Việt Khoa: Thật đáng tiếc là không chỉ có bạn Mai Hạnh, mà đa số thầy và trò cả nước đều sợ đấu tranh. Vì sao thế, câu này nên hỏi các cấp lãnh đạo chứ đừng hỏi tôi. Còn khi đã đấu tranh hãy sẵn sàng chấp nhận hậu quả, sẵn sàng chuẩn bị cho mình một con đường đi mới, không sợ bị đuổi việc hay trù dập. Tôi thấy, nhà giáo thường hay có tâm lý sợ đổi nghề. Tôi nghĩ đó là thiếu kỹ năng sống đấy. Nếu ai cũng năng động đổi nghề, đổi môi trường thì người ta sẽ sẵn sàng đấu tranh tiêu cực thôi. Ngoài ra nếu chưa đủ dũng cảm thì cứ alo cho tôi.

Độc giả Dương Thủy (Sơn La): Có dư luận cho rằng phản ứng vừa qua của Bộ Giáo dục chậm, không động viên khích lệ kịp thời và có biện pháp bảo đảm an toàn cho người chống tiêu cực, như vậy là chưa thực sự khích lệ được tinh thần chống tiêu cực, mà trực tiếp là chống tiêu cực trong giáo dục. Bản thân Giáo sư đã từng là lãnh đạo của Bộ Giáo dục, ông có thể chia sẻ gì về chuyện này?

PGS. Trần Xuân Nhĩ: Tôi cho rằng việc tiêu cực tại Đồi Ngô đưa ra lúc đầu có nhiều ý kiến khác nhau, rằng học sinh này mang thiết bị vào phòng thi là sai phạm. Có ý kiến cho rằng không thể đưa tiêu cực để chống tiêu cực được. Nhưng tôi rất đồng tình với ý kiến của thầy Văn Như Cương khi vượt đèn đỏ để bảo vệ cho người khác tôi nghĩ là rất đúng. Từ đó chúng ta phải xem em học sinh này vi phạm quy chế nhưng lại có công rất lớn là phát hiện ra những người tiêu cực. giúp cho Bộ giáo dục thấy được có phải kì thi này an toàn hay không. Tôi nghĩ rằng Bộ không thể thờ ơ được vụ việc này.  Tôi nghĩ như vậy là Bộ cũng đã có những hướng nhìn nhận vụ việc khác đi. Như tôi đã nói ở trên rằng Bộ đã có ý kiến rằng nếu như học sinh quay clip đủ điểm thì có thể vẫn thi ĐH bình thường.

Độc giả Tiến Hoàng (Phú Thọ): Những ngày qua, sự phối hợp làm việc của thầy với các cơ quan chức năng ra sao, có ai gây khó dễ cho thầy không? Thầy có kiến nghị gì với Bộ Giáo dục để hạn chế tình trạng gian lận trong thi tốt nghiệp không?

Thầy giáo NDN (Bắc Giang): Sau sự việc tôi tố cáo các cấp quản lý ở Bắc Giang vào cuộc chậm, trả lời né tránh và có ý gây sức ép thí sinh đã quay clip. Tôi mong Bộ GDĐT phải có những giải pháp cụ thể chấm dứt triệt để những tiêu cực trong thi cử hiện nay.

Độc giả Đức Lộc (Thanh Hóa): Thưa PGS Trần xuân Nhĩ! Hôm qua tôi đọc môt bài báo có viết: “Theo PGS Trần Xuân Nhĩ gốc rễ của vấn đề là đạo đức của nhiều bộ phận trong xã hội đang ngày càng xuống cấp. Ông nói: “Trước tiên là đạo đức của không ít người thầy giáo ngày càng bị tha hóa. Những con người không đủ tư cách, làm việc thiếu trách nhiệm và không đạt được yêu cầu của một người thầy….” Là một giáo viên, tôi nhận thấy rằng nói như vậy không đúng, vì nó động đến tất cả các giáo viên (trong đó có nhiều giáo viên tốt). Theo tôi có những tiêu cưc như trên là do sự chỉ đạo của những người làm quản lý giáo dục, từ cấp Sở đến Trung ương, nhưng đó là sự chỉ đạo quán triệt "bằng miệng". Những giáo viên làm giám thị không thể không thực hiện khi xung quanh mình đã có bao gương bị trù dập bởi không làm theo ý cấp trên. Vì vậy  trường hợp thi cử gian lận, quay cóp, gợi ý, hướng dẫn làm bài ở đâu cũng có không riêng gì trường THPT Đồi Ngô. Thi cử kiểu này thì giáo viên dạy rất khổ, rất chán, chứ không phải sung sướng gì! Các em không chịu học, phần nhiều học sinh không có kiến thức gì trong đầu mình. Nếu quản lý thi cử nghiêm túc thì các em phải tập trung học, chú ý nghe giảng, không hỗn láo với giáo viên…. Thầy giáo dạy cũng phấn khởi vì học sinh tập trung học để có kết quả tốt. Nhưng bệnh thành tích đã trở thành vấn nạn không thể sửa được nữa rồi. Xin GS cho biết suy nghĩ của tôi có gì sai? Có nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT để tập trung quản lý thật tốt đầu vào ở kỳ thi Đại học?

GS. Trần Xuân Nhĩ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo
GS. Trần Xuân Nhĩ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo

PGS. Trần Xuân Nhĩ: Thưa anh, tôi đã từng phát biểu về việc suy giảm đạo đức của những người thầy ở Đồi Ngô đó, chỉ là một bộ phận nhỏ, con sâu bỏ rầu nồi canh, chứ tôi không nói tất cả giáo viên trên cả nước đều bị tha hóa đạo đức cả.

Muốn chống tiêu cực trong thi cử thì cần phải xem lại từ cách học tập, chương trình, cái nào cần hay không cần, hiện nay nhiều cái vừa thừa vừa thiêu, nên cần phải xem lại chương trình.

Phương pháp dạy cũng cần phải nghiên cứu lại. Giáo dục của chúng ta cũng vẫn chỉ rất máy móc không thu hút được học sinh. Cách học của học sinh rất thụ động, các em không chủ động sáng tạo trong học tập, chủ yếu là học chống đối, nên chất lượng học của các em vẫn chưa cao. Do đó chúng ta cần xem xét đánh giá bằng cả một quá trình chứ không chỉ bằng 1 kì thi.

Tôi thấy thật vô lí khi mà các em học sinh vừa phải trải qua kì thi tốt nghiệp căng thẳng lại phải thi ĐH, do đó Bộ cần phải xem lại kì thi ĐH. Coi trọng và tổ chức tốt kì thi THPT để đầu ra được tốt nhất. Đồng thời phải có đánh giá cả một quá trình học của học sinh đó thì mới có thể đánh giá đúng được lực học của học sinh đó.

Cách bỏ thi Tốt nghiệp tập trung vào kì thi ĐH thì tôi thấy rằng cần phải làm ngược lại nghĩa. Cần phải có đầu vào THPT một cách tốt để cho những người nào đã hoàn thành cấp 3 thì có thể tự do lựa chọn trường ĐH cho mình và cần phải cho các trường ĐH tự chủ đầu vào của họ. 

Độc giả Bình Minh (Hưng Yên): Nếu là Bộ trưởng Bộ giáo dục, khi nhận được thông tin về vụ việc Đồi Ngô, ông sẽ xử lý tình huống này ra sao và ứng xử như thế nào đối với các cá nhân có liên quan đến vụ việc? Vào thời ông còn đương chức, có vụ việc tiêu cực nào liên quan tới thi tốt nghiệp phổ thông không, và nếu có thì ngày ấy lãnh đạo Bộ xử lý ra sao, xin Giáo sư cho thí dụ cụ thể?

PGS. Trần Xuân Nhĩ: Nếu tôi là Bộ trưởng sẽ phải điều tra nhanh chóng và phải có xử lí nghiêm minh từ thầy cô vi phạm đến học sinh vi phạm. Theo tôi cần phải xử lí nghiêm minh thì sẽ làm gương cho người khác.

Tôi làm thứ trưởng từ năm 1991 được tổ chức nhiều kì thi, tôi thấy rất nghiêm túc và luôn giáo dục đạo đức của giáo viên nên việc tiêu cực xảy ra rất ít. Từ khi tôi làm chưa có hiện tượng tiêu cực nào nghiêm trọng do người thầy vẫn giữ được phẩm chất đạo đức của người thầy vẫn giữ được.

Có lẽ nền kinh tế thị trường càng làm cho việc gian lận thêm nghiêm trọng hơn. Đạo đức của một bộ phận người thầy đang bị giảm sút.

Độc giả Thanh Tâm (Bắc Giang): Em cũng phải thú thực là trong một lần đi thi hồi học phổ thông, em đã từng mở tài liệu (duy nhất một lần, nhưng em vô cùng xấu hổ với bản thân và không thể nào quên được). Em xin hỏi: Là người phanh phui tiêu cực trong thi cử từ năm 2006 tại Trường THPT Phú Xuyên A, Hà Tây cũ, thầy đã bị đe dọa nhiều đến tính mạng. Vậy, với vụ việc tiếp tục tố cáo sai phạm tại kỳ thi tốt nghiệp ở Đồi Ngô, Bắc Giang, thầy có lo sợ nếu mình bị trả thù không?

Người đương thời Đỗ Việt Khoa: Biết áy náy lương tâm vì một lần coi cóp, chứng tỏ bạn là người có nhân cách tốt. Vụ Bắc Giang này tôi cũng hơi lo bởi không chỉ có một hội đồng thi Đồi Ngô. Tuy nhiên, nếu như Sở GD Bắc Giang làm nghiêm hội đồng Đồi Ngô thì tôi sẽ không chuyển những clip sai phạm ở các hội đồng khác tới báo chí. Và như thế, tôi cũng bớt đi mấy trăm “kẻ thù”. Tuy thế, không vì sợ có nhiều kẻ xấu mà tôi lại sợ đâu nhé!

Độc giả Quyên Quyên: Tâm lý nào gây cản trở cho việc người người nhà  nhà cùng đứng lên chống tiêu cực trong xã hội dẫn đến tình trạng “tặc lưỡi bỏ qua”? Từ những bê bối trong thi cử tại Bắc Giang, nhà thơ có mất hi vọng vào tương lai?

Nhà thơ Vũ Quần Phương: Ham cái lợi trước mắt là trở ngại lớn nhất trong việc chống tiêu cực. Thời thanh niên của tôi, lúc tôi là bác sỹ tôi băn khoăn mãi cho đến bây giờ một câu phê bình này: “Bác sỹ Chúc nói đúng nhưng không có lợi” (Chúc là tên khai sinh của tôi). Vậy thì giữa đúng và có lợi thì chọn cái nào? Theo như lời phê bình này thì phải chọn cái có lợi. Lợi cho khoa đó, bệnh viện đó vì khuyết điểm được chôn đi cùng bệnh nhân chứ không hề lợi ích gì cho việc bảo vệ cuộc sống con người, cho tiến bộ của y học.

Tiêu cực tồn tại chính là nhờ những cái lối ngụy biện này. Bây giờ càng khó chống vì toàn xã hội đều có một “phí tiêu cực”. Chỗ nào ta chống được thì hóa ra lại “thiệt” cho công dân ở nơi đó. Cho nên phải làm đồng bộ.

Độc giả Nguyễn Hùng (Hải phòng): Tôi xin có một câu hỏi chung dành cho Nhà thơ Vũ Quần Phương và TS. Nguyễn Tùng Lâm: Là một người cha, ông có cho phép con mình liều mình,bất chấp kết quả thi và phải đối đầu với cả một hội đồng thi, rất nhiều nguy hiểm để quay clip tố cáo tiêu cực? Nếu như cậu học trò kia bị xử lí kỉ luật, không được công nhận kết quả thi, thì ông nghĩ như thế nào?

Nhà thơ Vũ Quần Phương: Ở đời để làm được điều phải, điều đúng phải chấp nhận thiệt thòi, cha ông ta nói cắn răng để chịu thiệt, vững gót để làm người. Trong cuộc đời nhiều lúc cũng phải biết căn răng. Đây thuộc về bản lĩnh sống của từng người. Phải rèn luyện mới có, nhưng nói chung thì thế này, nếu em học sinh có ăn gian được kỳ thi này thì còn bao nhiêu kỳ thi khác trong cuộc đời có ăn gian được không? Và lại, còn định luật “nhân quả”, “bảo toàn năng lượng”. Đời là một cuộc đi đường xa không chuẩn bị dài thì không tới đích được.

TS Nguyễn Tùng Lâm: Là người cha tôi không muốn con mình trượt tốt nghiệp, nhưng tôi cũng không muốn con tôi phải thi trong một phòng thi nhốn nháo như Hội đồng thi Đồi Ngô. Tôi cũng sẽ chấp nhận cho con mình học lại để đủ kiến thúc nếu con tôi kém.

Độc giả Thanh Thanh (Lạng Sơn): Thưa các ông, hiện tượng quay cóp một cách tràn lan và đầy "trơ trẽn" có thể được liệt vào "nỗi nhục quốc thể" chăng?

Nhà thơ Vũ Quần Phương: Tôi nghĩ là cũng đáng liệt rồi đấy. Thật ra mình cứ nhìn nhau thế này không thấy xấu hổ, chứ người lạ nhìn vào là xấu hổ.

Rất ít, ngày xưa mà học sinh có nhìn bài nhau thì cũng tự xấu hổ, thế nhưng bây giờ học sinh cứ nhởn nhơ như không. Có những ông coppy mà vẫn bổ nhận vào lãnh đạo ngày này ngày kia có thể bị phạt, kiện. Chúng ta nên phát động một cuộc gọi là: “Chống xấu hổ cho toàn dân”.

Nhà thơ Vũ Quần Phương: Chúng ta nên phát động một cuộc gọi là "Chống xấu hổ toàn dân"
Nhà thơ Vũ Quần Phương: Chúng ta nên phát động một cuộc gọi là "Chống xấu hổ toàn dân"

Người đương thời Đỗ Việt Khoa: Rất tiếc đó lại là một thói quen của người Việt, nhưng nếu cường điệu lên thành “nỗi nhục quốc thể” là nói quá. Vì học sinh ở Nam Bộ, Tây Nguyên khá nghiêm túc, còn các thành phố lớn như nội thành TP HCM và Hà Nội thì rất nghiêm túc.

Thầy giáo NDN (chống tiêu cực ở trường Đồi Ngô): Theo tôi có thể liệt vào “nỗi nhục quốc thể” bời lẽ ngành giáo dục là ngành đào tạo con người đào tạo nhân tài. Nếu trong chính ngành đó còn dối trá thì con người nhân tài, một xã hội cũng dối trá.

Độc giả Mai Thành (TPHCM): Tôi và gia đình nhiều ngày nay chăm chú theo dõi vụ việc trên báo GDVN trừ đứa con cả năm nay đang học cấp 3. Cháu nói,  đó là chuyện thường ở lớp con, khi nào thi cũng vậy, làm gì phải nhục. Thưa các ông, vậy đích thực, nền giáo dục ta đang đi đâu, về đâu? Họ đang giáo dục cái gì, khi những chuyện đáng hổ thẹn như vậy lại trở nên bình thường? Chẳng nói cũng biết đó là thế hệ tương lai của đất nước ta.

Người đương thời Đỗ Việt Khoa: Những gì bạn nói thật đáng tiếc lại là sự thật. Ở nước ta, thanh niên bây giờ còn khoe khoang cả cái xấu, tự hào với cái xấu đó. Có phải ngành giáo dục dạy các em ấy thế đâu, mà chúng học được ở ngoài xã hội, bạn bè, sách báo. Nghĩa vụ của các bậc cha mẹ là uốn nắn con cái mình, hướng chúng đến lối sống lành mạnh, biết phân biệt đúng sai, phải trái. Hầu hết, giáo viên chúng tôi cũng hướng học sinh đến điều đó.

Nhà thơ Vũ Quần Phương: Tôi thành thực chia sẻ bức xúc này với bạn bởi bản thân tôi cũng nghĩ như vậy.

Thầy giáo NDN (Bắc Giang): Câu hỏi này xin gửi tới người quản lý vì chính họ đang định hướng ngành giáo dục như vậy.

Thưa các ông, những giáo viên coi thi tốt nghiệp bị phản ánh trong clip còn xứng đáng đứng trên bục giảng hay không hay chỉ bị khiển trách, rồi đâu lại vào đó?

Nhà thơ Vũ Quần Phương: Tôi không rõ những lãnh đạo của ngành giáo dục sẽ xử lý như thế nào, nhưng theo suy luận thì tôi thấy cần có thái độ nghiêm khắc, nhưng cũng phải thấy cần phải là nạn nhân của một tình thế, thời cuộc. Vừa làm ở điểm này nhưng cũng phải tính đến những diện khác sao cho hài hòa, có tính khả thi.

Độc giả Ngọc Minh (Nam Định): Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, cá nhân thầy và công luận ngành giáo dục với vai trò là người trong cuộc cần làm gì để bảo vệ thầy N và 2 học sinh dũng cảm phanh phui những tiêu cực, đối trá trong thi cử khỏi những áp lực từ nhiều phía như hiện nay?

TS. Nguyễn Tùng Lâm: Số học sinh và thầy giáo N chống tiêu cực hiện nay đã được dư luận hết sức hoan nghênh và ủng hộ. Theo bộ trưởng Phạm Vũ Luận, với học sinh quay clip thì để giúp cho các em nhận thức đúng việc mình làm, xã hội hoanh nghênh với việc làm chống tiêu cực của các em nhưng cũng phải rút kinh nghiệm hiện tượng mang Camera vào phòng thi để sang năm không có hiện này. Tôi nghĩ thầy N không ở trong Hội đồng thi có gợi ý học sinh tham gia cùng mình chắc chắn sẽ được cơ quan bảo vệ pháp luật xem xét đúng mực. Tôi nghĩ chắc không ai làm quá mức. 

Độc giả Văn Huy: Xin chào TS. Nguyễn Tùng Lâm, rất mong ông khái quát những tâm lý nào thường thấy trong suy nghĩ của người Việt để tiêu cực trong thi cử trở thành căn bệnh... mãn tính?

TS Nguyễn Tùng Lâm: Về mặt Tâm lí học có thể phân tích được người ta muốn thỏa mãn như cầu không phải vất vả học mà vẫn lấy được bằng tốt nghiệp, để được tốt nghiệp. Đã là nhu cầu cuộc sống thì nó có sức sống mãnh liệt, nếu chúng ta không làm rõ vai trò của người học, biết tự đánh giá mình, tự chịu trách nhiệm trước hành vi của mình thì rất khó có được một mùa thi nghiêm túc. Mặc khác trong tâm lí học có quy luật đám đông, quy luật lây lan nếu chỉ 1-2 người có biểu hiện tiêu cực được ngăn chặn thì chắc chắn tiêu cực được ngăn chặn. Còn cứ 3-4 người trở lên còn tiêu cực thì sẽ có phản ứng “Người ta làm tiêu cực thì tội gì mình không làm”.

TS. Nguyễn Tùng Lâm tin rằng còn rất nhiều tiêu cực trong ngành giáo dục chưa bị đưa ra ánh sáng
TS. Nguyễn Tùng Lâm tin rằng còn rất nhiều tiêu cực trong ngành giáo dục chưa bị đưa ra ánh sáng

NHỮNG KHOẢNH KHẮC ẤN TƯỢNG NGÀY ĐẦU THI TỐT NGHIỆP
NGÀY ĐẦU THI TỐT NGHIỆP THÍ SINH CHUẨN BỊ PHAO THI
NHỮNG NỤ CƯỜI THỎA MÃN SAU BA NGÀY THI TỐT NGHIỆP


Lê Phương (Phú Thọ): Qua sự việc ở Bắc Giang, thầy con tin vào “hai không” trong giáo dục của chúng ta nữa không, nếu không tin thì cần làm gì để thay đổi tình hình này? Thầy có tin trong  các kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua trên cả nước sẽ còn rất nhiều trường có tiêu cực như ở Bắc Giang vừa qua không?

TS. Nguyễn Tùng Lâm: Tôi tin là như vậy vì cơ chế, cách tổ chức thi của chúng ta không khoa học thì còn nhiều nơi tiêu cực. Quan điểm của tôi nếu chống tiêu cực, chống bệnh thành tích thì chúng ta phải làm và làm bằng được thì thôi. Quan trọng là không được hô khẩu hiệu mà phải tổ chức cho giáo viên, cán bộ quản lí trong ngành giáo dục cũng như toàn xã hội cùng chung tay và làm tốt 4 điều chúng tôi nói ở trên ngay từ đầu năm học. 

Độc giả Xuân Hải (Hà Tĩnh): Tôi cũng như rất nhiều người khác, lúc này điều quan tâm nhất là tại sao Bộ trưởng Luận không có lời xin lỗi trước công luận? Việc để cả giáo viên lẫn học sinh tầm thường hóa một kỳ thi quốc gia không lẽ Bộ trưởng cứ lặng im và "múa tay trong bị".

Nhà thơ Vũ Quần Phương: Bạn phải chuyển câu hỏi này đến Bộ trưởng Luận, riêng tôi thật sự tôi lo khi nghe Bộ trưởng Luận lại quan tâm đến việc kỷ luật học sinh quay clip này hơn là cái hiện tình gian dối của thi cử.

Người đương thời Đỗ Việt Khoa:  Câu này bạn nên hỏi Bộ trưởng vì tôi cũng không biết ý Bộ trưởng ra sao. Tôi cũng không đồng ý với những gì Bộ trưởng đã nói.

Cá nhân tôi cảm thấy đau lòng khi xem những clip này. Tôi tự hỏi là, điều gì đã làm những con người đó cứ thản nhiên dẫm đạp lên lòng tự trọng quốc thể. Phải chăng bệnh gian dối của xã hội ngày nay đã hết thuốc chữa, hay chỉ đơn thuần đó là những con người ấy đang túng quá làm liều. Túng làm liều thì không phải. Cũng không phải vì phong bì của thí sinh mà họ làm thế. Đơn giản vì những thói quen cũ vì thành tích của địa phương, vì sợ nể nang, tình thương không đúng chỗ dành cho những học trò yếu kém đó, khiến họ đã tiếp tay cho tiêu cực thi cử. Những thầy cô có lương tâm còn nhiều, chúng ta cứ hy vọng họ sẽ thay đổi để làm tốt hơn.

Thầy giáo NDN (Bắc Giang): Đó là chuyện thường tình, theo tôi lỗi này ở chính từ Sở GDĐT Bắc Giang. Tôi đã nhiều lần tố cáo nhưng họ không trả lời. Tôi cũng đã gửi đơn lên Bộ GDĐT lâu rồi mà không thấy phúc đáp.

Độc giả Thanh Mai (Hà Nội): Cá nhân tôi cảm thấy đau lòng khi xem những clip này. Tôi tự hỏi là, điều gì đã làm những con người đó cứ thản nhiên dẫm đạp lên lòng tự trọng quốc thể?

Nhà thơ Vũ Quần Phương: Chắc là có nhiều điều đẩy họ đến nông nỗi này, nhưng trước hết là họ mất lòng tự tin vào chính mình, cho rằng một mình mình không thay đổi được gì đâu, thì thôi cứ xuôi tay mà chảy theo dòng, người ta tiêu cực thì mình cũng tiêu cực. Mà sống tiêu cực thì dễ hơn là sống tích cực. Cho nên cứ trôi xuôi mà xuống hố. Em học sinh quay clip này có công là cho những người đang trôi xuống hố biết rằng hố đó như thế nào? 

Trên đường tới toàn soạn Báo Giáo dục Việt Nam, thầy giáo NDN gặp phải một vài sự cố nhỏ, nhưng vẫn rất nhiệt tình trả lời đầy đủ các câu hỏi của độc giả cả nước
Trên đường tới toàn soạn Báo Giáo dục Việt Nam, thầy giáo NDN gặp phải một vài sự cố nhỏ, nhưng vẫn rất nhiệt tình trả lời đầy đủ các câu hỏi của độc giả cả nước

Thầy giáo NDN (Bắc Giang): Không chỉ gian dối mà họ còn vì cái lợi nên làm như vậy suy đến cùng người thiệt chính là học sinh vì không có kiến thức thực sự.

Độc giả Ngọc Mai (Thái Bình): Nhiều người đã nói, áp lực thành tích để báo cáo cấp trên đã khiến tiêu cực ở các kỳ thi, đặc biệt là các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông diễn ra phổ biến. Tôi đã từng chứng kiến lãnh đạo trường phải dẫn các thầy cô gác thi học sinh của mình đi ăn, uống để mong có sự "thông cảm - nới tay" hơn trong lúc làm nhiệm vụ giám thị trước ngày thi. Thầy nghĩ sao? Và trên thực tế thầy đã chứng kiến những tiêu cực ở dạng như vậy chưa, xin thầy chia sẻ?

Thầy giáo NDN (Bắc Giang): Chuyện này thực tế có thật, điều này làm cho những giám thị khó xử và do đó cũng dễ dãi hơn khi coi thi.

Độc giả Quốc Anh (Hải Phòng): Khi tổ chức quay clip chống tiêu cực, thầy có nghĩ tới trường hợp hai em thí sinh quay clip có thể bị chịu hình phạt vì đã sai phạm quy chế?

Thầy giáo NDN (Bắc Giang): Chúng tôi đã tính đến phương án khó khăn có thể tới đối với thí sinh quay clip và em ấy cũng đã chấp nhận. Nhưng tôi nghĩ ngành giáo dục sẽ không hủy bài thi của thí sinh này vì còn hàng trăm thí sinh khác vi phạm nặng hơn nhiều.

Cuộc giao lưu kết thúc lúc 12h15! Mọi ý kiến đóng góp của bạn đọc xin vui lòng gửi về Báo Giáo dục Việt Nam số 147 phố Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội - Email: toasoan@giaoduc.net.vn
Ban Giáo dục Báo GDVN