7 công nghệ đột phá lớn năm 2014 của Quân đội Mỹ

01/01/2015 06:00
Việt Dũng
(GDVN) - Các chương trình này đã sẵn sàng đưa vào sử dụng hoặc cách sử dụng rất gần, hoặc tạo cơ sở để đột phá công nghệ khác, chẳng hạn vũ khí laser, chi giả người máy
Vị trí hệ thống vũ khí laser trên tàu chiến USS Ponce Quân đội Mỹ
Vị trí hệ thống vũ khí laser trên tàu chiến USS Ponce Quân đội Mỹ

Phòng nghiên cứu và thí nghiệm Quân đội Mỹ và các công ty quốc phòng Mỹ luôn thúc đẩy đột phá công nghệ, triển khai rất nhiều chương trình nghiên cứu công nghệ, phạm vi nghiên cứu bao trùm lên các lĩnh vực như người máy (robot) và thông tin vô tuyến.

Những chương trình này liên quan đến những khái niệm hoàn toàn mới và công nghệ phức tạp, hơn nữa, sự tiến bộ của chúng mang đầy hy vọng cho tương lai. Đương nhiên cũng có rất nhiều chương trình cuối cùng "ra hoa kết quả" sau khi có nhiều nỗ lực và có kinh phí nghiên cứu.

Trong bài này sẽ giới thiệu 7 chương trình công nghệ đột phá quan trọng trong năm 2014, trong đó có chương trình đã chứng minh là đã chuẩn bị tốt cho việc bước vào nơi trực tiếp sử dụng, có chương trình còn cách sử dụng rất gần, có chương trình đã thành công trở thành nền tảng để đột phá công nghệ khác.

1. Cụm tàu chiến đấu Swarm Boats

Quân đội Mỹ đã sử dụng xe không người lái đã nhiều năm, nhưng mục tiêu tương lai của Bộ Quốc phòng là tăng cường năng lực tự chủ và hợp tác của họ. Văn phòng nghiên cứu Hải quân Mỹ vào mùa hè năm 2014 đã giành được đột phá, người máy của họ đại diện cho kết cấu kiểm soát nhận biết và chỉ huy, có thể gọi là hệ thống CARACAS, có thể cải tạo bất cứ tàu nào thành tàu không người lái.

Hải quân Mỹ đã luận chứng nhiều loại tàu khác nhau trang bị hệ thống CARACAS thông qua điều khiển tự chủ và điều khiển từ xa, công tác hiệp đồng, hình thành cụm chiến đấu, hoàn thành nhiệm vụ hộ tống tàu.

Cụm tàu chiến Swarm boats Mỹ
Cụm tàu chiến Swarm boats Mỹ

2. Chi giả người máy Robotic prosthetic

Từ khi phát minh ra chi giả vào năm 1992 đến nay, công nghệ chi giả hoàn toàn không tiến bộ được bao nhiêu, mãi đến khi hệ thống cánh tay DEKA được phát minh, hệ thống này vào tháng 5 năm 2014 nhận được phê chuẩn cấp phép của Cục quản lý thực phẩm và thuốc.

Xét tới trọng lượng và kích cỡ của cánh tay một người trưởng thành, thiết bị này có thể hưởng ứng với sự co rút của bắp thịt và cho phép khách hàng làm động tác mà trước đây không thể hoàn thành, như cầm chìa khóa, chuẩn bị thức ăn và sử dụng khóa kéo. DEKA là chương trình khoa học công nghệ được bắt đầu khởi động vào năm 2005 của Cơ quan các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến Mỹ (DARPA).

3. Bộ xương bên ngoài cơ thể mềm dẻo Soft exosuit

Khi quân đội luôn nỗ lực vào trang phục vũ trang tác chiến kiểu sắt thép, chương trình "mạng Dũng sĩ" của DARPA trên các hướng khác nhau đã triển khai nghiên cứu thiết bị bộ xương bên ngoài cơ thể, trong đó bộ xương bên ngoài cơ thể mềm dẻo có các đặc điểm trọng lượng nhẹ, linh hoạt, tiện mặc quần áo.

Thiết bị bộ xương bên ngoài cơ thể mềm dẻo được DARPA giúp đỡ về vốn chương trình, do Viện nghiên cứu sinh vật Wies của Đại học Harvard nghiên cứu phát triển, có thể hỗ trợ tải trọng cho binh sĩ, làm giảm rủi ro tổn thương mệt mỏi cho bộ xương, cơ bắp. Thiết bị này hiện đang thử nghiệm ứng dụng tại Phòng nghiên cứu thí nghiệm Hải quân Mỹ.

Quân đội Mỹ phát triển "bộ xương bên ngoài cơ thể mềm dẻo" Soft exosuit
Quân đội Mỹ phát triển "bộ xương bên ngoài cơ thể mềm dẻo" Soft exosuit

4. Vũ khí laser - Laser weapon

Nghiên cứu vũ khí laser trang bị cho tàu chiến có thể truy tới thập niên 80 của thế kỷ 20, nhưng phương hướng nỗ lực những giai đoạn sớm này đều là vũ khí laser hóa học vụng về và nguy hiểm.

Còn năm 2014, Hải quân Mỹ đã công bố một vũ khí laser thể rắn an toàn hơn, hệ thống vũ khí laser nguyên mẫu 30 kW. Vũ khí laser trên tàu chiến USS Ponce triển khai ở vịnh Ba Tư còn được gọi là vũ khí năng lượng định hướng, có thể bắn chùm ánh sáng mạch xung cảnh báo hoặc mang tính phá hoại, tấn công máy bay không người lái và tàu nhỏ.

Chi phí mỗi lần bắn chỉ vài USD, là một phần nhỏ của chi phí bắn vũ khí thông thường. Hải quân Mỹ hy vọng có thể triển khai vũ khí laser cho tàu chiến vào năm 2017.

5. Mạch điện tích hợp phá kỷ lục Record-breaking integrated circuit

Nó có thể tựa hồ là một chuyện nhỏ, nhưng nó thực sự có thể làm thay đổi triệt để thông tin vô tuyến (không dây) với mỗi giây 1.000 tỷ lần. Kỹ sư của Công ty Northrop thực hiện nghiên cứu dự án của DARPA đã phát triển ra mạch điện tích hợp TMIC, đã phá vỡ kỷ lục Guinness thế giới, mạch điện tích hợp này trở thành chip có tốc độ nhanh nhất trên thế giới.

Tốc độ của nó đã mở ra một loạt cánh cửa lớn mang tính cách mạng, trong đó bao gồm các công nghệ như hình ảnh an toàn có tỷ lệ phân giải cao, radar chống va chạm tốt hơn, mạng lưới thông tin dung lượng lớn, sản phẩm hóa học nguy hiểm đo quang phổ nhạy cảm cao và chất nổ.

Mạch điện tích hợp Record-breaking integrated circuit
Mạch điện tích hợp Record-breaking integrated circuit

6. JRSS khởi động JRSS goes live

Nó có thể không có sức hấp dẫn xuất sắc so với các công nghệ khác trong danh sách này, nhưng Bộ Quốc phòng đã hoàn thành một bước nhảy lớn tại căn cứ liên hợp San Antonio trong năm nay, phát triển hướng tới môi trường thông tin liên hợp.

Cơ quan hệ thống thông tin Lục quân, Không quân và Quốc phòng Mỹ đã thể hiện thành công Trung tâm dữ liệu an ninh khu vực liên hợp đầu tiên (JRSS), hiển thị lưu lượng thông tin của Lục quân và Không quân trên cùng một mạng.

JRSS đã đơn giản hóa lưu lượng thông tin, tăng băng thông và nâng cao mạng mang tính an toàn, cuối cùng sẽ cho phép Bộ Quốc phòng cắt giảm khoảng 50 - 1.000 trung tâm dữ liệu trên toàn cầu của họ.

Đây là vấn đề then chốt của kết nối tất cả dịch vụ quân sự, các cơ quan khác của Bộ Quốc phòng và mạng lưới đối tác liên minh, thực hiện môi trường thông tin liên hợp. Sau khi hoàn thành kiểm tra, JRSS đầu tiên sẽ khởi động vào tháng 1.

Tàu tuần dương tên lửa USS Mobile Bay Mỹ
Tàu tuần dương tên lửa USS Mobile Bay Mỹ

7. Chương trình ứng dụng lập kế hoạch nhiệm vụ Mission-planning app

Hải quân luôn muốn giảm số lượng công việc của con người để loại bỏ khả năng xảy ra sai lầm của con người, chẳng hạn quy hoạch tuyến đường an toàn hàng hải có liên quan, điều này có thể cần thời gian vài ngày thậm chí vài tuần để chuẩn bị các loại biểu đồ và bản đồ.

Năm 2014, Văn phòng nghiên cứu Hải quân Mỹ lắp đặt chương trình ứng dụng quy hoạch nhiệm vụ ở tàu tuần dương tên lửa USS Mobile Bay, đồng thời sẽ lắp đặt toàn bộ hạm đội. Chương trình ứng dụng này ban đầu phát triển cho tàu ngầm cũng được tích hợp vào hạm đội khác.

Phần mềm có thể tự động chỉnh lý hàng ngàn vạn số liệu hình ảnh, xác định các mối nguy hiểm tiềm tàng, quy hoạch tuyến đường an toàn nhất, đồng thời thời gian hoàn thành tất cả quy hoạch được giảm xuống còn vài giờ.

Việt Dũng