AH-64A Apache sẽ mang dũng sĩ diệt tăng Irsael Spike-ER

03/02/2012 14:52
Trịnh Tuân (Theo militaryparitet)
(GDVN) - Flightglobal cho hay Không quân Israel sẽ tiếp tục chương trình hiện đại hóa trực thăng tấn công AH-64A Apache.

Không quân Israel đã bắt đầu đàm phán với Boeing để nâng cấp bốn máy bay trực thăng để AH-64AS được mua trước đây thành trực thăng có cấu hình hiện đại như AH-64D Longbow trong năm 2009.

Đồng thời, Lực lượng Không quân đã đề nghị chính phủ bổ sung kinh phí cho việc mua 6 máy bay trực thăng mới. Tuy nhiên, trong năm 2010, cả hai chương trình đã đóng băng do những ràng buộc về ngân sách.

Cho đến nay, Không quân Israel đã đưa vào hoạt động khoảng 50 máy bay trực thăng Apache, trong đó có 18 biến thể nâng cấp AH-64D.

Kể từ năm 2005, Israel đã mua 3 lô 6 trực thăng Apache Longbow của Mỹ, bao gồm cả biến thể mới và biến thể nâng cấp đầu tiên của Apache.

Ba máy bay trực thăng tấn công đã bị mất năm 2006 trong cuộc xung đột Lebanon, hai do va chạm trên không, và một do sự hỏng hóc của rotor cánh quạt.

Theo nhiều nguồn tin, ngoài việc cải tiến trang bị vũ khí của máy bay trực thăng thành biến thể Longbow, Irsael có kế hoạch lắp đặt tên lửa Spike-ER  cho loại trực thăng này.

Đại diện của Không quân Israel, công ty Boeing, và công ty Rafael - nhà phát triển tên lửa Spike-ER đã tiến hành một loạt các cuộc hội đàm liên quan đến việc tích hợp trên các bay trực thăng tên lửa của Irsael, hệ thống phát hiện phân biệt mục tiêu và radar điều khiển hỏa lực làm việc ở dải sóng mm của Longbow.

Spike-ER là biến thể có tầm bắn xa nhất của Spike, lên tới 8 km, dùng để lắp cho xe chiến đấu hạng nhẹ, ngoài ra cũng có biến thể đặc biệt để trang bị cho trực thăng.

Spike có khả năng xuyên phá mọi loại vỏ giáp, có khả năng tiêu diệt bất kỳ xe tăng nào dù là loại hiện đại nhất chỉ bằng một phát bắn.

Spike có khả năng tiêu diệt các mục tiêu cả ban ngày, lẫn ban đêm và hầu như trong mọi điều kiện thời tiết mà không sút giảm độ chính xác.

Tên lửa Irsael Spike-ER
Tên lửa Irsael Spike-ER

Biến thể Spike-ER sử dụng các đầu đạn nổ phá mảnh (PBF - Penetration, Blast and Fragmentation) có thể thâm nhập vào bên trong bunke nhiên liệu, sau đó phát nổ gây thiệt hại nặng nề cho các mục tiêu bị tấn công và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho các công trình kiến trúc xung quanh.

Tên lửa có thể thực hiện bay trong chế độ tự dẫn hoặc nhận tín hiệu điều khiển từ trung tâm. Tên lửa sẽ độc lập bám, kiểm soát mọi di chuyển của mục tiêu và chính điều đó bảo đảm độ chính xác cao cho Spike.

Công ty Rafael của Irsael đã tiến hành lắp đặt Spike-ER trên các máy bay trực thăng Tiger của Eurocopter và A-129 của Agusta/Westland và sẽ được gắn máy bay trực thăng Mỹ nếu như đàm phán thành công.

Trịnh Tuân (Theo militaryparitet)