Ấn Độ sẽ cho phép Mỹ xây dựng căn cứ quân sự, đóng quân lâu dài?

27/08/2013 07:30
Việt Dũng
(GDVN) - Phát biểu của người đứng đầu lực lượng hàng không Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương nhằm thăm dò phản ứng của Ấn Độ, đã bị Ấn Độ cho là "sai lầm".
Tư lệnh không quân Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ Herbet Carlisle
Tư lệnh không quân Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ Herbet Carlisle

Ấn Độ phủ nhận cho Mỹ đóng quân

Tờ "Thanh niên Bắc Kinh" Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, hai ngày gần đây, tin đồn quân Mỹ chuẩn bị triển khai máy bay chiến đấu tại Ấn Độ đã gây chú ý. Nếu tin này là thật, hành động này đánh dấu vòng bao vây Trung Quốc lại có thêm một điểm tựa có hiệu quả, khu vực miền tây Trung Quốc có thể sẽ "bộc lộ triệt để" trước mặt Mỹ.

Tuy nhiên, sau khi Mỹ phát đi tín hiệu này, Bộ Quốc phòng Ấn Độ quả quyết phủ nhận. Chuyên gia vấn đề Mỹ-Ấn cho rằng, đây rất có thể là hành vi thăm dò của Mỹ, Ấn Độ sẽ không tiếp nhận quân đồn trú Mỹ.

Quan chức cấp cao Không quân Mỹ phát tín hiệu thăm dò

"Phía đông có Nhật Bản, Hàn Quốc, phía nam có Thái Lan, Singapore, phía tây có Afghanistan... Vòi quân sự của Mỹ đang không ngừng vươn ra khu vực xung quanh Trung Quốc, đến nay vòng vây này có thể sẽ tăng thêm một điểm tựa - Ấn Độ" – bài báo viết.

Theo "Press Trust of India" Ấn Độ, tư lệnh không quân bộ Tư lệnh Thái Bình Dương quân Mỹ Herbert Carlisle ngày 21 tháng 8 công khai mong muốn triển khai máy bay chiến đấu đang Ấn Độ của Lầu Năm Góc.

Lực lượng tấn công tàng hình F-22 và B-2 của Không quân Mỹ
Lực lượng tấn công tàng hình F-22 và B-2 của Không quân Mỹ

Carlisle trả lời phỏng vấn cho biết: "Chúng tôi sẽ duy trì lực lượng ở Đông Bắc Á, đồng thời sẽ thông qua tăng cường di chuyển tới phía nam và phía tây". Khi liệt kê cụ thể những nước ở hướng nam và hướng tây, Carlisle nhắc tới năm địa danh là: Darwin, Tyndall (căn cứ không quân Australia), Changi - Singapore, Korat - Thái Lan và Trivandrum - Ấn Độ. Carlisle cho biết đã khảo sát thực địa đối với Trivandrum.

Được biết, Carlisle là thành viên Tiểu ban chính sách quan hệ quân sự Mỹ-Ấn, trước khi phụ trách quản lý không quân Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, ông từng phụ trách phối hợp giữa không quân Mỹ-Ấn.

Phát biểu của quan chức quân Mỹ là “sai lầm”

Tuy nhiên, phát biểu của Carlisle đã phản ứng khá lớn của Ấn Độ, quan chức Bộ Quốc phòng đã phủ nhận đối với vấn đề này.

Theo tờ "Tin nhanh tài chính" Ấn Độ, phát biểu của Carlisle đã gây không thoải mái lắm. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Ấn Độ Sitanshu Kar cho biết, phát biểu của quan chức quân đội Mỹ có liên quan đến việc Mỹ triển khai lực lượng đặc nhiệm ở 5 nước Nam Á trong đó có Ấn Độ là sai lầm, "lực lượng đặc nhiệm chưa từng, hiện nay cũng chưa triển khai ở Ấn Độ".

"Ấn Độ quyết không cho phép thiết lập bất kỳ căn cứ quân sự của nước nào trên lãnh thổ quốc gia của mình".

Mỹ triển khai máy bay chiến đấu tàng hình F-22 tại Okinawa, Nhật Bản.
Mỹ triển khai máy bay chiến đấu tàng hình F-22 tại Okinawa, Nhật Bản.

Sitanshu Kar cho hay: "Khi Ấn Độ xây dựng bất cứ mối liên hệ nào với nước khác, luôn rất cẩn thận". Có nhà phân tích Ấn Độ cho rằng, phát biểu của Carlisle đã công bố kế hoạch lôi kéo Ấn Độ của Không quân Mỹ.

Theo bài báo, kế hoạch của Lầu Năm Góc bị Tổng bí thư Đảng Cộng sản Ấn Độ Prakash Carat biết được. Ông nói: "Xem ra (xây dựng căn cứ quân sự ở Trivandrum) là mong muốn của Lầu Năm Góc, nó có nguồn gốc từ "Thoả thuận khung quân sự Ấn-Mỹ" đạt được năm 2006, hiện nay chính phủ liên minh cần làm rõ phải chăng cho phép xây dựng công trình hạ tầng như vậy".

Quân Mỹ tha thiết muốn đóng quân ở Trivandrum Ấn Độ

Cho dù Ấn Độ có đồng ý hay không, có thể xây dựng căn cứ không quân đang Ấn Độ là “mơ ước” tha thiết của quân Mỹ. Theo bài báo, với tính chất là một phần của chiến lược "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương", quân Mỹ tìm cách đặt căn cứ tại Trivandrum - thủ phủ bang Kerala.

Trivandrum nằm ở tây nam Ấn Độ, gần biển Ả Rập, từ khu vực này hướng về phía nam không xa là Ấn Độ Dương, vị trí địa lý hết sức quan trọng.

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ

Bloomberg cho biết, Mỹ khát vọng duy trì quan hệ hợp tác quân sự chặt chẽ hơn với Ấn Độ, thậm chí chia sẻ những thông tin công nghệ vũ khí mũi nhọn như hệ thống phòng thủ tên lửa dòng Patriot và máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của hãng Lockheed Martin.

Với tính chất là khu vực trọng yếu, chiến lược ngăn chặn Trung Quốc, nếu Mỹ tiến hành hợp tác phòng thủ tên lửa, khu vực miền tây Trung Quốc có thể "bộc lộ triệt để" trước mắt Mỹ, giảm ưu thế "chiều sâu chiến lược" của Trung Quốc ở khu vực này.

Ngoài ra, theo Thời báo Hoàn Cầu, Không quân Ấn Độ đã mua sắm rất nhiều máy bay vận tải C-130, C-17 và máy bay trực thăng vũ trang AH-64, ngay cả nhập khẩu hệ thống bảo đảm hậu cần tiêu chuẩn Mỹ, vô hình trung đã giúp quân Mỹ đến đóng ở Ấn Độ giảm đi rất nhiều phiền phức công nghệ.

Ấn Độ coi trọng tính độc lập của nước lớn

Phát biểu của Mỹ và Ấn Độ vì sao hoàn toàn khác nhau? Có chuyên gia cho rằng, Ấn Độ rất coi trọng kiên trì tính độc lập nước lớn, không thể tiếp nhận Mỹ đóng quân. Cách làm có thể của Mỹ là để cho tàu chiến có thể thường xuyên thăm Ấn Độ.

Đóng quân tác động xấu đến nguyên tắc cơ bản của Ấn Độ? Chuyên gia Trung Quốc về vấn đề Ấn Độ là Mã Gia Lực cho rằng, Ấn Độ sẽ không đồng ý cho Mỹ đóng quân, điều này mâu thuẫn với nguyên tắc duy trì tính độc lập quốc gia của Ấn Độ.

Máy bay ném bom tàng hình B-2 Không quân Mỹ
Máy bay ném bom tàng hình B-2 Không quân Mỹ

Nguyễn Tông Trạch, phó viện trưởng Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, chuyên gia vấn đề Mỹ thì cho rằng, Ấn Độ kiên trì tự chủ chiến lược, duy trì tính độc lập nước lớn của họ. Ngoài ra, Ấn Độ cũng luôn là người đi đầu của Phong trào không liên kết, nếu đồng ý cho quốc gia đóng quân trên lãnh thổ của mình, thì gây thiệt hại cho nguyên tắc cơ bản của Ấn Độ.

Mã Gia Lực cho rằng, quan hệ chiến lược giữa Mỹ và Ấn Độ chưa đạt tới mức có thể đóng quân. Đối với "Thỏa thuận khung quân sự Ấn-Mỹ", Mã Gia Lực cho rằng, thỏa thuận sẽ không liên quan đến đóng quân, phần nhiều dừng lại ở tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quân sự, hai bên tăng cường thăm lẫn nhau, tăng cường bán vũ khí, tổ chức huấn luyện quân sự và tập trận chung.

Chi phí đóng quân ở Ấn Độ của Mỹ rất cao?

Nguyễn Tông Trạch cho rằng, đây có thể là tín hiệu thăm dò của Mỹ. Trong quá trình Mỹ quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, ngôn ngữ hư hư thực thực, nghe ngóng khắp nơi. Trong nước Mỹ có quan điểm cho rằng, cần lôi kéo Ấn Độ kiềm chế Trung Quốc. Vì vậy, tín hiệu lần này của Mỹ có thể là tiến hành thăm dò trước về việc hợp tác với Ấn Độ.

Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler của Mỹ
Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler của Mỹ

Nguyễn Tông Trạch đồng thời cho rằng, Mỹ muốn tiếp tục thiết lập đóng quân lâu dài giống như ở Nhật Bản, Hàn Quốc không dễ dàng, chi phí rất cao, ý nghĩa không lớn.

Điều càng muốn hiện nay của Mỹ là mô hình "chỉ cần có nhu cầu là có thể sử dụng", điều này chỉ cần bảo đảm tàu chiến Mỹ có thể thường xuyên qua lại.

Cho nên, ở Ấn Độ, cách làm có thể của Mỹ là để cho tàu chiến thường xuyên đến thăm. Đương nhiên, thăm viếng càng dồn dập thì tương lai càng có thể có hợp tác tiếp theo, nhưng giống với mô hình đóng quân lâu dài, ở Ấn Độ hầu như không thể.

* Đề nghị không sao chép lại dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của báo GDVN. Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook
Việt Dũng