Ảnh hiếm về hải trình vượt Bắc cực chở vũ khí cho Liên Xô của Anh

06/03/2013 07:33
Nguyễn Hường (nguồn Lenta)
(GDVN) - Từ tháng 8/1941 đến tháng 5/1945, 65.000 lính Anh đã tham gia vào hoạt động cung cấp thiết bị quân sự cho Liên Xô chống Phát xít Đức trong một chương trình hỗ trợ được gọi là "Đoàn tàu phương Bắc".
Sau khi Liên Xô tham gia Thế chiến II, Hồng quân đã nhận được sự hỗ trợ vũ khí và đạn dược là một phần của chương trình Lend-Lease của Mỹ. Quốc gia đứng đầu trong danh sách viện trợ này là Anh và tiếp đó là Liên Xô. Liên Xô đã được nhận số vũ khí trị giá tương đương khoảng 140 tỷ USD ngày nay.
Một nhóm các tàu của Anh cùng máy bay chiến đấu của Liên Xô tại cảng Murmansk. Đây là nguồn cung cấp thiết bị quân sự quan trọng của Hồng quân.
Một nhóm các tàu của Anh cùng máy bay chiến đấu của Liên Xô tại cảng Murmansk. Đây là nguồn cung cấp thiết bị quân sự quan trọng của Hồng quân.
Tuyến đường ngắn và an toàn nhất để đưa vũ khí từ Anh đến Liên Xô là đi vòng qua Bắc Cực. Tuy nhiên, khó khăn chờ đợi họ ở đó không chỉ là điều kiện thời tiết khắc nghiệt như băng giá, sương mù thường xuyên.

Na Uy bị Đức ép buộc tăng cường kiểm soát vùng biển của nước này đến biên giới với Liên Xô để ngăn chặn hoạt động tiếp viện vũ khí cho Hồng quân. Còn biển Bắc cực đầy tàu ngầm, máy bay, chiến hạm của Đức tuần tiễu.

Các chuyên gia dựng tấm bản đồ theo dõi hoạt động của "Đoàn tàu phương Bắc".
Các chuyên gia dựng tấm bản đồ theo dõi hoạt động của "Đoàn tàu phương Bắc".

Mặc dù Thủ tướng Anh Winston Churchill lo ngại khó khăn sẽ phá vỡ mọi nỗ lực của họ, nhưng Stalin thuyết phục nhà lãnh đạo này gửi các tàu hàng dưới sự hỗ trợ của tàu Hải quân Hoàng gia Anh tới Liên Xô. 
Bản đồ tuyến đường hoạt động của "Đoàn tàu phương Bắc".
Bản đồ tuyến đường hoạt động của "Đoàn tàu phương Bắc".
Từ tháng 8/1941 đến tháng 5/1945, đã có 78 chuyến chở hàng được thực hiện với sự tham gia của hơn 1.400 tàu. Hai tuyến đường di chuyển được vạch ra để các tàu chở vũ khí có thể đi được trong mùa Hè và mùa Đông mà không đụng  phải các tảng băng trôi.
Tàu hộ tống và tàu buôn Convoy PQ 17 trước khi khởi hành từ bến cảng Halford của Iceland trong tháng sáu năm 1942
Tàu hộ tống và tàu buôn Convoy PQ 17 trước khi khởi hành từ bến cảng Halford của Iceland trong tháng sáu năm 1942
Đoàn tàu hộ tống của Hải quân Anh có một nhiệm vụ lớn là phải bảo vệ các tàu chở hàng khỏi các cuộc tấn công của máy bay ném bom và tàu ngầm đối phương. Mối nguy hiểm lớn nhất rình rập họ ở Bắc Âu - mũi Bắc Cape.
Một tàu chở máy bay chiến đấu.
Một tàu chở máy bay chiến đấu.
Để vượt qua Na Uy an toàn, đoàn tàu chở vũ khí phải di chuyển thật im lặng để tránh bị phát hiện từ đất liền và trên không. Ngoài ra, Liên Xô cũng huy động bộ binh hỗ trợ đoàn tàu từ đất liền và tàu ngầm Hải quân hỗ trợ từ dưới biển.

Tàu King George V tham gia hộ tống các tàu chở vũ khí tới Liên Xô.
Tàu King George V tham gia hộ tống các tàu chở vũ khí tới Liên Xô.
Trung bình, một chuyến chở vũ khí từ Anh tới Liên Xô kéo dài khoảng 10 ngày. Vào mùa hè, trong ngày cực, không tăng xác suất bị tàu ngầm tấn công, nhưng họ dễ bị phát hiện bởi tàu nổi và máy bay địch. Còn mùa đông thì phải đối mặt với tình trạng bị đóng băng liên tục.  

Tàu sân bay hộ tống "Avenger" chở máy bay chiến đấu "Hurricane" trên boong.
Tàu sân bay hộ tống "Avenger" chở máy bay chiến đấu "Hurricane" trên boong.
Một chuyến vận chuyển vũ khí thường có sự tham gia của khoảng 30 tàu chở hàng và 10 tàu hộ tống. Theo Churchill, lượng lớn các tàu được huy động để đảm bảo rằng ít nhất một nửa trong số chúng có thể đến đích an toàn. 
Pháo bị đóng băng vì sương và giá lạnh khi vượt qua Bắc Cực cửa tàu "Belfast".
Pháo bị đóng băng vì sương và giá lạnh khi vượt qua Bắc Cực cửa tàu "Belfast".
Cho đến mùa xuân năm 1942, tuyến đường này tương đối an toàn. Nhưng sau đó người Đức nhận thấy có sự gia tăng hoạt động quá mức trong khu vực đã ra lệnh cho lực lượng Hải quân tăng cường tuần tra, kiểm soát.  

Thủy thủ làm sạch băng trên một tàu chở hàng.
Thủy thủ làm sạch băng trên một tàu chở hàng.
Một sự cố đã xảy ra với tàu PQ-17 vào mùa hè năm 1942. Thủy thủ đoàn rời cảng Reykjavik vào ngày 27/6 nhưng ngày 4/7 đã nhận được tin báo hủy chuyến đi vì lo ngại bị tấn công bởi quân Đức với sự tham gia của chiến hạm "Tirpitz".
Thủy thủ Anh mặc áo giữ ấm đặc biệt.
Thủy thủ Anh mặc áo giữ ấm đặc biệt.
Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng tin tình báo trên là sai. Mục tiêu của quân Đức là một nhóm tàu chở hàng khác. Những tàu này bị phục kích bởi máy bay của Không quân Đức và tàu chiến Hải quân Đức. Sự kiện này khiến Anh tổn thất 24 đến 35 tàu. 
Binh lính Anh trên tàu chở hàng theo dõi tuyến đường chở vũ khí.
Binh lính Anh trên tàu chở hàng theo dõi tuyến đường chở vũ khí. 
Để trả thù người Đức, ngày 31/12 của năm đó, Anh đã phát động một trận chiến ở biển Barents. Tàu hộ tống đoàn tàu vận tải JW-51B lợi dụng đêm cực đã đánh bại lực lượng Đức.

Chiến hạm "Tirpitz" của Đức.
Chiến hạm "Tirpitz" của Đức.

Người Anh tiếp tục giành chiến thắng trong trận chiến ngày 26 tháng 12 năm 1943, khi tàu hộ tống của đoàn tàu vận tải JW 55B đánh chìm chiến hạm "Scharnhorst" của Đức ở Bắc Cape.
Đức tuần dương hạm "Admiral Scheer"
Đức tuần dương hạm "Admiral Scheer"
Tuy nhienen trong toàn bộ kế hoạch "Đoàn tàu phương Bắc", Anh đã tổn thất 85 tàu hàng và 16 tàu chiến, gồm hai tuần dương hạm và sáu tàu khu trục. Người Đức bị mất ba tàu khu trục, 30 tàu ngầm và lượng lớn máy bay.
Một tàu chở hàng phát nổ sau khi trúng đạn của quân Đức.
Một tàu chở hàng phát nổ sau khi trúng đạn của quân Đức.
Cuộc tấn công vào đoàn tàu PQ-18 trong tháng 9 năm 1942
Cuộc tấn công vào đoàn tàu PQ-18 trong tháng 9 năm 1942
Một vụ nổ dưới nước gần tàu khu trục "HMS Ashanti" trong cuộc tấn công vào đoàn tàu chở hàng PQ-18 vào tháng 9 năm 1942. Phía sau là tàu khu trục "Husky"
Một vụ nổ dưới nước gần tàu khu trục "HMS Ashanti" trong cuộc tấn công vào đoàn tàu chở hàng PQ-18 vào tháng 9 năm 1942. Phía sau là tàu khu trục "Husky"
Nhưng sau đó, do những bất đồng giữa London và Moscow, Thủ tướng Anh Winston Churchill lại gọi những chuyến đi của "Đoàn tàu phương Bắc" là "cuộc hành trình tồi tệ nhất trên thế giới" và một thời gian dài lãng quên sự đóng góp của những người lính đã tham gia vào hải trình hiểm nguy này. 
Cựu chiến binh tham gia hoạt động "Đoàn tàu Bắc cực" Wilen Astahin (trái) và Gordon Long, trong một cuộc gặp gỡ tại Murmansk, nhân dịp kỷ niệm 60 năm tàu Đồng Minh đầu tiên xuất hiện ở cảng Murmansk, năm 2001.
Cựu chiến binh tham gia hoạt động "Đoàn tàu Bắc cực" Wilen Astahin (trái) và Gordon Long, trong một cuộc gặp gỡ tại Murmansk, nhân dịp kỷ niệm 60 năm tàu Đồng Minh đầu tiên xuất hiện ở cảng Murmansk, năm 2001.
Nước Nga từng muốn trao các huy chương Ushakov cho các thủy thủ Anh tham gia "Đoàn tàu phương Bắc", nhưng không được London chấp thuận. 
Bia tưởng niệm những người lính Hải quân Anh thiệt mạng trong quá trình chở vũ khí hỗ trợ Liên Xô trong Thế chiến II.
Bia tưởng niệm những người lính Hải quân Anh thiệt mạng trong quá trình chở vũ khí hỗ trợ Liên Xô trong Thế chiến II.
Cho đến tháng 12/2012, câu chuyện về chiến công của "Đoàn tàu phương Bắc" mới được làm sống dậy lần nữa khi chính phủ của Thủ tướng David Cameron cuối cùng đã quyết định thành lập một giải thưởng dành riêng cho những người đã tham gia vào hoạt động này.  Trước đó, tháng 2/2012, Anh công bố thành lập Kỷ niệm chương "Sao Bắc cực".
Các cựu chiến binh Anh còn sống được vinh dự nhận giải thưởng "Sao Bắc cực".
Các cựu chiến binh Anh còn sống được vinh dự nhận giải thưởng "Sao Bắc cực".
Vào tháng 2/2013, chính phủ Anh trao tặng cho 200 cựu chiến binh thuộc lực lượng này vẫn còn sống huy chương "Sao Bắc cực".
Huy chương Ushakov của Nga và "Sao Bắc cực" của Anh.
Huy chương Ushakov của Nga và "Sao Bắc cực" của Anh.
Theo ước tính của Bộ Quốc phòng Anh, có hơn 200 trong số  65.000 thủy thủ và phi công tham gia hoạt động "Đoàn tàu phương Bắc" vẫn còn sống.
Nguyễn Hường (nguồn Lenta)