Anh-Mỹ đều điều tàu ngầm hỗ trợ tìm kiếm máy bay chở khách Malaysia?

04/04/2014 06:39
Việt Dũng
(GDVN) - Anh tuyên bố đã điều tàu ngầm hạt nhân HMS Tireless và tàu đo đạc HMS Echo tham gia, trong khi Mỹ từ chối cho biết khả năng tàu ngầm tham gia tìm MH370.
Tàu ngầm động cơ hạt nhân HMS Tireless lớp Trafalgar của Hải quân Hoàng gia Anh
Tàu ngầm động cơ hạt nhân HMS Tireless lớp Trafalgar của Hải quân Hoàng gia Anh

Anh điều tàu ngầm hỗ trợ tìm kiếm máy bay MH370

Tờ "Nhật báo phố Wall" Mỹ vừa có bài viết cho hay, Anh đã điều 1 tàu ngầm tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn máy bay chở khách 370 của hãng hàng không Malaysia hiện do Chính phủ Australia dẫn đầu.

Điều này sẽ có lợi cho việc tìm thấy thiết bị ghi nhớ bay của hộp đen dưới đáy biển của vùng biển tìm kiếm Nam Ấn Độ Dương, hiện nay lượng điện trong pin của hộp đen đã sắp hết.

Bộ Quốc phòng Anh ngày 1 tháng 4 cho biết, đã điều tàu ngầm HMS Tireless lớp Trafalgar hỗ trợ chiến dịch tìm kiếm cứu nạn đa quốc gia đối với máy bay MH370.

Công tác tìm kiếm cứu nạn triển khai ở khu vực có diện tích tương đương với bang Arizona đã kéo dài vài tuần, nhưng vẫn chưa có bất cứ phát hiện nào.

Bộ Quốc phòng Anh tuyên bố cho biết, tàu ngầm HMS Tireless có khả năng tìm kiếm dưới biển tiên tiến, sẽ có thể hỗ trợ tìm được vị trí của máy bay chở khách mất tích. Tàu ngầm này biên chế cho Hải quân Hoàng gia Anh từ năm 1984.

Tàu khảo sát/đo đạc HMS Echo của Hải quân Hoàng gia Anh tham gia tìm kiếm cứu nạn máy bay mất tích MH370 Malaysia
Tàu khảo sát/đo đạc HMS Echo của Hải quân Hoàng gia Anh tham gia tìm kiếm cứu nạn máy bay mất tích MH370 Malaysia

Anh cũng đã điều tàu chiến HMS Echo (tàu đo đạc) đến vùng biển tìm kiếm, tàu này thứ Tư đến gần Australia. Theo Bộ Quốc phòng Anh, Chính phủ Anh sẽ cùng với Bộ Quốc phòng, Cục Thủy văn, Bộ Giao thông và Cục Khí tượng, tập trung các nguồn lực chuyên nghiệp của các bộ ngành này cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho chiến dịch tìm kiếm cứu nạn máy bay chở khách mất tích của hãng hàng không Malaysia.

Vùng biển tìm kiếm nói trên nằm ở khu vực cách thành phố Perth, miền tây Australia khoảng 1.500 km về phía tây, trùng với khu vực tìm kiếm của máy bay quân sự, tàu chiến trước đó.

Mỹ có khả năng đã điều tàu ngầm tìm kiếm máy bay MH370?

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 3 tháng 4 dẫn tờ tạp chí "Chính sách ngoại giao" Mỹ ngày 1 tháng 4 đưa tin, Hải quân Hoàng gia Anh tuyên bố phái tàu ngầm hạt nhân đến Nam Ấn Độ Dương tham gia công tác tìm kiếm máy bay chở khách MH370 của hãng hàng không Malaysia.

Mặc dù Mỹ chưa tiến hành tuyên bố tương tự, nhưng có nhà phân tích cho rằng tàu ngầm của quân Mỹ có thể đã bắt đầu công tác tìm kiếm.

Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C Orion của Hải quân Mỹ
Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C Orion của Hải quân Mỹ

Nhà phân tích Eric Wertheim, Học viện Hải quân Mỹ cho rằng, ưu thế của tàu ngầm là ở tính ẩn náu, cho nên "các nước trên thế giới thường đều sẽ không tiết lộ địa điểm triển khai tàu ngầm của nước mình với thế giới bên ngoài" (!).

Thông thường, một chiếc tàu ngầm có thể hoạt động ở độ sâu vài nghìn thước Anh và hệ thống thiết bị định vị thủy âm lắp trên tàu còn có thể dò tìm được xác máy bay ở sâu trong đại dương.

Trong khi đó, tàu ngầm có thể sử dụng người máy (robot) tiến hành thu về xác máy bay, cung cấp manh mối cho việc tìm kiếm cứu nạn ở quy mô lớn hơn.

Quan chức Anh ngày 1 tháng 4 tuyên bố, tàu ngầm hạt nhân HMS Tireless của Hải quân Hoàng gia Anh đã đến Nam Ấn Độ Dương. Thiết bị định vị thủy âm của tàu ngầm HMS Tireless có thể dò tìm được xác máy bay chở khách Boeing 777 thể tích khổng lồ.

Theo bài báo, Tư lệnh Thái Bình Dương quân Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear từ chối trả lời khả năng đề nghị điều nhiều lực lượng hơn tham gia tìm kiếm cứu nạn máy bay chở khách mất tích của hãng hàng không Malaysia, nhưng ông cho biết, từ ngày đầu tiên chiếc máy bay này mất tích, sự tham gia của Quân đội Mỹ đã "thích hợp".

Máy bay tuần tra săn ngầm P-8 Poseidon Mỹ
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8 Poseidon Mỹ

Ngoài ra, tướng Samuel Locklear còn cho biết, ông đã tiến hành trao đổi với Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia, bảo đảm sự hỗ trợ của Mỹ là cần thiết.

Nhưng, Samuel Locklear đồng thời cho biết, công tác tìm kiếm cứu nạn máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia có thể sẽ là chiến dịch tìm kiếm cứu nạn có quy mô lớn nhất trong lịch sử.

Do nguyên nhân đằng sau sự việc từ khi bắt đầu đã không rõ ràng, cho nên tiến triển công tác tìm kiếm cứu nạn rất gian nan.

Tính đến nay, Lầu Năm Góc đã điều 1 máy bay tuần tra trên biển P-3 Orion, 1 máy bay săn ngầm P-8 Poseidon, 1 tàu lặn không người lái Bluefin-21 và 1 máy bay lắp máy định vị phát sóng âm tham gia tìm kiếm cứu nạn máy bay chở khách MH370 của hãng hàng không Malaysia.

Ngoài ra, tàu khu trục USS Kidd và USS Pinckney của Hải quân Mỹ cũng điều máy bay trực thăng trợ giúp tìm kiếm máy bay chở khách mất tích.

Nhưng, quan chức Hải quân Mỹ từ chối đưa ra bình luận về khả năng cử tàu ngầm tham gia tìm kiếm cứu nạn, chỉ cho biết hành động của lực lượng tàu ngầm cần giữ "tính bí mật".

Tàu lặn không người lái Bluefin-21 của Mỹ
Tàu lặn không người lái Bluefin-21 của Mỹ
Tàu khu trục USS Kidd Hải quân Mỹ
Tàu khu trục USS Kidd Hải quân Mỹ
Tàu khu trục USS Pinckney Mỹ mang theo 2 máy bay trực thăng tham gia tìm kiếm máy bay chở khách MH370 Malaysia
Tàu khu trục USS Pinckney Mỹ mang theo 2 máy bay trực thăng tham gia tìm kiếm máy bay chở khách MH370 Malaysia
Tàu khu trục Aegis USS Pinckney lớp Arleigh Burke Hải quân Mỹ
Tàu khu trục Aegis USS Pinckney lớp Arleigh Burke Hải quân Mỹ
Việt Dũng