Báo Anh: Trung Quốc sẽ đẩy nhanh trang bị J-10, J-11, Su-30

08/03/2012 07:25
Đông Bình (Theo Tân Hoa xã)
(GDVN) - Trên cơ sở tăng chi tiêu quân sự năm 2012 lên 11,2%, Trung Quốc sẽ đẩy nhanh hiện đại hóa lực lượng hàng không của Không quân, Hải quân.
Máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc.

Ngày 5/3, trang mạng tạp chí “Flight International” Anh đưa tin cho biết, ngân sách chi tiêu quân sự năm 2012 của Trung Quốc sẽ tăng 11,2%, trong đó một phần ngân sách sẽ dùng cho máy bay quân dụng, điều này sẽ đẩy nhanh rất mạnh hiện đại hóa lực lượng hàng không của Trung Quốc.

Hiện nay, Không quân Trung Quốc đang sử dụng J-10 (Thành Đô), J-11 (Thẩm Dương) và Su-30, thay thế cho máy bay chiến đấu cũ, đồng thời tăng mua máy bay trực thăng hiện đại, cải thiện khả năng vận tải đường không và khả năng kiểm soát, cảnh báo trên máy bay.

Bài báo cho biết, Trung Quốc đã tuyên bố ngân sách quốc phòng năm 2012 sẽ tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2011, đạt 670 tỷ nhân dân tệ (106 tỷ USD), nhưng hoàn toàn không nói rõ điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến hoạt động mua sắm và nghiên cứu phát triển máy bay.

Theo trang mạng của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, người phát ngôn Lý Triệu Tinh nhấn mạnh, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc chiếm 1,28% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thấp hơn nhiều so với các nước như Mỹ và Anh.

Bài báo cho rằng, giống với việc công bố ngân sách quốc phòng hàng năm, ngân sách năm nay cũng hoàn toàn không tiết lộ tình hình cụ thể của các dự án riêng biệt.

Máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Trung Quốc hiện đang dốc sức đổi mới trang bị hàng không của không quân và hải quân.

Về không quân, Không quân Trung Quốc tiếp tục sử dụng J-10 (Thành Đô), J-11 (Thẩm Dương) và Su-30, thay thế cho các máy bay chiến đấu cũ. Tin cho biết, Trung Quốc còn có ý định mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga.

Ngoài ra, Trung Quốc còn đang máy bay trực thăng hiện đại, cải thiện khả năng vận tải đường không, đồng thời tăng cường các khả năng như cảnh báo và kiểm soát trên không rất quan trọng.

Đồng thời, công tác nghiên cứu phát triển J-20 cũng đang được tiếp tục. J-20 là một loại máy bay chiến đấu tàng hình cỡ lớn, các nhà phân tích cho rằng loại máy bay chiến đấu này rất thích hợp với việc phát huy vai trò tấn công tầm xa.

Ngoài ra, trang mạng hàng không Trung Quốc còn có rất nhiều thông tin cho rằng, một hoặc nhiều chương trình phát triển máy bay chiến đấu tiên tiến của Trung Quốc đều có đặc điểm tàng hình.

Về hải quân, Hải quân Trung Quốc cũng đang nghiên cứu phát triển vũ khí hàng không. Máy bay chiến đấu J-15 hiện vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, cuối cùng sẽ triển khai cho tàu sân bay Varyag. Sau được tiến hành cải tạo ở Đại Liên, tàu sân bay Varyag hiện đang tiến hành chạy thử trên biển.

Máy bay chiến đấu J-15 phiên bản Hải quân của Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu J-15 phiên bản Hải quân của Trung Quốc.

Ngoài ra, năm 2011, những hình ảnh về máy bay vận tải Y-8 (Thiểm Tây), loại máy bay được cải tạo dùng cho nhiệm vụ tuần tra trên biển và tác chiến chống tàu ngầm, đã xuất hiện.

Ngoài phát triển khả năng tiên tiến, rất nhiều nguồn vốn nghiên cứu phát triển của Trung Quốc chắn chắn sẽ chảy sang phương diện phát triển động cơ máy bay chiến đấu đáng tin cậy, để Trung Quốc có thể giảm phụ thuộc quá nhiều vào động cơ của Nga.

Ngoài ra, Trung Quốc sẽ còn tiếp tục nghiên cứu chế tạo thiết bị cảm biến của máy bay và vũ khí chính xác.

Bài báo dẫn lời Richard Bitzinger – nhà nghiên cứu nhiều năm của Chương trình chuyển đổi quân đội – Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Rajaratnam – Singapore cho rằng, trong ngân sách tổng thể năm 2012 của Trung Quốc, có khoảng 10% sẽ dùng cho mua sắm và nghiên cứu phát triển máy bay.

Ông cho rằng, trong “Sách trắng Quốc phòng”, Trung Quốc cho biết ngân sách của họ cơ bản chia làm 3 phần chính: nhân viên, tác chiến và mua sắm (cũng bao gồm nghiên cứu phát triển). Ông đã phản bác quan điểm cho rằng chi tiêu quân sự của Trung Quốc là 2 con số như tuyên bố.

Ông nói: “Ngân sách chính phủ là 10 tỷ, chi tiêu ngoài ngân sách khác cũng 10 tỷ là điều có thể, nhưng từ 100 tỷ tăng đến 200 tỷ là một mức độ lớn hơn nhiều”.

Máy bay vận tải Y-8 do Trung Quốc tự sản xuất.
Máy bay vận tải Y-8 do Trung Quốc tự sản xuất.

Bài viết cho rằng, với sự không minh bạch trong chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc, cùng với sự tự tin ngày càng tăng trong việc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở biển Đông và biển Hoa Đông, các nước láng giềng của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục mua máy bay kiểu mới và nâng cấp máy bay hiện có, như máy bay chiến đấu F-16 của Công ty Lockheed Martin.

Trong triển lãm hàng không Singapore gần đây, giám đốc cấp cao của một nhà thầu quốc phòng lớn của Mỹ cho biết, các nước hoàn toàn không phải mua sắm để đối phó với các mối đe dọa hiện nay, mà là để ngăn chặn các mối đe dọa có thể xảy ra trong 10-15 năm tới.

Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 đang được Trung Quốc phát triển.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 đang được Trung Quốc phát triển.
Máy bay chiến đấu Su-30MKK
Máy bay chiến đấu Su-30MKK
Máy bay chiến đấu Su-35
Máy bay chiến đấu Su-35
Những sự kiện nổi bật
PUTIN TRỞ LẠI ĐIỆN KREMLI
HÌNH ẢNH ẤN TƯỢNG QUỐC TẾ
CĂNG THẲNG MỸ - IRAN
KIM JONG UN - TRIỀU TIÊN
PHÂN TÍCH - GÓC NHÌN
BÍ ẨN - KỲ LẠ - KHOA HỌC
VIỆT NAM và THẾ GIỚI
XEM - NGHE THỜI SỰ QUỐC TẾ
Tình Hình Biển Đông
TÌNH HÌNH SYRIA, YEMEN
Đông Bình (Theo Tân Hoa xã)