Báo Canada nói gì về tàu sân bay nội địa thứ hai của Trung Quốc?

01/11/2014 11:16
Việt Dũng
(GDVN) - Tàu sân bay nội địa thứ hai trang bị động cơ thông thường, trọng tải lớn hơn, sử dụng máy phóng hơi nước, có thể không sử dụng đường băng kiểu nhảy cầu...
Tàu sân bay động cơ hạt nhân Ulyanovsk của Liên Xô cũ vẫn sử dụng đường băng kiểu nhảy cầu
Tàu sân bay động cơ hạt nhân Ulyanovsk của Liên Xô cũ vẫn sử dụng đường băng kiểu nhảy cầu

Tờ "Kanwa Defense Review" (báo này do 1 người gốc Hoa làm chủ biên) tháng 11 (xuất bản trước) đăng bài viết "Những thông tin mới nhất về tàu sân bay nội địa thứ hai của Trung Quốc".

Bài viết cho rằng, nguồn tin từ giới công nghiệp đóng tàu đáng tin cậy cho biết, đặc trưng cơ bản của tàu sân bay đầu tiên chế tạo ở nhà máy đóng tàu Giang Nam (tàu sân bay nội địa thứ hai của Trung Quốc) vẫn là động cơ thông thường, không sử dụng động cơ hạt nhân; ngoài ra, so với tàu sân bay Liêu Ninh và tàu 011A ở phía bắc, thiết kế lớn hơn, công tác thiết kế máy phóng hơi nước bước vào giai đoạn nghiên cứu chế tạo cuối cùng.

Hiện nay bản vẽ chưa hoàn thiện, nói cách khác, toàn bộ thiết kế chưa hoàn thành, do đều khác với các thiết kế của tàu sân bay nội địa 001A như động lực thân tàu, vì vậy, khởi công chế tạo tàu sân bay thứ hai sẽ không chờ cho đến khi tàu 001A thứ nhất hoàn thành toàn bộ.

Có học giả phương Tây cho rằng, tàu sân bay Giang Nam đầu tiên phải dùng động cơ hạt nhân, tương tự tàu sân bay Ulyanovsk của Liên Xô, đồng thời sử dụng mô hình tàu sân bay đánh số 18 xuất hiện trên mạng, mô hình này không áp dụng đường băng kiểu nhảy cầu, máy bay chiến đấu J-15 sử dụng phương thức phóng hơi nước.

Trước đó, Kanwa đã đưa tin, Trung Quốc thực sự tìm cách sở hữu công nghệ động cơ hạt nhân của tàu Ulyanovsk trong thời điểm kinh tế Ukraine khó khăn nhất vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, nhưng, chiếc tàu sân bay đầu tiên của Giang Nam vẫn sử dụng động cơ thông thường - nguồn tin đáng tin cậy đã nói như vậy.

Ý tưởng tàu sân bay nội địa Type 001A Trung Quốc (nguồn Chinaiiss.com, TQ)
Ý tưởng tàu sân bay nội địa Type 001A Trung Quốc (nguồn Chinaiiss.com, TQ)

Vì thế, Kanwa phân tích cho rằng, mô hình tàu sân bay đánh số 18 không nhất định là thân tàu do nhà máy Giang Nam thực sự chế tạo, bởi vì phương án thiết kế vẫn chưa hoàn thành thực sự. Tàu sân bay thuộc chương trình bí mật rất cao, hiện sẽ không trưng bày mô hình thực sự, đây là quy luật của Trung Quốc.

Thứ hai, đã sử dụng động cơ thông thường có nghĩa là không thể chọn dùng công nghệ phóng điện từ, vì nó tiêu hao rất nhiều điện năng. Vì vậy chỉ phóng bằng hơi nước.

Phân tích này cũng có thể lý giải phần nào từ rất nhiều manh mối hiện trạng hợp tác công nghiệp quân sự Ukraine-Trung Quốc. Ukraine sở hữu máy phóng hơi nước sẵn có, nằm ở Trung tâm huấn luyện cất hạ cánh đường băng tàu sân bay (NITKA) của căn cứ không quân Saki, cũng đã được người Trung Quốc nghiên cứu, bộ máy phóng hơi nước này vốn có kế hoạch sử dụng cho tàu sân bay Ulyanovsk, khi đó nó luôn được thử nghiệm.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã tìm hiểu tỉ mỉ đối với máy phóng hơi nước của tàu sân bay Brazil, nhìn vào toàn bộ hệ thống công nghiệp của Trung Quốc, hiện nay sản xuất máy phóng hơi nước không thành vấn đề.

Về tên gọi của tàu sân bay Giang Nam đầu tiên, có quan điểm gọi tên là Type 002, không được xác nhận chính thức, nhưng hoàn toàn là có thể, do hệ thống động lực khác với 001, 001A, đương nhiên sẽ không phải là phiên bản phát triển của Type 001, vì vậy chỉ có 2 loại tên gọi có thể lựa chọn, 002 hoặc 003. Một mục tiêu cần quan sát khác là: phải chăng bỏ đi đường băng cất hạ cánh nhảy cầu 14 độ?

Ý tưởng tàu sân bay nội địa Type 001A Trung Quốc (nguồn Chinaiiss.com, TQ)
Ý tưởng tàu sân bay nội địa Type 001A Trung Quốc (nguồn Chinaiiss.com, TQ)

Đây có thể là một vấn đề công nghệ lớn nhất gây tranh cãi cho ngành kỹ thuật và hải quân, tương tự như chiếc tàu sân bay thứ ba Ulyanovsk do Liên Xô thiết kế trước đây - tàu sân bay này đã chọn sử dụng động cơ hạt nhân, phóng hơi nước, nhưng vẫn giữ lại đường băng cất hạ cánh kiểu nhảy cầu 14 độ. Tại sao mâu thuẫn như vậy? Tìm hiểu sự phát triển của thể chế công nghiệp Liên Xô, đưa ra kết luận: Không hề có mâu thuẫn gì.

Phe phản đối đường băng cất hạ cánh kiểu nhảy cầu khi đó cho rằng: Đã có phóng bằng hơi nước, cần nó làm gì? Chỉ chiếm dụng không gian, đường băng kiểu nhảy cầu không thể dừng lại máy bay.

Trong khi đó, phe chủ trương tiếp tục sử dụng đồng thời hai loại cho rằng: Đối với công nghiệp Liên Xô, công nghệ phóng hơi nước là sáng tạo, sản phẩm của thể chế công nghiệp Liên Xô không đủ tin cậy, ngộ nhỡ phóng hơi nước có sự cố thì làm thế nào? Máy bay không thể cất cánh? Liên Xô nghiên cứu chế tạo bất cứ vũ khí nào - vũ khí truyền thống hay vũ khí hạt nhân, cho dù cùng thời đại và tính năng tương đồng, đều là kết quả của 2 thể chế trên đây, hơn nữa hoàn toàn không phải cạnh tranh.

Cuối cùng, phe sau đã giành chiến thắng, đường băng cất hạ cánh kiểu nhảy cầu dự phòng được giữ lại. Đây chính là nguyên nhân lớn nhất làm cho tàu sân bay Ulyanovsk có bề ngoài đặc thù.

Hiện nay, trong nội bộ nhà máy Giang Nam, giữa nhà máy và hải quân có lẽ cũng tồn tại tranh luận rất lớn như vậy, thậm chí là nguyên nhân chính làm cho bản vẽ chưa thể hoàn thành, đến nỗi công nghệ tàu sân bay khác cơ bản không thành vấn đề, đã có đột phá trong quá trình chế tạo tàu Liêu Ninh.

Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc

Phóng hơi nước, đường băng cất cánh kiểu nhảy cầu đồng thời giữ lại còn có nghĩa là, kết cấu thân tàu phức tạp hơn, trọng lượng tăng lên. Trên cơ sở đó, những lời kêu gọi bỏ đi đường băng kiểu nhảy cầu ở tàu sân bay nhà máy Giang Nam có thể lớn hơn.

Một mặt có lợi là tàu sân bay Giang Nam sử dụng phóng hơi nước, có nghĩa là phương án lựa chọn máy bay tăng mạnh, không nhất định tiếp tục lấy J-15 làm chính. Ở Nga, đây là máy bay thế hệ trước bị đào thải, tàu sân bay Giang Nam + phóng hơi nước có thể chọn sử dụng J-15 hoặc máy bay đang nghiên cứu chế tạo khác, chẳng hạn J-31 hoặc loại đổi mới khác.

Máy bay cảnh báo sớm có thể triển khai cho tàu sân bay, chỉ về điều này, sức chiến đấu, khả năng chạy xa của tàu sân bay Giang Nam sẽ cao hơn rất nhiều tàu sân bay Đại Liên.
Việt Dũng