Báo Iran: Trung Quốc khát vọng được bình đẳng quân sự với Mỹ

12/10/2014 08:55
Đông Bình
(GDVN) - Trung Quốc khát vọng được bình đẳng quân sự với Mỹ, ra sức tăng cường sức mạnh quân sự, còn Mỹ muốn xây dựng cân bằng mới, ngăn chặn chiến lược đối với TQ.
Máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc mang theo tên lửa đánh chặn máy bay săn ngầm P-8 của Quân đội Mỹ ở Biển Đông
Máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc mang theo tên lửa đánh chặn máy bay săn ngầm P-8 của Quân đội Mỹ ở Biển Đông

Thông tấn xã nước Cộng hòa Hồi giáo Iran ngày 8 tháng 10 bình luận chỉ ra, gần đây, đại diện Mỹ và Trung Quốc chỉ trích gay gắt nhau xung quanh vấn đề vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông, không khỏi gây suy đoán hai nước đang răn đe chiến lược nhau ở khu vực Đông Á.

Cả 10 năm qua, chuyên gia chiến lược và đại diện kiệt xuất của giới khoa học, chính giới Mỹ đều luôn bàn luận vấn đề Trung Quốc trở thành quốc gia mạnh nhất khu vực Đông Á. Trong thời gian này, Trung Quốc đã tăng cường thành công thực lực kinh tế và quân sự của họ, từ đó đã mở ra chân trời mới cho chính họ.

Đối với Mỹ, nước có ý đồ trở thành cường quốc chủ đạo đa số khu vực của thế giới, tình hình này rất có vấn đề. Những năm gần đây, Mỹ đã bỏ ra những nỗ lực to lớn để hạn chế tham vọng quân sự của Trung Quốc. Đối với vấn đề này, có thể liệt kê ra như Mỹ xây dựng các loại căn cứ quân sự ở các nước xung quanh Trung Quốc.

Sau khi CHDCND Triều Tiên bắn 7 quả tên lửa sang hướng Nhật Bản vào năm 1998, Mỹ đã triển khai lô tên lửa Patriot đầu tiên ở Nhật Bản. Mấy năm gần đây, Washington tiến hành triển khai tên lửa Patriot và các căn cứ quân sự ở khu vực này. Mỹ lập ra 6 căn cứ hải quân và không quân ở Nhật Bản và Hàn Quốc, từ năm 1998 trở đi triển khai lực lượng hải quân và không quân Mỹ. Ngoài ra, còn xây dựng căn cứ không quân ở Philippines và Singapore.

Máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc mang theo tên lửa đánh chặn máy bay săn ngầm P-8 của Quân đội Mỹ ở Biển Đông
Máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc mang theo tên lửa đánh chặn máy bay săn ngầm P-8 của Quân đội Mỹ ở Biển Đông

Mùa đông năm 2012, Mỹ công bố chiến lược quốc phòng mới, rõ ràng muốn thay đổi cân bằng địa-chính trị Đông Á. Trọng điểm của chiến lược này ở chỗ tái cân bằng chiến lược khu vực châu Á-Thái Bình Dương, gia tăng sự hiện diện quân sự của Mỹ. Trong khuôn khổ chiến lược này, Mỹ tuyên bố phương châm chủ đạo của chính sách ngoại giao Mỹ là chuyển trọng tâm chiến lược tới châu Á.

Trong tình hình này, hầu như hình thành một ấn tượng, đó là quan hệ chiến lược Trung-Mỹ bước vào giai đoạn đối đầu. Chẳng hạn, trong tranh chấp giữa Trung-Nhật ở đảo Senkaku, năm 2013 Mỹ công khai ủng hộ đồng minh của họ ở Tokyo. Chính phủ Trung Quốc lập ra Vùng nhận dạng phòng không biển Hoa Đông, lập tức bị Washington phản đối, Quân đội Mỹ thậm chí đã điều máy bay ném bom chiến lược phô diễn vũ lực.

Ngày 4 tháng 2 năm 2014, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề châu Á của Mỹ, Russell bày tỏ lấy làm tiếc về hành động của Trung Quốc ở khu vực Đông Á, tuyên bố chủ trương lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông có mục đích kiểm soát Biển Đông, đe dọa an ninh ổn định khu vực.

Ngày 5 tháng 2, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã hội kiến với Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida, nhấn mạnh, Mỹ không thừa nhận khu phòng không do Trung Quốc tuyên bố.

Đáp lại, ngày 6 tháng 2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích phát biểu của quan chức Mỹ đối với Bắc Kinh, phê phán Mỹ làm suy yếu hòa bình và ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc mang theo tên lửa đánh chặn máy bay săn ngầm P-8 của Quân đội Mỹ ở Biển Đông
Máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc mang theo tên lửa đánh chặn máy bay săn ngầm P-8 của Quân đội Mỹ ở Biển Đông

Theo hãng tin Reuters, người phát ngôn chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ lo ngại về phát biểu gần đây của các nhà lãnh đạo Mỹ, chỉ trích hành động này của Mỹ không phải là biện pháp mang tính xây dựng, yêu cầu Mỹ áp dụng lập trường hợp lý, công bằng, cần phát huy vai trò tích cực đối với bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực.

Từ khi Mỹ tuyên bố chuyển trọng tâm chiến lược tới châu Á, rất nhiều chuyên gia chính sách ngoại giao và quan hệ quốc tế cho rằng, Washington cấp tốc điều chỉnh chiến lược như vậy có mục đích là "phá vỡ" cân bằng hiện có của khu vực, cuối cùng để mình chiếm lấy địa vị có lợi. Mỹ không chỉ áp dụng biện pháp tích cực, tranh thủ đạt được mục đích, hơn nữa có ý đồ ra sức củng cố địa vị của mình ở Đông Á một cách ôn hòa, tránh gây xung đột trực diện với Trung Quốc.

Những năm gần đây, chiến lược hành động của Washington thường được tính toán chặt chẽ, cuối cùng bắt đầu thực hiện kế hoạch xây dựng lá chắn tên lửa ở Đông Á. Rất rõ ràng, kế hoạch này sớm đã xây dựng từ giai đoạn đầu triển khai căn cứ không quân và hải quân ở Đông Á.

Những năm gần đây Trung Quốc kiên định và liên tục tăng cường sức mạnh quân sự của họ, ngân sách quốc phòng liên tục tăng lên, từ 67 tỷ USD năm 2010 tăng lên 139 tỷ USD năm 2013 và 148 tỷ USD năm 2014.

Những số liệu này rõ ràng cho thấy, Bắc Kinh rất khát vọng thực hiện “bình đẳng” với Mỹ về quân sự. Chiếc tàu sân bay cải tạo đầu tiên Liêu Ninh của Trung Quốc hạ thủy, biên chế tiếp tục chứng minh Trung Quốc rất tích cực tăng cường tiềm lực chiến lược của họ.

Máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc mang theo tên lửa đánh chặn máy bay săn ngầm P-8 của Quân đội Mỹ ở Biển Đông
Máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc mang theo tên lửa đánh chặn máy bay săn ngầm P-8 của Quân đội Mỹ ở Biển Đông

Nói một cách tổng thể, trong thời gian duy trì hiện diện ở khu vực Đông Á, Mỹ luôn nỗ lực xây dựng cân bằng sức mạnh do Mỹ chiếm ưu thế, chính vì vậy, Washington ủng hộ các nước phương đông như Nhật Bản, Hàn Quốc, thúc đẩy họ áp dụng các biện pháp tiến hành đối kháng khu vực đối với Trung Quốc.

Mỹ xây dựng lá chắn tên lửa Đông Á, đáp trả cứng rắn đối với các thủ đoạn quân sự của Trung Quốc ở các đảo trên Biển Đông, tiếp tục chứng minh một sự thực, đó là Washington có ý đồ tiếp tục thúc đẩy thực hiện phương châm đã định, xây dựng cân bằng khu vực mới, tiến hành ngăn chặn chiến lược đối với Trung Quốc. Điều phải chỉ ra là, Trung Quốc không cam lòng yếu thế, tiếp tục kiên trì thách thức hiện diện của Mỹ ở Đông Nam Á trong lĩnh vực quân sự và chiến lược.

Rất rõ ràng, đối kháng giữa Trung-Mỹ sẽ công khai bùng nổ sau khi họ xây dựng xong điểm tựa ở Đông Á. Vì vậy, có thể suy đoán một cách hợp logic, trong một số tình hình, cạnh tranh Trung-Mỹ sẽ biểu hiện bằng hình thức đối đầu quân sự công khai, sẽ biểu hiện bằng hình thức ngăn chặn chiến lược, thách thức vị thế chủ đạo của đối phương.

Máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc mang theo tên lửa đánh chặn máy bay săn ngầm P-8 của Quân đội Mỹ ở Biển Đông
Máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc mang theo tên lửa đánh chặn máy bay săn ngầm P-8 của Quân đội Mỹ ở Biển Đông
Người phát ngôn Quân đội Mỹ mô phỏng máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc đánh chặn máy bay tuần tra săn ngầm P-8 của Mỹ
Người phát ngôn Quân đội Mỹ mô phỏng máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc đánh chặn máy bay tuần tra săn ngầm P-8 của Mỹ
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A của Hải quân Mỹ
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A của Hải quân Mỹ
Đông Bình