Báo Mỹ: Nhật Bản đối mặt với Trung Quốc ở "thế thủ"

28/11/2014 12:32
Việt Dũng
(GDVN) - Báo "Business Insider" Mỹ ngày 26 tháng 11 có bài viết cho rằng, đối mặt với nước láng giềng Trung Quốc "mạnh và mang tính xâm lược".
Máy bay cảnh báo sớm E-2D Advanced Hawkeye do Mỹ chế tạo
Máy bay cảnh báo sớm E-2D Advanced Hawkeye do Mỹ chế tạo

Báo "Business Insider" Mỹ ngày 26 tháng 11 có bài viết cho rằng, đối mặt với nước láng giềng Trung Quốc "mạnh và mang tính xâm lược", Nhật Bản ngày càng không thoải mái.

Mặc dù Trung Quốc và Nhật Bản cố gắng cải thiện quan hệ hai nước và tìm được nền tảng chung giải quyết tranh chấp lãnh thổ, nhưng trên thực tế luôn không thể đạt được bao nhiêu tiến triển mang tính thực chất.

Trái lại, Nhật Bản phát hiện mình đã ở vào thế thủ, năng lực quân sự của Trung Quốc tăng lên nhanh chóng. Thực lực của Hải quân Trung Quốc không ngừng tăng cường, hơn nữa đang phát triển tàu ngầm hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

Trung Quốc còn đang phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, trong khi đó Nhật Bản đang tìm cách mua loại máy bay chiến đấu này từ Mỹ.

Sự thực ở vào thế thủ của làm cho Nhật Bản cảm thấy lo ngại, vì vậy, Tokyo đã cho biết sẽ chi vài tỷ USD mua máy bay, máy bay không người lái và xe đột kích đổ bộ do Mỹ chế tạo để đuổi kịp tốc độ tăng trưởng kho vũ khí của Bắc Kinh, đồng thời bảo vệ sự toàn vẹn các hòn đảo của Nhật Bản.

Máy bay cảnh báo sớm E-2D Advanced Hawkeye

Máy bay cảnh báo sớm E-2D Advanced Hawkeye do Công ty Northrop Grumman nghiên cứu chế tạo, được lựa chọn trở thành máy bay cảnh báo sớm và thông tin loại tiếp theo của Nhật Bản. Advanced Hawkeye trang bị thiết bị vô tuyến, có năng lực thông tin vệ tinh và có hệ thống quản lý bay có thể làm cho máy bay cảnh báo sớm đảm nhiệm "tháp" kiểm soát không lưu tạm thời.

Máy bay cảnh báo sớm trên biển E-2D Advanced Hawkeye Hải quân Mỹ
Máy bay cảnh báo sớm trên biển E-2D Advanced Hawkeye Hải quân Mỹ

Hawkeye còn có thể thực hiện nhiệm vụ giám sát trên biển và trên đất liền, cung cấp cảnh báo sớm ban đầu cho máy bay và tên lửa chống hạm của địch. Nhật Bản có kế hoạch đến cuối năm 2019 mua sắm 4 máy bay cảnh báo sớm E-2D. Những máy bay cảnh báo sớm này sẽ trợ giúp Nhật Bản giám sát lãnh thổ tồn tại tranh chấp với Trung Quốc.

Máy bay cánh xoay nghiêng V-22 Osprey

Nhật Bản từng cho biết đến năm 2018 mua tới 17 máy  bay cánh xoay nghiêng V-22 Osprey. Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã tuyên bố mua sắm máy bay cánh xoay MV-22 Osprey do Công ty Boeing nghiên cứu chế tạo, chiếc máy bay loại này đầu tiên sẽ bàn giao vào năm 2015.

Nhật Bản sở dĩ chọn mua máy bay cánh xoay Osprey là do tính năng, tốc độ và tính đa năng của loại máy bay này đủ để đáp ứng nhu cầu của Nhật Bản. Loại máy bay này sẽ dùng để thực hiện các nhiệm vụ mang tính phòng thủ và cứu nạn. Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ cũng trang bị máy bay cánh xoay Osprey, triển khai rất nhiều máy bay loại này ở căn cứ Okinawa.

Máy bay vận tải MV-22 Osprey do Mỹ chế tạo
Máy bay vận tải MV-22 Osprey do Mỹ chế tạo

Máy bay không người lái Global Hawk

Nhật Bản sẽ mua sắm 3 chiếc máy bay không người lái Global Hawk do Công ty Northrop Grumman nghiên cứu chế tạo. Loại máy bay không người lái này sẽ dùng để thực hiện nhiệm vụ giám sát, phạm vi bao trùm lên tới 40.000 dặm Anh vuông.

Máy bay không người lái Global Hawk có lợi cho Nhật Bản quản lý, giám sát tốt hơn các hòn đảo của họ, đồng thời cũng có thể theo dõi chặt chẽ hơn hoạt động thử nghiệm tên lửa của CHDCND Triều Tiên.

Máy bay do thám không người lái Global Hawk do Mỹ chế tạo
Máy bay do thám không người lái Global Hawk do Mỹ chế tạo

Xe đột kích đổ bộ AAV7A1

Trong hai năm tới, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch mua sắm 52 xe đột kích đổ bộ AAV7A1 do Công ty BAE Systems nghiên cứu chế tạo. Loại xe đột kích này sẽ trang bị cho một lữ đoàn phản ứng nhanh đổ bộ có kế hoạch thành lập của Lực lượng Phòng vệ.

Một khi xung đột xảy ra, lực lượng phản ứng nhanh trang bị xe đột kích đổ bộ AAV7A1 có thể nhanh chóng được triển khai ở các đảo của Nhật Bản. Nhật Bản đã rất quen với loại phương tiện tác chiến này, bởi vì, 10 năm qua, đơn vị WAiR của họ luôn tiến hành huấn luyện có liên quan đến xe đột kích đổ bộ AAV7A1 với lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ.

Cụm xe tấn công đổ bộ AAV7 của Thủy quân lục chiến Mỹ
Cụm xe tấn công đổ bộ AAV7 của Thủy quân lục chiến Mỹ
Việt Dũng