Báo Mỹ: TQ liên tiếp gặp vấn đề trong phát triển động cơ phản lực

26/09/2014 06:00
Việt Dũng
(GDVN) - Trung Quốc gặp nhiều khó khăn trong phát triển động cơ, vẫn phải nhập số lượng lớn từ Nga, thậm chí Nga không đáp ứng kịp.
Động cơ WS-10 do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo
Động cơ WS-10 do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo

Trang mạng "Strategy Page" Mỹ ngày có bài viết cho rằng, Trung Quốc liên tiếp gặp phải vấn đề trong việc tự sản xuất động cơ phản lực quân dụng.

Theo bài báo, Chính phủ Trung Quốc luôn yêu cầu nhà chế tạo máy bay sử dụng động cơ nội địa, chứ không phải nhập khẩu từ Nga. Nhưng, tình hình hoàn toàn không như ý muốn của chính phủ.

Chẳng hạn, máy bay chiến đấu hải quân J-15 của Trung Quốc cần có một động cơ nội mạnh hơn để có thể sử dụng đường băng tàu sân bay mới Trung Quốc, mang theo trọng lượng lớn hơn.

Theo bài báo, Trung Quốc đã phát triển động cơ mạnh hơn WS-10 (WS-10H) cho máy bay chiến đấu J-15, nhưng chỉ nhìn thấy trên 2 máy bay chiến đấu J-15. Phần lớn máy bay chiến đấu J-15 vẫn đang sử dụng động cơ AL-31F do Nga chế tạo.

Bài báo cho rằng, Trung Quốc giữ bí mật về chi tiết phát triển động cơ WS-10, nhưng họ không thể che giấu động cơ sử dụng cho những máy bay nào là động cơ WS-10.

Rõ ràng, hoàn toàn không có nhiều máy bay lắp động cơ WS-10, cho thấy, mặc dù Chính phủ Trung Quốc phủ nhận, nhưng vấn đề kiểm soát chất lượng và độ tin cậy động cơ WS-10 vẫn tồn tại.

Theo bài báo, ngay từ năm 2004, lô động cơ WS-10 đầu tiên bắt đầu xuất hiện ở máy bay chiến đấu J-11. Năm 2010, Trung Quốc tiết lộ, sẽ lắp động cơ WS-10A nội địa cho máy bay chiến đấu J-10, thay thế cho động cơ AL-31FN do Nga chế tạo.

Máy bay chiến đấu J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh
Máy bay chiến đấu J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh

Thông tin này công bố không lâu sau, Trung Quốc lại đặt mua 123 động cơ AL-31FN, kế hoạch bàn giao vào năm 2012. Trung Quốc cũng đã đặt mua nhiều động cơ AL-31 hơn.

Nhưng, đồng thời, có thể nhìn thấy nhiều máy bay chiến đấu Trung Quốc hơn đã lắp động cơ WS-10. Mặc dù vậy, dựa vào số lượng máy bay chiến đấu phản lực hiện đại mà Trung Quốc muốn chế tạo, nhu cầu đối với động cơ AL-31 đã vượt khả năng chế tạo động cơ của Nga.

Theo bài báo, Trung Quốc cho rằng, động cơ WS-10A ưu thế hơn động cơ AL-31F, mặc dù động cơ WS-10A đã sao chép một phần công nghệ của Nga. Nhà khoa học Trung Quốc cho rằng, họ sẽ tiến hành cải tiến.

Chẳng hạn, khi Nga bàn giao, động cơ AL-31 vốn có thể hoạt động 900 giờ, kỹ sư Trung Quốc đang điều chỉnh thiết kế động cơ, làm cho nó có thể kéo dài lên 1.500 giờ. Từ đó, Nga kéo dài tuổi thọ cơ bản của động cơ AL-31 lên 1.500 giờ, gần nhất kéo dài tới 2.000 giờ.

Do có sức ép, Trung Quốc cho rằng, căn bản không thể sản xuất đầy đủ động cơ WS-10 cho tất cả máy bay mới đang chế tạo. Tình hình thực tế là, động cơ WS-10 có một số vấn đề độ tin cậy nghiêm trọng, không thể dự đoán và còn chưa giải quyết, từ đó đã hạn chế số lượng động cơ tin cậy có thể đưa vào sử dụng.

Bài báo cho rằng, từ thập niên 90 của thế kỷ 20 trở đi, Trung Quốc đầu tư rất nhiều vốn để phát triển khả năng chế tạo động cơ phản lực. Trung Quốc đã gặp phải rất nhiều vấn đề tương tự như Nga gặp lúc ban đầu. Độ khó thiết kế động cơ và công nghệ chế tạo cần cho nghiên cứu chế tạo là rất lớn.

Máy bay chiến đấu J-10 Trung Quốc
Máy bay chiến đấu J-10 Trung Quốc

Nhưng, Trung Quốc có một số ưu thế. Trước hết, họ biết những sai lầm mà Nga đã gặp phải, cho nên có thể tránh giẫm lên vết xe đổ. Hơn nữa, Trung Quốc có thể giành được tốt hơn công nghệ chế tạo của phương Tây.

Cuối cùng, điều khác với Liên Xô cũ là, Trung Quốc có thể nghiên cứu phát triển khả năng chế tạo động cơ của họ trong nền kinh tế thị trường, điều này có hiệu quả cao hơn nhiều so với kinh tế kế hoạch dài 70 năm của Liên Xô cũ do có tính toán và thủ đoạn kinh tế khôn ngoan.

Trung Quốc coi những điều này là một phần của quá trình học tập, thực sự là đã rút ra bài học từ sai lầm của người Nga.

Việt Dũng