Báo Mỹ: Trung Quốc bí mật do thám căn cứ tên lửa chiến lược của Mỹ

22/09/2012 09:42
Việt Dũng (nguồn báo Nhân Dân, TQ)
(GDVN) - Những vị khách viếng thăm căn cứ Mỹ giả vờ đi nhờ nhà vệ sinh, lân la dò hỏi thông tin rồi muốn chụp ảnh tên lửa ở căn cứ tên lửa chiến lược Mỹ...
Hình ảnh vệ tinh căn cứ không quân Warren của Mỹ
Hình ảnh vệ tinh căn cứ không quân Warren của Mỹ

Ngày 10/9, trang mạng “Washington Free Beacon” Mỹ đăng bài viết của Bill Gertz, chuyên gia vấn đề quân sự Trung Quốc.

Theo bài viết, một nhóm người đàn ông châu Á tuần trước xuất hiện ở cổng chính của một căn cứ tên lửa chiến lược của bang Wyoming, Mỹ, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho cơ quan phản gián Mỹ.

Báo Mỹ cho rằng, nhóm 8-10 người này cho xe chạy tới cửa căn cứ không quân FE Warren, một trong 3 căn cứ tên lửa hạt nhân chiến lược của Mỹ. Quan chức Bộ Quốc phòng và người phát ngôn căn cứ cho biết, nhóm người này đề nghị sử dụng phòng vệ sinh của Trung tâm quản lý khách thăm của căn cứ này.

Tiếp theo, họ bắt đầu hỏi vấn đề có liên quan đến hình ảnh sĩ quan chỉ huy không quân trong “Bảng quan hệ chỉ huy” trên cửa. Sau đó, những vị khách khả nghi này yêu cầu chụp ảnh tên lửa trưng bày ở gần cửa ra vào căn cứ tên lửa, nhưng đã bị từ chối.

Căn cứ này nằm ở khu vực cách Cheyenne, bang Wyoming 3 dặm Anh về phía tây, liên đội tên lửa 90 đóng ở đó, đã triển khai một số lượng nhất định tên lửa hạt nhân Minuteman III. Một quan chức an ninh cho biết, sự kiện khả nghi xảy ra ngày 3/9 hầu như là một phần trong “chiến dịch thu thập tin tức tình báo của Trung Quốc”, hoặc có thể là đào tạo nhân viên tình báo.

Có một quan điểm khác là, nhóm người này có thể công nhân châu Á sinh sống ở bang Wyoming hoặc khu vực khác miền tây nước Mỹ.

Một quả tên lửa đánh chặn được triển khai ở căn cứ Fort Greely Mỹ ngày 22/7/2004
Một quả tên lửa đánh chặn được triển khai ở căn cứ Fort Greely Mỹ ngày 22/7/2004

Thượng sĩ không quân Tori Sabares cho biết, mặc dù đã thông báo cấm chụp ảnh ở cửa căn cứ, nhưng quan chức căn cứ hoàn toàn không xem sự việc này là mối đe dọa an ninh. “Không có sự lo sợ cần thiết”, bà nói, nhưng không có lời giải thích kỹ càng.

Sabares mô tả những du khách này là “người châu Á”, và nói không yêu cầu nhà cầm quyền địa phương điều tra.

Báo Mỹ cho rằng, sự kiện này xảy ra sau khi Trung Quốc tiến hành 3 cuộc thử nghiệm tên lửa chiến lược tầm xa gần đây. Căn cứ này là trụ sở của căn cứ phóng tên lửa triển khai ở phía đông nam bang Wyoming, phía tây bang Nebraska và phía bắc bang Colorado.

Đội hàng không 20 phụ trách tất cả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của không quân cũng đóng ở căn cứ này. Đội hàng không 20 thuộc Bộ Tư lệnh Tấn công của Không quân Mỹ.

Theo báo Mỹ, một cựu quan chức tình báo cấp cao Mỹ cho rằng, ở mức độ rất lớn, Cục Điều tra Liên bang Mỹ đã coi nhẹ vấn đề “thu thập tin tức tình báo của nước ngoài”, cục này phụ trách công tác phản gián đối với nước ngoài.

Ví dụ, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Quân đội Liên Xô sử dụng container trên tàu hỏa tiến hành hoạt động do thám điện tử ở khu vực lân cận căn cứ tên lửa chiến lược ở bang Wyoming và bang Nebraska. “Cục Điều tra Liên bang đã thua cơ quan tình báo Trung Quốc về số lượng một cách không còn gì để nói” – cựu quan chức phản gián này nói. “Cục Điều tra Liên bang thực sự không có nhiều nỗ lực để đối phó với họ”.

Tình hình phân bố đầu đạn hạt nhân mang tính kích hoạt của Mỹ
Tình hình phân bố đầu đạn hạt nhân mang tính kích hoạt của Mỹ

Nói đến việc theo dõi cơ sở quân sự của Mỹ, trong thời gian chiến tranh Iraq năm 2003, nhân viên tình báo Cuba đã tiến hành theo dõi đối với căn cứ quân Mỹ ở Mỹ và ở nước ngoài - cựu quan chức phản gián này cho biết.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, KGB của Liên Xô cũng bị bắt được lắp thiết bị nghe lén điện tử ở khu vực lân cận căn cứ quân sự phía tây nam nước Mỹ, trong đó sau khi vượt qua biên giới Mỹ và Mexico, lắp thiết bị nghe lén điện tử ở trạm tình báo Lục quân ở Fort Huachuca, bang Arizona.

“Cơ quan tình báo của những nước này tiến hành thu thập tin tức tình báo thời chiến lâu dài, chỉ có điều Cục Điều tra Liên bang không phát hiện được, hơn nữa do nguyên nhân ngoại giao hoặc chính trị, từ chối thừa nhận” – vị quan chức này nói thêm.

Bom hạt nhân sử dụng cho máy bay ném bom chiến lược của Mỹ
Bom hạt nhân sử dụng cho máy bay ném bom chiến lược của Mỹ
Bom hạt nhân MK-28 Mỹ
Bom hạt nhân MK-28 Mỹ
Giếng phóng tên lửa đánh chặn quân Mỹ tại Alaska
Giếng phóng tên lửa đánh chặn quân Mỹ tại Alaska
Căn cứ tên lửa không quân Vandenberg Mỹ
Căn cứ tên lửa không quân Vandenberg Mỹ
Giếng phóng vũ khí hạt nhân Mỹ
Giếng phóng vũ khí hạt nhân Mỹ
Nhà máy công nghiệp quân sự Mỹ lắp đặt đầu đạn hạt nhân phòng thủ tên lửa
Nhà máy công nghiệp quân sự Mỹ lắp đặt đầu đạn hạt nhân phòng thủ tên lửa
Đầu đạn hạt nhân W87 được tháo dời khỏi tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Peacekeeper Mỹ
Đầu đạn hạt nhân W87 được tháo dời khỏi tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Peacekeeper Mỹ
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Việt Dũng (nguồn báo Nhân Dân, TQ)