Báo Mỹ: Trung Quốc đã thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 mới nhất

19/12/2013 10:02
Đông Bình
(GDVN) - Theo báo Mỹ, Trung Quốc vừa phóng thử lần 2 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 trong thời điểm Mỹ tích cực do thám tàu sân bay Trung Quốc trên Biển Đông.

Trung Quốc thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 mới nhất

Tờ "Free Beacon" Mỹ ngày 17 tháng 12 đưa tin, nguồn tin tình báo Mỹ cho biết, vào thứ Sáu tuần trước (ngày 13 tháng 12), Lực lượng Pháo binh 2 Trung Quốc đã tiến hành phóng thử mới nhất tên lửa xuyên lục địa Đông Phong-41 (DF-41) ở một căn cứ tên lửa miền trung tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Đây là lần thứ hai Trung Quốc phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cơ động đường bộ DF-41.

Phương án chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 Trung Quốc
Phương án chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 Trung Quốc

Nguồn tin cho biết, tên lửa này có thể trang bị 10 đầu đạn độc lập. Lần phóng thử trước của tên lửa này diễn ra vào ngày 24 tháng 7 năm 2012.

Tờ "Jane's Defense Weekly" từng có bài viết nói về tính năng của tên lửa DF-41 Trung Quốc, cho rằng, giống như tên lửa xuyên lục địa DF-31 và DF-31A, tên lửa DF-41 có thể cũng áp dụng phương thức "phóng lạnh", tức là dựa vào đơn vị động cơ hỗ trợ bắn ra từ ống phóng, khi đạt tới độ cao nhất định thì tên lửa tiếp tục khởi động động cơ chính để bay.

Bài báo suy đoán, tên lửa DF-41 là tên lửa đẩy nhiên liệu rắn thế hệ thứ ba, so sánh thì DF-31 có đường kính lớn hơn, dài hơn, có nghĩa là tải trọng đầu đạn và tầm bắn có tính răn đe hơn.

Ngoài ra, DF-41 sử dụng xe TEL giống như tên lửa xuyên lục địa Topol-M Nga làm xe phóng tên lửa, có tính linh hoạt tấn công hơn so với xe cơ động của DF-31.

Theo tờ "Kanwa Defense Review", tên lửa xuyên lục địa DF-41 đã sử dụng công nghệ tên lửa thể rắn lực đẩy lớn của Trung Quốc thế hệ mới nhất. DF-31A cũng đã áp dụng công nghệ này.

Điều này có nghĩa là, động cơ tên lửa thế hệ thứ tư dược cải tiến từ tên lửa thế hệ thứ ba.

Phương án chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 Trung Quốc
Phương án chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 Trung Quốc

Theo bài báo, do tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 áp dụng phương thức dẫn đường độc lập, chủ động dẫn đường đầu đạn, vì vậy có khả năng đột phá phòng không khá mạnh, có thể dùng mục tiêu giả mô phỏng để chống lại hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.

Trung Quốc cũng đã nghiên cứu phát triển đầu đạn mồi nhử cho tên lửa này, có trang bị thiết bị nhiệt, quang điện, dùng để đánh lừa hệ thống phòng thủ tên lửa. Một khi tên lửa DF-41 lắp 10 đầu đạt được biên chế thì Mỹ buộc phải tăng mạnh số lượng tên lửa đánh chặn.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã xác định phương hướng tấn công cho tên lửa DF-41, có thể phát động tấn công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đối với lãnh thổ Mỹ từ 2 hướng: Một là bay qua bầu trời Bắc Cực đến lãnh thổ Mỹ. Hai là vượt qua quỹ đạo vĩ độ Bắc ở Thái Bình Dương.

Có thể tăng độ khó cho đánh chặn của tên lửa Mỹ?

Mạng sina ngày 18 tháng 12 cũng có bài viết khác cho rằng, Trung Quốc đang tiếp tục phát triển dòng tên lửa chiến lược của họ. Trước đây, những tên lửa có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ phần lớn là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa lắp 1 đầu đạn như DF-31A và  DF-5A.

Như vậy, để đáp trả chương trình nghiên cứu chế tạo hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia của Mỹ, trong kho vũ khí ngăn chặn hạt nhân của Quân đội Trung Quốc đã xuất hiện một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới DF-41 lắp nhiều đầu đạn độc lập.

Phương án chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 Trung Quốc
Phương án chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 Trung Quốc

Do Quân đội Trung Quốc tạm thời chưa công bố số liệu cụ thể của DF-41, chỉ có thể căn cứ vào số liệu của truyền thông nước ngoài để suy đoán. Tên lửa này hoàn toàn không đơn giản lắp đầu đạn chùm cho tên lửa, nó được lắp nhiều đầu đạn và mỗi đầu đạn có đường đạn độc lập và tấn công các mục tiêu khác nhau, điều này đã làm gia tăng độ khó cho đánh chặn của hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.

Mô hình tấn công như vậy cộng với DF-41 đã sử dụng mô hình triển khai phóng cơ động đường bộ, vì vậy nó rất khó bị đối phương trinh sát chuẩn xác và rất khó bị đánh chặn, tăng cường khả năng sinh tồn.

Hơn nữa, để tránh bị đánh chặn, Trung Quốc còn nghiên cứu phát triển đầu đạn nhử mồi cho tên lửa  này, gây sức ép gia tăng số lượng tên lửa đánh chặn cho Mỹ.

Bài báo tự tin cho rằng, tên lửa DF-41 đã áp dụng hệ thống dẫn đường quán tính do máy tính kiểm soát, độ chính xác được nâng lên. Nếu trang bị nhiều đầu đạn độc lập thì công nghệ hiện nay của phương Tây không thể đánh chặn.

Phương án chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 Trung Quốc
Phương án chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 Trung Quốc

Tên lửa DF-41 có thể tấn công Mỹ từ 3 hướng: bắc, đông, tây. Hướng thứ nhất là bay qua khu vực Siberia Nga, bay qua bầu trời Canada, hướng tới Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ.

Hướng thứ hai là bay qua tuyến đường hàng hải trên Thái Bình Dương, xâm nhập hệ thống đánh chặn Alaska của Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ, tên  lửa đánh chặn của Mỹ triển khai ở đây hoàn toàn không phải chủ yếu dùng cho đánh chặn tên lửa ở hướng Trung Quốc, mà là đánh chặn ở hướng CHDCND Triều Tiên hoặc Nga.

Hướng cuối cùng là từ đất liền châu Á bay qua đại lục châu Phi, vượt qua Đại Tây Dương tấn công thẳng vào Thủ đô Washington của Mỹ và trung tâm kinh tế New York. Hướng này xem ra rất xa, nhưng lại tấn công vào trung tâm nước Mỹ, rất dễ tiến hành đột phá phòng không chiến lược.

Đồng thời, trên hướng này, người Mỹ không thể triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Phi hoặc châu Á. Mỹ có thể triển khai tàu khu trục lớp Aegis đánh chặn giữa đường, nhưng độ khó khá lớn, đây là một cơ hội đột phá phòng không hiếm có đối với tên lửa xuyên lục địa DF-41. Tránh được sự đánh chặn của hệ thống phòng thủ tên lửa, bảo đảm khả năng tác chiến đáp trả tốt nhất.

Phương án chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 Trung Quốc
Phương án chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 Trung Quốc

Căn cứ vào tình hình sản xuất và biên chế của tên lửa xuyên lục địa DF-31A, tên lửa xuyên lục địa DF-41 sẽ đưa vào hoạt động khoảng năm 2020.

Nếu như Lực lượng pháo binh thứ hai Trung Quốc trang bị 100 tên lửa xuyên lục địa DF-41, thì trong tương lai, lực lượng tấn công hạt nhân Trung Quốc sẽ xuất hiện một lực lượng răn đe to lớn "một lần tấn công có thể sử dụng 1.000 đầu đạn hạt nhân".

Nếu tên lửa xuyên lục địa DF-41 biên chế đúng hạn, nó sẽ làm thay đổi lực lượng hạt nhân chiến lược tương lai của Trung Quốc. Trong giai đoạn hiện nay, tên lửa chiến lược hạt nhân duy nhất có thể đe dọa Mỹ của Trung Quốc là tên lửa DF-5A (tầm bắn 15.000 km).

Trong khi đó, va chạm chiến lược giữa hai nước Trung-Mỹ không ngừng gia tăng, khoảng cách lực lượng chiến lược hạt nhân làm cho Trung Quốc luôn có cảm giác căng thẳng. Cho nên, theo bài báo, lực lượng hạt  nhân chiến lược Trung Quốc cần đẩy nhanh triển khai, cố gắng xây dựng cân bằng chiến lược, tránh bị Mỹ đánh lừa hạt nhân.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 Trung Quốc do dân mạng tuyên truyền
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 Trung Quốc do dân mạng tuyên truyền

Tăng nhanh đầu đạn hạt nhân, đe dọa an ninh khu vực

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 18 tháng 12 cũng dẫn các nguồn tin cho biết, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 đã phóng thử lần hai, có thể tấn công các mục tiêu của nước Mỹ.

Theo một nguồn tin tin cậy, tên lửa này được được phóng từ Trung tâm thử nghiệm tên lửa và hàng không vũ trụ Ngũ Trại, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, tên lửa được phóng về khu vực mục tiêu ở miền tây Trung Quốc.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc không trả lời thư điện tử "yêu cầu đưa ra bình luận" của tờ "Free Becon" Mỹ, nhưng, việc Trung Quốc phóng tên lửa này cho thấy họ vẫn đang tiếp tục phát triển tên lửa tầm xa, hơn nữa tên lửa này cũng đã gây lo ngại cho dư luận về chính sách sử dụng vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.

Theo bài báo, việc tiết lộ phóng thử tên lửa lần này đúng vào lúc hai nước tiếp tục căng thẳng do tàu tuần dương tên lửa quân Mỹ Cowbens và tàu đổ bộ xe tăng Hải quân Trung Quốc suýt nữa va chạm trên Biển Đông vào ngày 5 tháng này.

Bộ ngoại giao và Lầu Năm Góc Mỹ đã đưa ra phản đối với Trung Quốc về vấn đề này. Khi đó, tàu chiến Trung Quốc đã chặn đường đi của tàu tuần dương tên lửa Cowbens, khiến cho tàu Cowbens phải cơ động khẩn cấp để tránh va chạm. Sự kiện phát sinh ở khu vực lân cận tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh của Trung Quốc.

Tên lửa xuyên lục địa Minuteman-3 Mỹ
Tên lửa xuyên lục địa Minuteman-3 Mỹ

Theo bài báo, tên lửa DF-41 có tầm bắn khoảng 6.835-7.456 dặm Anh, dự kiến nó còn có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân độc lập. Loại tên lửa này được cho là một loại vũ khí tấn công vòng đầu tiềm tàng, hoặc một loại vũ khí có thể phát động tấn công hạt nhân bất ngờ có thể tiêu diệt kho vũ khí hạt nhân của đối phương hoặc hạn chế khả năng đáp trả của đối phương.

Tháng 5 năm nay, Trung tâm tình báo hàng không vũ trụ quốc gia Không quân Mỹ đưa ra báo cáo đã cho rằng, ngoài tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cơ động, Trung Quốc còn đang nghiên cứu phát triển một loại tên lửa tầm xa mới lắp nhiều đầu đạn độc lập.

Báo cáo cho rằng: "Trung Quốc có chương trình phát triển tên lửa đạn đạo đa dạng hóa và tích cực nhất trên thế giới. Họ đang phát triển và thử nghiệm tên lửa tấn công, thành lập lực lượng tên lửa bổ sung, nâng cấp hệ thống tên lửa về chất lượng và phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo". "Lực lượng tên lửa đạn đạo Trung Quốc đang mở rộng quy mô và chủng loại".

Tên lửa xuyên lục địa Minuteman-3 Mỹ
Tên lửa xuyên lục địa Minuteman-3 Mỹ

Mặc dù báo cáo hoàn toàn không nhắc đến tên lửa DF-41, nhưng cho rằng "Trung Quốc có thể đang phát triển một loại tên lửa xuyên lục địa cơ động đường bộ mới lắp nhiều đầu đạn độc lập, dự kiến trong 15 năm tới, sẽ có trên 100 đầu đạn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Trung Quốc có thể đe dọa Mỹ". Theo quan chức quốc phòng Mỹ, tên lửa mà báo cáo nhắc tới chính là tên lửa DF-41.

Chuyên gia vấn đề quân sự Trung Quốc Rick Fisher của Trung tâm chiến lược và đánh giá quốc tế cho rằng, việc thử nghiệm tên lửa DF-41 mới nhất hầu như cùng xảy ra với việc trên các diễn đàn quân sự Trung Quốc bộc lộ loại xe phóng cơ động 18 bánh mới. Do đó, theo Fisher, xem ra loại tên lửa mới này đang đạt tới trạng thái tác chiến.

Có tin cho biết, Lực lượng Pháo binh 2 ít nhất đã chuẩn bị một quả tên lửa dự phòng cho mỗi thiết bị phóng cơ động. Nếu triển khai trong tương lai, mỗi thiết bị phóng cũng trang bị một quả tên lửa dự phòng, theo đó làm tăng lớn số lượng đầu đạn hạt nhân trong kho vũ khí Trung Quốc, mỗi thiết bị phóng DF-41 có thể trang bị nhiều tới 120-140 đầu đạn hạt nhân.

Tên lửa chiến lược Topol-M Nga
Tên lửa chiến lược Topol-M Nga

Theo bài báo, ngoài DF-41, Trung Quốc cũng đã bắt đầu triển khai tên lửa đạn đạo tàu ngầm Cự Lang-2 (JL-2) của họ, hơn nữa sau này có thể sẽ nghiên cứu tên lửa JL-2A lắp tới 3 đầu đạn.

Fisher cho rằng: "Hải quân Mỹ dự đoán Trung Quốc sẽ có 5 tàu ngầm tên lửa đạn đạo động cơ hạt nhân Type 094 có thể mang theo 12 quả tên lửa, điều này ít nhất cho thấy (tàu ngầm tên lửa) sẽ trở thành một nguyên nhân tăng rất nhanh đầu đạn của Trung Quốc.

Báo cáo "Hệ thống vũ khí chiến lược" của tờ Jane's năm 2012 cho rằng, Trung Quốc đang nghiên cứu phát triển DF-41 (NATO gọi là CSS-X-10), mục đích là thay thế tên lửa DF-5 và DF-5A phóng giếng rất dễ bị định vị.

Tại hội nghị của Ủy ban Lực lượng vũ trang, Hạ viện Mỹ ngày 20 tháng 11, cựu quan chức tình báo quân sự Mỹ, thành viên Ủy ban đánh  giá kinh tế và an ninh Mỹ-Trung Quốc hội Mỹ, Larry Wortzel cho rằng, tên lửa mới DF-41 là một phần của kho vũ khí tên lửa hạt nhân liên tục tăng trưởng của Trung Quốc.

Larry Wortzel nói: "Trung Quốc đang thông qua hoạt động hiện đại hóa lực lượng hạt nhân tăng cường khả năng uy hiếp hạt nhân. Biện pháp Trung Quốc đang áp dụng bao gồm nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cơ động đường bộ mới - tên lửa DF-41. Loại tên lửa này có thể trang bị nhiều đầu đạn độc lập, làm cho nó có thể mang theo nhiều tới 10 đầu đạn hạt nhân".

Tên lửa chiến lược Topol-M Nga
Tên lửa chiến lược Topol-M Nga

Theo Larry Wortzel, ngoài nhiều đầu đạn độc lập, Trung Quốc còn có thể sẽ trang bị "thiết bị đột phá phòng không" ở tên lửa, dùng để đột phá phòng thủ tên lửa của Mỹ. Trung Quốc cũng có thể đang nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cơ động đường sắt.

Bài báo cho rằng, việc xây dựng hạt nhân của Trung Quốc có khả năng sẽ gây ảnh hưởng sâu sắc đối với an ninh khu vực. Trung Quốc gần đây luôn tuyên bố xảy ra tranh chấp đảo đá và trên biển với các nước láng giềng, nhất là Nhật Bản và Philippines.

Fisher nói: "Trung Quốc đang có được vị thế hạt nhân ngang hàng, thậm chí cao hơn, chúng tôi có thể dự đoán, Trung Quốc sẽ đưa ra yêu cầu cao hơn đối với Mỹ, điều này bất lợi đối với an ninh của Mỹ và đối tác, đồng minh.

Cựu quan chức Lầu Năm Góc, chuyên gia hệ thống hạt nhân chiến lược Trung Quốc, Mark Stokes cho rằng, trong tác phẩm quân sự của Trung Quốc đã đề cập tới tên lửa DF-41, hơn nữa dường như liên quan đến động cơ tên lửa nhiên liệu rắn phái sinh lớn hơn của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa dòng DF-31.

Trong mấy năm qua, động cơ tên lửa DF-41 bị phát hiện tiến hành kiểm tra trên mặt đất. Chuyên gia tình báo Mỹ nghi ngờ DF-41 được phát tiển trên nền tảng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cơ động SS-7 của Nga, DF-41 sẽ hội nhập công nghệ dẫn đường tên lửa của Nga.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A Trung Quốc
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A Trung Quốc

Tháng 8, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A của Trung Quốc đã tiến hành 2 cuộc thử nghiệm, tháng 11 năm 2012, một quả tên lửa DF-31A khác đã tiến hành bắn thử.

Văn phòng Cục an ninh Đài Loan Thái Đắc Thắng nói với cơ quan lập pháp Đài Loan cho rằng, Trung Quốc còn đang nghiên cứu phát triển tên lửa DF-41 và JL-2. Ngày 15 tháng 4, hãng tin trung ương nhà nước đưa tin cho biết, Thái Đắc Thắng chỉ ra:

"Hai loại tên lửa này hoàn toàn không tiến hành triển khai ở căn cứ quân sự của Trung Quốc". Ông nói, khoa học công nghệ quân sự của Trung Quốc phát triển rất nhanh, vì vậy Quân đội Trung Quốc trong tương lai có thể sẽ nhanh chóng triển khai DF-41 lắp nhiều đầu đạn độc lập.

Tên lửa đạn đạo JL-2 trang bị cho tàu ngầm của Trung Quốc
Tên lửa đạn đạo JL-2 trang bị cho tàu ngầm của Trung Quốc
Đông Bình