Báo Mỹ: "Trung Quốc thể hiện cơ bắp, biến Myanmar thành tiền đồn"

24/09/2012 11:27
Việt Dũng
(GDVN) - Trung Quốc đang thay đổi, ngày càng thể hiện “cơ bắp” của họ, tác động trực tiếp tới thái độ, lập trường của chính quyền Obama.
Quan hệ Trung-Mỹ nhiều thăng trầm
Quan hệ Trung-Mỹ nhiều thăng trầm

Ngày 20/9, tờ “Thời báo New York” có bài viết nhan đề “Diễn biến đường lối cứng rắn đối với Trung Quốc của Obama”.

Bài viết cho rằng, do Obama đang ra sức tìm cách tái cử Tổng thống, con đường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc của ông liên tục được thể hiện rõ ràng hơn. Trong 3 tháng qua, Mỹ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại Thế giới 2 bản khiếu nại phản đối Trung Quốc, những điều này đều được thúc đẩy bởi những người công nhân ngành xe hơi Mỹ.

Cùng ngày đệ trình bản khiếu nại thứ hai, tại Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuyên bố, sẽ giúp Nhật Bản triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa mới, điều này đã gây ra sự nghi ngờ của Trung Quốc.

Romney liên tục chỉ trích Obama không đủ cứng rắn với Trung Quốc, Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành vấn đề nóng của cuộc bầu cử. Vấn đề này không chỉ bao gồm vấn đề an ninh quốc gia và kinh tế, mà còn là thử thách xử lý quan hệ quốc tế gai góc đối với Tổng thống.

Sự cảnh báo đối với Trung Quốc của Obama tại Seoul (tại Seoul, Obama gây sức ép với Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc kiềm chế CHDCND Triều Tiên) báo hiệu chính sách ngoại giao quan trọng nhất trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông có lẽ sẽ thay đổi:

Tiêu điểm chiến lược của Mỹ sẽ từ các chiến trường Iraq, Afghanistan chuyển tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ở đây Mỹ có 2 đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc, đã mở cánh cửa lớn tới Myanmar, đồng thời đưa lính thủy đánh bộ tới Australia đồn trú. Tuy tiêu điểm chiến lược mới làm cho các đồng minh châu Âu “lải nhải”, nhưng sự kiềm chế đối với Trung Quốc lại được hoan nghênh nhiệt liệt ở châu Á.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho rằng, biển Đông có liên quan đến lợi ích quốc gia của Mỹ
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho rằng, biển Đông có liên quan đến lợi ích quốc gia của Mỹ

Đường lối châu Á của Obama hoàn toàn không giống như suy nghĩ của ông khi trúng cử. Năm đầu tiên, Obama bị phê phán phổ biến (kể cả các thân tín của ông) là quá mềm yếu đối với Trung Quốc, sau đó sự chuyển biến đường lối châu Á của ông mới từng bước bắt đầu.

Trong các chuyến thăm, một số quan chức chính phủ tại nhiệm và tiền nhiệm đều từng cho biết, Nhà Trắng đang nỗ lực tìm kiếm một thái độ hợp lý ứng xử với Trung Quốc.

Khi tranh cử năm 2008, Obama không có ý định thù địch với Trung Quốc. Khác với Bill Clinton năm 1992 coi nhà lãnh đạo Trung Quốc là “đồ tể Bắc Kinh”, khi đó Obama không nói về Trung Quốc, ngôn từ chính sách ngoại giao ít khiến cho người Trung Quốc không thể đánh giá được vị Tân Tổng thống.

Từ năm 2009, Obama từ chối gặp Dalai Lama đến chuyến thăm Trung Quốc lần đầu tiên, Obama hy vọng sự bày tỏ thân thiện của ông đối với Trung Quốc có thể thúc đẩy giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu hoặc vấn đề hạt nhân Iran.

Nhưng ông không được mãn nguyện. Trung Quốc đã “chơi” Mỹ về tiêu chuẩn biến đổi khí hậu, cản trở Mỹ trong việc gây sức ép với Iran, ăn hiếp nước nhỏ trong vấn đề biển Đông. Đặc biệt là các động thái gần đây của Trung Quốc làm cho Chính phủ Mỹ cảm thấy chính sách thân thiện đã kết thúc.

Phó cố vấn an ninh quốc gia Benjamin J. Rhodes nói: “Tôi cảm thấy chúng tôi đã hiểu được hợp tác hữu nghị với Trung Quốc rốt cuộc có thể đi bao xa, chúng tôi cần áp dụng thái độ cứng rắn vào năm thứ hai”.

Hillary Clinton nói: “Trước đây Trung Quốc luôn áp dụng thế tấn công hấp dẫn, trên thực tế luôn dùng phương thức vỗ về và thân thiện trong quan hệ với các nước láng giềng. Hiện nay, tôi cho rằng Trung Quốc bắt đầu thể hiện cơ bắp của họ”.

Chính phủ Mỹ dự định vẽ ra một giới hạn. Hai tháng sau, Hillary đã đưa ra một thông điệp gây kinh ngạc. Tại hội nghị cấp cao ở Hà Nội, Việt Nam, bà tuyên bố Mỹ sẽ can thiệp vào giải quyết tranh chấp biển Đông.

Trung Quốc cũng rất coi trọng hoạt động của Obama đối với Myanmar. Trong quá trình xa lánh lâu dài giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và Myanmar, Trung Quốc đã biến Myanmar thành tiền đồn thuộc địa. Vào thứ Tư vừa qua, tại Nhà Trắng, Obama đã hội kiến với nhà lãnh đạo đối lập Myanmar Aung san Suu kyi.

Nhìn lại trước đây, một số cựu quan chức cho biết hoàn toàn không phải đường lối của Obama đã thay đổi, mà là Trung Quốc đang thay đổi. Baader nói: “Năm 2010, người Trung Quốc đã thay đổi hành động, điều chúng tôi làm chẳng qua là sự phản ứng trước hành động của họ”.

Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa hội kiến với nhà lãnh đạo đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi
Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa hội kiến với nhà lãnh đạo đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi
Việt Dũng