Báo Nga: TQ đã nghiên cứu rất kỹ nồi hơi tàu sân bay Varyag

14/03/2013 07:54
Đông Bình
(GDVN) - Trung Quốc gặp nhiều vấn đề khó khăn về động cơ tàu sân bay, họ đã đầu tư vốn lớn cho xây dựng nhà máy, hạ tầng, cơ sở liên quan đến tàu sân bay.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc đậu tại quân cảng ở Thanh Đảo, do công ty vệ tinh Digital Globe Mỹ chụp được và công bố ngày 1/3/2013.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc đậu tại quân cảng ở Thanh Đảo, do công ty vệ tinh Digital Globe Mỹ chụp được và công bố ngày 1/3/2013.

Ngày 8/3, tuần san “Bình luận quân sự độc lập” Nga cho biết, tháng 9/2012, Nga phải tạm dừng chạy thử tàu sân bay cũ Vikramaditya (do họ cải tạo cho Ấn Độ) vì sự cố thiết bị động lực (động cơ) hoàn toàn không phải ngẫu nhiên. Thực ra, vấn đề chính là do Nga đã không có khả năng tiếp tục chế tạo tàu sân bay.

Hiện nay, chỉ có Mỹ mới thực sự có thể chế tạo tàu sân bay. Trong thời gian sửa chữa và cải tạo thường xuyên, tàu sân bay Charles de Gaulle duy nhất của Pháp hoàn toàn có thể coi như tàu sân bay Kuznetsov duy nhất của Nga. Tàu Kuznetsov sau mỗi lần ra khơi tuần tra “tìm cảm giác” sẽ cập bến bảo trì thời gian dài ở nhà máy sữa chữa tàu số 35 của Hải quân Nga.

Trung Quốc bỏ ra thời gian 10 năm để cải tạo tàu sân bay chị em của Kuznetsov là tàu Varyag, cuối cùng đã biến nó thành tàu sân bay Liêu Ninh đầu tiên hiện nay của Hải quân Trung Quốc, đồng thời đã đưa vào biên chế từ năm 2012.

Thời gian để tàu sân bay Liêu Ninh có được khả năng chiến đấu chính thức sẽ không sớm hơn năm 2017, hơn nữa vấn đề có thể sẽ nảy sinh trong quá trình hoạt động của nó.

Babic, kiến trúc sư trưởng nhà máy đóng tàu biển Đen, thành phố Nikolayev, Ukraine, người từng tham gia chương trình chế tạo tàu sân bay của Liên Xô xác nhận, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc và tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ do Nga cải tạo đều gặp không ít phiền phức về nồi hơi.

Tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ, đang được Nga cải tạo
Tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ, đang được Nga cải tạo

Babic chỉ ra, nồi hơi KVG-4 mà tàu sân bay Varyag sử dụng mỗi giờ có thể sinh ra 115 tấn hơi nước cao áp, độc nhất vô nhị về tính năng, nhưng lại rất phức tạp về bảo trì, bảo dưỡng, cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình làm việc của thiết bị tự động nồi hơi.

Chuyên gia Trung Quốc hiểu tình hình này, vì vậy khi tàu Varyag đến đậu tại cảng Đại Liên, họ đã tháo rời một nồi hơi, vận chuyển tới nhà máy Cáp Nhĩ Tân, nghiên cứu phân tích nghiêm túc, tiến hành thử nghiệm toàn diện.

Điều hoàn toàn có thể là, chuyên gia Trung Quốc nhờ nỗ lực làm cho nồi hơi đã đạt được ít nhiều mục đích cần thiết, đã hoàn thiện thiết bị tự động, hoạt động thử nghiệm và sử dụng tiếp theo của tàu sân bay Liêu Ninh đã chứng minh điều này. Trong khi đó, Nga đến nay vẫn chưa có khả năng làm được, hoạt động chạy thử của tàu sân bay Vikramaditya buộc phải gián đoạn đã thể hiện điều đó.

Thực ra, thiết bị nồi hơi của tàu sân bay Liên Xô về cơ bản tương đương “thời kỳ đồ đá” về động cơ tàu chiến. Hệ thống động lực tàu chiến của các nước trên thế giới đã sớm vượt qua thời đại nồi hơi, bắt đầu sử dụng tua-bin điện và các thiết bị động lực hiện đại khác, nhưng những thiết bị động lực mới này chưa được sản xuất ở Nga.

Đương nhiên, cho dù không có vấn đề nồi hơi, Trung Quốc cũng gặp phải không ít khó khăn trong cải tạo tàu sân bay. Hai máy bay hải quân J-15 là phiên bản Trung Quốc của máy bay Su-33 Nga, trong ngày đầu tiên hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh, người phụ trách chương trình máy bay La Dương đã tử vong trên tàu sân bay vì bệnh tim và lao động quá sức, đây cũng không phải là ngẫu nhiên.

Trung Quốc đã cho máy bay chiến đấu hải quân J-15 cất/hạ cánh thử trên tàu sân bay Liêu Ninh
Trung Quốc đã cho máy bay chiến đấu hải quân J-15 cất/hạ cánh thử trên tàu sân bay Liêu Ninh

Đây cũng chính là nguyên nhân Trung Quốc tuyên bố phải chế tạo tàu sân bay động cơ thông thường cho Hải quân Trung Quốc và sau đó bắt đầu lắp ráp tàu sân bay động cơ hạt nhân trước năm 2020.

Trung Quốc đầu tư vốn rất lớn để xây dựng nhà máy đóng tàu sử dụng cho lắp ráp tàu sân bay, viện nghiên cứu khoa học và cục thiết kế có liên quan đến tàu sân bay, cơ sở nghiên cứu chế tạo máy bay hải quân và hoàn thiện tàu sân bay, hạ tầng cơ sở huấn luyện, dạy học. Nhưng những nỗ lực này có đem lại hiệu quả theo dự kiến trong thời gian quy định hay không vẫn còn vấp phải một số vấn đề.

Hải quân Ấn Độ đang nóng lòng chờ đợi tiếp nhận tàu sân bay Vikramaditya do Nga chế tạo, bởi vì kế hoạch chế tạo tàu sân bay nội địa của Ấn Độ gặp vô vàn khó khăn. Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ mang tên Vikrant có lượng giãn nước 40.000 tấn, sử dụng tua-bin hơi nước LM2500 của Mỹ, do nhà máy đóng tàu Cochin chế tạo dưới sự tham gia của công ty Italia.

Nó lẽ ra phải hạ thủy vào tháng 10/2010, nhưng do gặp vô số vấn đề khó khăn khó giải quyết và thiếu thốn linh kiện chất lượng cao với số lượng cần thiết, nên nó bị trì hoãn hạ thủy 1 năm. Do Ấn Độ không có kinh nghiệm tự thiết kế, chế tạo tàu sân bay, chương trình thường xuyên phải sửa đổi, điều chỉnh.

Tàu sân bay nội địa Vikrant đầu tiên của Ấn Độ đang được phát triển
Tàu sân bay nội địa Vikrant đầu tiên của Ấn Độ đang được phát triển

Chuyên gia Italia rất khó có sự giúp đỡ thực sự, bởi vì tàu sân bay hạng nhẹ thành công nhất do họ chế tạo có lượng giãn nước chỉ hơn 22.000 tấn, hoàn toàn không cùng trọng lượng.

Ngoài ra, giá cả lắp ráp theo quy định ban đầu của hợp đồng chế tạo tàu sân bay Vikrant là 592 triệu USD,  hiện đã tăng tới 900 triệu USD, hơn nữa còn chưa phải là con số cuối cùng.

Nếu tất cả thuận lợi, tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ sớm nhất có thể hoàn thành chế tạo vào năm 2017, còn thời gian chế tạo tàu sân bay nội địa thứ hai đã bị đẩy lùi vô thời hạn, triển vọng chương trình không được lạc quan.


Đông Bình