Báo Nhật Bản: Báo nhà nước Trung Quốc nói khoác về năng lực hạt nhân

08/11/2013 10:35
Đông Bình
(GDVN) - TQ khoe tàu ngầm Project 094 trang bị tên lửa đa đầu đạn JL-2, tầm bắn 8.700 km, nhưng thực tế không phải như vậy, ít nhất là chưa được thử nghiệm.
Tên lửa đạn đạo JL-2 phóng từ tàu ngầm - hình ảnh do Trung Quốc tuyên truyền
Tên lửa đạn đạo JL-2 phóng từ tàu ngầm - hình ảnh do Trung Quốc tuyên truyền

Mạng tạp chí "Học giả Ngoại  giao" Nhật Bản đưa tin, theo nhiều phương tiện truyền thông phương Tây và Đài Loan, rất nhiều tờ báo nhà nước Trung Quốc đã nói khoác về việc Trung Quốc có năng lực phát động tấn công hạt nhân đối với Mỹ.

Theo bài báo, tuần trước, rất nhiều phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đăng vô số bài viết giới thiệu cụ thể chưa từng có về tàu ngầm động cơ hạt nhân Project 092, loại tàu ngầm được trang bị tên lửa đạn đạo (tàu ngầm hạt nhân chiến lược).

Các tờ báo này đã giới khiệu kế hoạch: một khi xảy ra cuộc chiến tranh hạt nhân quy mô lớn, Trung Quốc có kế hoạch sử dụng tàu ngầm động cơ hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo Project 094 mới tấn công các đô thị chính của Mỹ.

Tờ "Thời báo Trung Quốc" khoe khoang rằng, tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo Project 094 mới trang bị tên lửa đạn đạo JL-2, có thể gây ảnh hưởng cho khu vực miền tây nước Mỹ trong tình hình không rời khỏi chuỗi đảo thứ hai.

Tờ báo này không thể chứng minh được tính chuẩn xác của thông tin này, cho dù cách nói này đã thể hiện sự "nâng cấp" rõ ràng trong ngôn từ truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Trung Quốc tuyên truyền hình ảnh thử nghiệm tên lửa JL-2
Trung Quốc tuyên truyền hình ảnh thử nghiệm tên lửa JL-2

Một số bài báo Phương Tây khác trích dẫn lại xem ra cũng không đáng tin cậy. Chẳng hạn, tờ "Daily Mail" cho rằng, tên lửa JL-2 có tầm bắn khoảng 8.700 dặm Anh (1 dặm Anh bằng khoảng 1.609 km), có thể dùng nhiều đầu đạn độc lập bắn trúng hầu như tất cả các khu vực trên đất liền của Mỹ.

Nhưng, theo tờ "Công báo nhà khoa học nguyên tử" - một tờ báo tiến hành đánh giá lực lượng hạt nhân Trung Quốc hàng năm, Hans M. Christensen và Robert S. Norris đã đưa ra báo cáo cho biết, tên lửa JL-2 chỉ có thể mang theo 1 đầu đạn hạt nhân.

Christensen và Norris còn xác định tầm bắn của JL-2 là tên 7.000 km, đồng thời chỉ ra, tên lửa này chưa từng bắn thử với tầm bắn xa như vậy. Nếu tầm bắn trên 7.000 km, thì nó không thể bắn trúng lãnh thổ Mỹ, trừ phi nó rời xa vùng biển của Trung Quốc.

Mặc dù tồn tại những bất đồng này, tất cả các nguồn thông tin đều cho rằng, lực lượng chiến lược của Trung Quốc đang tăng cường, cho dù tốc độ tiến triển như thế nào và dùng phương thức nào vẫn còn đang tranh cãi. Christensen và Norris cho rằng: "Trong 5 nước hạt nhân ban đầu, Trung Quốc là nước duy nhất đã tăng cường kho vũ khí hạt nhân về số lượng", nhưng họ cũng cho rằng, "tốc độ tăng chậm lại".

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Project 094 của Hải quân Trung Quốc
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Project 094 của Hải quân Trung Quốc

Về chất lượng lực lượng hạt nhân của Trung Quốc, hai tác giả này cho rằng: "Thực lực tác chiến của kho vũ khí hạt nhân cũng đang tăng cường, tên lửa nhiên liệu lỏng và độ chính xác khi thao tác tương đối kém, đang được tên lửa nhiên liệu rắn và tên lửa cơ động mặt đất chính xác hơn thay thế".

Christensen và Norris còn cho rằng, khả năng dùng vũ khí hạt nhân đe dọa Mỹ của Trung Quốc đang được cải thiện, bởi vì tỉ lệ tên lửa tầm xa trong kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc luôn được tăng cường.

Hướng tấn công chính của tên lửa chiến lược Trung Quốc (mạng sina Trung Quốc tuyên truyền)
Hướng tấn công chính của tên lửa chiến lược Trung Quốc (mạng sina Trung Quốc tuyên truyền)
Bố trí lực lượng hạt nhân chiến lược của Pháo binh 2 Trung Quốc (tưởng tượng)
Bố trí lực lượng hạt nhân chiến lược của Pháo binh 2 Trung Quốc (tưởng tượng)
Bản đồ phân bố nghiên cứu, sản xuất, dự trữ vũ khí hạt nhân chính trên thế giới.
Bản đồ phân bố nghiên cứu, sản xuất, dự trữ vũ khí hạt nhân chính trên thế giới.
Tầm bắn của tên lửa hạt nhân Trung Quốc (mạng sina Trung Quốc)
Tầm bắn của tên lửa hạt nhân Trung Quốc (mạng sina Trung Quốc)
Đông Bình