Báo Nhật: Mỹ bán vũ khí cho châu Á chống Trung Quốc nhưng nguy hiểm

Báo Nhật: Mỹ đã hạ quyết tâm tăng cường bán vũ khí cho Việt Nam

30/10/2014 08:57
Đông Bình
(GDVN) - Việt Nam đã bắt đầu phát triển hệ thống chống can thiệp, cam kết của các nước láng giềng TQ đáng tin cậy hơn của Mỹ, ưu thế địa lý to lớn...
Nhật Bản sẽ mua máy bay do thám không người lái Global Hawk của Mỹ
Nhật Bản sẽ mua máy bay do thám không người lái Global Hawk của Mỹ

Tờ "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 24 tháng 10 đăng bài viết "Mỹ cần phổ biến công nghệ chống can thiệp/chống tiếp cận khu vực ở châu Á?".

Bài viết cho rằng, hạ nghị sĩ Randy Forbes bang Virginia dùng 2 bức thư liên quan đến chính sách hàng hải và an ninh ở khu vực Thái Bình Dương đã thổi bùng toàn bộ cộng đồng hải quân. Trong bức thư thứ nhất viết cho Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ Jonathan Greenert, ông yêu cầu phát triển một trạng thái chiến lược trên biển mới.

Trong bức thư thứ hai viết cho Tham mưu trưởng Lục quân Raymond T. Odierno, ông đề xuất Lục quân Mỹ cần phát triển một loại hệ thống chống can thiệp để đối đầu với công nghệ của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương.

Phần ý nghĩa nhất trong quan điểm sau có thể là đề nghị Mỹ thúc đẩy phổ biến hệ thống chống can thiệp cho các nước trong khu vực. Mỹ đã hạ quyết tâm tăng cường bán vũ khí cho Việt Nam, hơn nữa đã sớm có quan hệ quốc phòng vững chắc với Philippines, càng không cần nói đến quan hệ với Nhật Bản và Hàn Quốc.

Việt Nam đã bắt đầu phát triển hệ thống chống can dự và đang cân nhắc khả năng mua sắm tên lửa hành trình BrahMos của Ấn Độ.

Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos do Nga-Ấn hợp tác chế tạo
Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos do Nga-Ấn hợp tác chế tạo

Bài viết cho rằng, quan điểm cung cấp vũ khí cho những quốc gia xung quanh có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc đó có sức hấp dẫn rất lớn. Một Trung Quốc lo ngại năng lực quân sự của láng giềng càng dễ bị uy hiếp, đặc biệt là khi cam kết của những nước láng giềng này đáng tin cậy hơn cam kết của Mỹ. Khả năng xây dựng một hệ thống hợp nhất càng đáng quan tâm hơn, điều này sẽ giúp cho Mỹ và đồng mình có ưu thế địa lý to lớn so với Trung Quốc.

Nhưng, bản thân điều này cũng tồn tại vấn đề.

Bài viết cho rằng, vấn đề nảy sinh từ việc phổ biến hệ thống chống can thiệp/chống tiếp cận không phải là "một số nước sẽ mua và phát triển chúng", mà là "các nước sẽ triển khai nhanh chóng chúng, hơn nữa phạm vi bao quát của những hệ thống này sẽ rộng bao nhiêu".

Một chính sách phổ biến tên lửa hành trình và công nghệ chống can thiệp khác có ý thức (nếu không phải là có tính lựa chọn) chắc chắn sẽ làm cho biển trở nên nguy hiểm hơn. Khi loại công nghệ này trở nên phổ biến hơn, rủi ro kéo theo sẽ tăng lớn.

Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C do Mỹ chế tạo
Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C do Mỹ chế tạo

Theo bài viết, còn phải nhận thức được, hệ thống liên minh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương hoàn toàn không giống NATO thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Mỹ thiếu cơ chế tương tự kết hợp các loại khả năng trong nội bộ liên minh, hơn nữa đối tác khác nhau cũng có lợi ích khác nhau (rất lớn).

Có lẽ điều quan trọng nhất là, những đồng minh này đều có mối quan tâm hoàn toàn khác nhau đối với hành động làm trầm trọng thêm quan hệ căng thẳng với Trung Quốc. Nếu không đạt được nhất trí rộng rãi về tính chất, mức độ và biện pháp thỏa đáng kiểm soát mối đe dọa Trung Quốc, thì bất cứ hệ thống nào lấy liên minh làm nền tảng đều rất có thể phát hiện mình tồn tại khoảng cách to lớn khi gặp khủng hoảng.

Bài viết cho rằng, Trung Quốc theo đuổi chiến lược chống can thiệp/chống tiếp cận, về lâu dài, có thể phản tác dụng, Trung Quốc cần hết sức thận trọng đối với việc xuất khẩu hệ thống này cho nước khác. Sự lo ngại tương tự cũng áp dụng đối với Mỹ.

Khi thời cơ chín muồi, để cho biển Hoa Đông và Biển Đông, đối với mọi người, đều trở nên nguy hiểm hơn, có lẽ sẽ trở thành một phương thức hợp lý ứng phó với thế lực ngày càng mạnh của Trung Quốc. Nhưng chính sách này cũng đầy nguy hiểm đối với Mỹ.

Nhật Bản sẽ sở hữu máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ
Nhật Bản sẽ sở hữu máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ
Đông Bình