Báo Nhật: Trung-Mỹ tiến hành cuộc chiến tình báo lớn về quân sự

28/08/2014 08:49
Đông Bình
(GDVN) - Mỹ-Trung đã mở rộng lĩnh vực chiến tranh tình báo xoay quanh bá quyền ở Thái Bình Dương, Nhật Bản không thể đứng ngoài.
Tàu do thám Bắc Cực Tinh số hiệu 851, Hải quân Trung Quốc
Tàu do thám Bắc Cực Tinh số hiệu 851, Hải quân Trung Quốc

Tờ "Asahi Shimbun" Nhật Bản ngày 25 tháng 8 đăng bài viết nhan đề "Cuộc chiến tình báo không thiện chí: Mỹ-Trung nắm rõ nhau trong lĩnh vực công nghệ quân sự".

Theo bài báo, vào ngày 15 tháng 7 năm 2014, tàu do thám "Bắc Cực Tinh" lớp "Đông Điều" (lượng giãn nước đầy 6.000 tấn) đã xuất hiện ở vùng biển đảo Oahu, Hawaii.

Sau khi chiếc tàu này của trung Quốc tiến hành tiếp dầu ở eo biển Bashi - nơi kết nối Biển Đông với Thái Bình Dương, các nước luôn tìm kiếm tung tích của nó.

Ở vùng biển đảo Oahu, Trung Quốc đã lần đầu tiên tham gia cuộc diễn tập quân sự liên hợp "Vành đai Thái Bình Dương" tổ chức tại đó, nhưng, tàu "Bắc Cực Tinh" lại làm việc khác với diễn tập quân sự.

Trung Quốc tự tin thể hiện thực lực

Tàu Bắc Cực Tinh đã tiến hành thu thập và phân tích sóng của tàu chiến và thông tin vô tuyến điện, radar trên căn cứ mặt đất.

Nguồn tin từ Quân đội Mỹ rất cảnh giác đối với vấn đề này, Chính phủ Nhật Bản cũng đưa ra kết luận cho rằng: "Mục đích của họ (tàu Bắc Cực Tinh) là thu thập tin tức tình báo về cuộc diễn tập quân sự liên hợp 'Vành đai Thái Bình Dương'".

Tuy nhiên, nội dung diễn tập và thông tin vô tuyến cũng sẽ thông báo cho 4 tàu chiến Trung Quốc. Ngày 19 tháng 8 đã xảy ra sự  kiện máy bay chiến đấu Trung Quốc áp sát bất thường máy bay tuần tra của Quân đội Mỹ.

Nguồn tin từ Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cho rằng: "Loại hành vi này gây cảm giác Trung Quốc không hiểu quy tắc quốc tế". Nguồn tin khác từ Chính phủ Nhật Bản cũng cho hay: "Trung Quốc thể hiện tư thế đối đầu với Mỹ có thể là để tăng cường sĩ khí ở trong nước".

Diễn tập Vành đại Thái Bình Dương-2014
Diễn tập Vành đại Thái Bình Dương-2014

Mặt khác, từ khi chính quyền Obama Mỹ đề xuất phương châm coi trọng Thái Bình Dương hơn 4 năm đến nay, Trung Quốc tìm mọi cách thể hiện sức chiến đấu của Quân đội có thể tạo ra mối đe dọa cho Mỹ trên các phương diện như tàu ngầm, tên lửa đạn đạo, máy bay chiến đấu tàng hình.

Mỹ-Trung cũng đã mở rộng lĩnh vực chiến tranh tình báo xoay quanh bá quyền ở Thái Bình Dương. Nhật Bản tuy không thể đứng ngoài, nhưng nội dung thực sự của cuộc chiến tình báo này lại biết rất ít.

Tàu sân bay của Trung Quốc được quan tâm

Ngày 7 tháng 4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel thăm Thanh Đảo, Trung Quốc, đã thị sát tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mang tên Liêu Ninh - tàu này đã được Trung Quốc cải tạo bàn giao cho Hải quân Trung Quốc.

Trung Quốc hầu như đang nhấn mạnh, quân bị của họ rất "minh bạch", nhưng nguồn tin từ Chính phủ Mỹ tiết lộ thái độ bất mãn được tiết lộ từ nguồn tin Nhật Bản: "Thị sát hoàn toàn không được như ý".

Nhật Bản và Mỹ đã tiến hành thu thập tình báo huấn luyện của tàu sân bay Liêu Ninh trên biển Bột Hải.

Căn cứ vào phân tích ghi chép, máy bay cất cánh trên tàu Liêu Ninh hoàn toàn không mang theo thùng dầu phụ và đạn dược đầy đủ. Nguồn tin từ Lực lượng Phòng vệ cho rằng: "Máy bay quân sự hạng nặng không thể cất cánh khỏi tàu".

Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc

Khi tàu Liêu Ninh chạy với tốc độ cao nhất, máy bay sẽ tận dụng lực nâng của gió trước mặt để cất cánh. Phương thức cất cánh này được gọi là "cất cánh kiểu nhảy cầu", nhưng công suất hoạt động của tàu Liêu Ninh không đủ, không có tốc độ đầy đủ.

Nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản cho biết: "Mối đe dọa quân sự của tàu Liêu Ninh hoàn toàn không lớn".

Trung Quốc muốn xây dựng lực lượng tấn công lấy tàu sân bay làm hạt nhân, về cơ cấu không thể tách rời máy bay cảnh báo sớm và tàu ngầm, nhưng Trung Quốc lại thiếu khả năng trên phương diện này.

Nội bộ Quân đội Trung Quốc thậm chí cũng có người giữ thái độ hoài nghi về khả năng của mình và chiến lược tàu sân bay cần khoản kinh phí bảo trì khổng lồ.

Mặc dù như vậy, tầm mắt của Nhật-Mỹ vẫn không tách rời nhà máy đóng tàu ở Thượng Hải. Thông qua tính toán kích cỡ xưởng đóng tàu, nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản phán đoán: "Không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc đang chế tạo tàu sân bay mới".

Trung Quốc có kế hoạch chế tạo thành công tàu sân bay mới trước năm 2020, "cho biết rõ ý muốn ra vào Thái Bình Dương" - nguồn tin từ Lực lượng Phòng vệ cho biết. Tàu sân bay mới hoàn toàn không áp dụng cất cánh kiểu nhảy cầu, mà là đã nhập thiết bị cất cánh phóng hơi nước như Mỹ.

Nhà nghiên cứu Clark, Trung tâm đánh giá ngân sách và chiến lược Mỹ cho rằng, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, Đô đốc Ngô Thắng Lợi gần đây ngầm nói với Mỹ rằng, họ sẽ nhập thiết bị phóng hơi nước. Trong khi đó, thiết bị phóng hơi nước luôn là công nghệ tuyệt mật hầu như được Quân đội Mỹ độc quyền trong 60 năm qua.

Máy bay tuần tra săn ngầm P-8 Poseidon, Hải quân Mỹ
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8 Poseidon, Hải quân Mỹ

Tiếp tục tăng cường khả năng chống tàu ngầm

Quân đội Mỹ đã trang bị thiết bị phóng hơi nước - dùng hơi nước nén (áp suất) tăng tốc máy bay – cho 10 tàu sân bay. Thông qua sử dụng công nghệ phức tạp, đến máy bay quân sự hạng nặng (có thể tấn công đối đất) cũng có thể thực hiện cất cánh 1 chiếc trong vòng 90 giây.

Quân đội Mỹ cũng không hề buông lỏng trên phương diện duy trì khả năng săn ngầm. Tàu ngầm là mối đe dọa lớn nhất của tàu sân bay. Tháng 11 năm 2004, máy bay tuần tra P-3C của Lực lượng Phòng vệ Biển đã phát hiện tàu ngầm tình nghi của Quân đội Trung Quốc.

Nguồn tin từ Lực lượng Phòng vệ cho rằng, Quân đội Mỹ khi đó cũng đã nắm được vị trí của tàu ngầm Trung Quốc ở vùng biển xa vài trăm km, đồng thời đã cung cấp tin tức tình báo liên quan cho Nhật Bản. Nguồn tin cho hay: "Nhật Bản hiện nay vẫn còn chưa có công nghệ phát hiện tàu ngầm ở nơi xa như vậy".

Quân đội Mỹ có số liệu bí mật khổng lồ cần cho điều khiển thiết bị định vị thủy âm dò tìm tàu ngầm.

Những số liệu này bao gồm các thông tin như địa hình đáy biển, nồng độ muối, thủy triều có thể gây ảnh hưởng mang tính quyết định tới âm thanh, cùng với nguồn gốc âm thanh của tàu thuyền thế giới. Tháng 7, tàu do thám Trung Quốc xuất hiện ở vùng biển Hawaii có thể cũng đã tìm cách thu thập những số liệu này.

Tàu sân bay động cơ hạt nhân thế hệ mới USS Gerald R Ford Mỹ
Tàu sân bay động cơ hạt nhân thế hệ mới USS Gerald R Ford Mỹ

Đối mặt với sự theo đuổi tốc độ nhanh của lực lượng quân sự Trung Quốc, Quân đội Mỹ đang gấp rút phát triển "thiết bị phóng điện từ" tiên tiến hơn so với thiết bị phóng hơi nước.

Loại thiết bị phóng này sử dụng lực điện từ để phóng máy bay, lực lượng hệ thống hàng không Hải quân Mỹ cho biết, tàu sân bay mới USS Gerald Ford có kế hoạch chế tạo xong vào năm 2017 sẽ lắp máy phóng điện từ và có triển vọng thực hiện cất cánhh 1 chiếc trong vòng 60 giây.

Nhà nghiên cứu Clark, Trung tâm đánh giá ngân sách và chiến lược Mỹ cho rằng: "Đây là công nghệ có hơn 60 năm trước. Trung Quốc cũng có thể nắm được, nhưng lại rất khó thực hiện được cất cánh cách nhau 90 giây. Mỹ không thể cho nước khác biết công nghệ được phát triển nhiều năm này".

Đông Bình