Báo Phương Đông: Chiến hạm đổ bộ 071 Trung Quốc có sức mạnh đa năng

05/03/2012 06:00
Đông Bình (Theo báo Phương Đông)
(GDVN) - Tàu vận tải đổ bộ tổng hợp lớp 071 có nhiều ưu thế trong việc bảo vệ quyền lợi biển cũng như thực hiện các nhiệm vụ khác.
Tàu vận tải đổ bộ lớp 071 Côn Lôn Sơn - Hải quân Trung Quốc.
Tàu vận tải đổ bộ lớp 071 Côn Lôn Sơn - Hải quân Trung Quốc.

Đầu năm nay, chiếc tàu vận tải đổ bộ tổng hợp lớp 071 thứ tư của Hải quân Trung Quốc đã hạ thủy ở nhà máy đóng tàu Hỗ Đông-Thượng Hải.

Tàu vận tải đổ bộ tổng hợp đầu tiên lớp 071 Côn Lôn Sơn hạ thủy tháng 12/2006, tàu đổ bộ lớp 071 thứ hai Tỉnh Cương Sơn hạ thủy ngày 18/11/2010. Chiếc tàu đổ bộ tổng hợp lớp 071 thứ ba hạ thủy ngày 26/9/2011.

Tàu vận tải đổ bộ lớp 071 Tỉnh Cương Sơn - Hải quân Trung Quốc.
Tàu vận tải đổ bộ lớp 071 Tỉnh Cương Sơn - Hải quân Trung Quốc.

Có tờ báo quốc tế bình luận, loại tàu chiến này sẽ trở thành hạt nhân của lực lượng đổ bộ Hải quân Trung Quốc, không chỉ là vũ khí lợi hại bảo vệ quyền lợi biển,

mà còn có vai trò to lớn thực hiện nhiệm vụ nhân đạo trong thời bình. Hãng Reuters thậm chí cho rằng, Hải quân Trung Quốc dự kiến triển khai tới 8 tàu vận tải đổ bộ lớp 071.

Vũ khí ngang với tàu sân bay

Về bản chất, tàu vận tải đổ bộ 071 là một loại tàu chiến có khả năng hoạt động ở biển xa, có thể mang theo tàu đổ bộ lưỡng thê và tàu đổ bộ đệm khí.

Nó có 1 khoang cỡ lớn chứa tàu đổ bộ lưỡng thê, khi tác chiến, đuôi tàu trút nước mở khoang để tàu đổ bộ lưỡng thê, tàu đổ bộ đệm khí ra vào.

Đồng thời, tàu vận tải đổ bộ hiện đại còn có kho chứa máy bay trực thăng và đường băng cất/hạ cánh, có thể mang theo máy bay trực thăng vận tải, tiến hành tấn công thẳng đứng dọc tuyến bờ biển của đối phương.

So với tàu đổ bộ truyền thống, tàu vận tải đổ bộ chắc chắn là một sự phát triển mang tính cách mạng về phương thức tác chiến và khả năng tác chiến.

Tàu vận tải đổ bộ đã áp dụng mô hình đổ bộ “kiểu mẹ con”, tàu mẹ có thể không nhất thiết đến gần bờ, ở cự ly cách khá xa bờ biển có thể phóng tàu đổ bộ và máy bay trực thăng vận tải để phát động tác chiến đổ bộ, tính an toàn của nơi đổ bộ đã được bảo đảm nhất định.

Tàu vận tải đổ bộ có lượng choán nước rất lớn, vì vậy nó có không gian trong tàu và khả năng chạy liên tục mà các tàu đổ bộ truyền thống không thể so sánh, điều này mang lại hai lợi ích lớn: Khả năng chạy liên tục lớn và các thuyền viên cảm thấy thoải mái.

Khả năng chạy liên tục giúp cho tàu vận tải đổ bộ có thể tiến hành triển khai ở biển xa, thời gian triển khai trên biển cũng dài hơn, tàu vận tải đổ bộ như vậy sẽ có thể tiến hành răn đe liên tục đến vài tháng đối với khu vực điểm nóng.

Trong chiến tranh hải quân hiện đại, không có gì thay thế 2 loại mô hình sau: chiến tranh hạn chế trong tranh chấp lãnh thổ trên biển và chiến tranh trên biển quy mô lớn. Mà tàu vận tải đổ bộ có thể đảm nhiệm rất tốt vai trò của mình.

Trong “chiến tranh hạn chế” cường độ thấp, lực lượng lính thủy đánh bộ quy mô cấp tiểu đoàn của tàu vận tải đổ bộ hoàn toàn có thể đảm đương được nhiệm vụ đoạt lấy mục tiêu mà đối phương chiếm đóng.

Tàu vận tải đổ bộ được lắp đặt hạm pháo và vũ khí áp chế tầm gần với số lượng nhất định, có thể cung cấp chi viện nhất định cho lực lượng chiến đấu trên bộ.

Do khả năng vận tải rất lớn, sau khi chiếm lại các đảo đá bị đối phương chiếm đóng, có thể sử dụng dụng cụ và vật tư trên tàu, nhanh chóng xây dựng công sự và cột mốc chủ quyền trên đảo, đá, đưa quân đồn trú lên đảo, tích trữ vật tư và đạn dược cần thiết cho phòng thủ lâu dài.

Tàu vận tải đổ bộ lớp 071 - Hải quân Trung Quốc.
Tàu vận tải đổ bộ lớp 071 - Hải quân Trung Quốc.

Trong các cuộc chiến tranh trên biển quy mô lớn tương lai, tác chiến đổ bộ là một khâu không thể xem nhẹ, do việc bố trí chống đổ bộ trên bờ của đối phương kết hợp với kế hoạch hỏa lực, hơn nữa còn kết hợp với các chướng ngại vật nhân tạo và chướng ngại vật tự nhiên, kết hợp giữa bố trí sớm và bố trí lâm thời, tạo thành hệ thống chướng ngại vật cực kỳ dày đặc.

Trong tình hình đó, phương thức tác chiến trực tiếp đoạt bến đổ bộ trước đây đã từng bước nhường chỗ cho sử dụng phương thức tác chiến ba chiều (lập thể) của tàu đổ bộ lưỡng thê, tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn, máy bay trực thăng tiến hành đổ bộ thẳng đứng,

đồng thời ra sức phát triển các phương tiện đổ bộ kiểu mới như tàu đệm khí, máy bay bay thấp (sát mặt đất/mặt nước) cỡ lớn, máy bay trực thăng, phá vỡ hình thức tác chiến đổ bộ truyền thống, phát triển khả năng tác chiến đổ bộ liên hợp nhất thể hóa.

Ngoài ra, tàu vận tải đổ bộ giúp cho Trung Quốc triển khai quân đội và trang bị trong thời chiến, hoặc thực hiện nhiệm vụ trong các tình huống bất trắc của thời bình, chẳng hạn bảo vệ hơn 800.000 công dân Trung Quốc làm việc ở nước ngoài.

Chuyên gia vấn đề hàng hải Kopeck Collins cho rằng: “Nói về vai trò phi chiến đấu, chúng có ý nghĩa hơn so với tàu sân bay. Chúng có thể vận chuyển máy bay trực thăng, binh sĩ, tàu đệm khí, thậm chí xe bọc thép”.

Máy bay trực thăng Z-8 trên tàu Côn Lôn Sơn.
Máy bay trực thăng Z-8 trên tàu Côn Lôn Sơn.

Có ưu thế rõ rệt so với Nhật Bản, Hàn Quốc

Trước khi tàu vận tải đổ bộ  của Trung Quốc đi vào hoạt động, tàu vận tải đổ bộ lớp Osumi của Nhật Bản, lớp Dokdo của Hàn Quốc đều đã được trang bị.

Mặc dù đều là tàu vận tải đổ bộ, loại tàu của Nhật Bản và Hàn Quốc lại hiện đại hơn, có đường băng thẳng và thang máy, nhìn bên ngoài rất giống tàu sân bay hạng nhẹ, vì vậy những chiếc tàu này thường được gọi là “nửa tàu sân bay”.

Tuy nhiên, tàu lớp Osumi chỉ có lượng choán nước 14.000 tấn, không thể đồng thời mang theo nhiều máy bay và tàu đệm khí, đường băng thẳng thực ra là không quan trọng.

Trong khi đó, do thiết lập đường băng thẳng, tàu lớp Osumi ngược lại thiếu có không gian để bố trí kho chứa máy bay, khả năng mang theo máy bay thực sự là con số không, thấp hơn một bậc so với tàu vận tải đổ bộ lớp 071 của Trung Quốc và lớp San Antonio của Mỹ - những loại tàu có thể mang theo cả máy bay và tàu thuyền.

Tàu vận tải lưỡng thê Osumi - Nhật Bản.
Tàu vận tải lưỡng thê Osumi - Nhật Bản.

Ngoài ra, còn có tàu tấn công lưỡng thê lớp Dokdo của Hàn Quốc. Tàu này đồng thời có đường băng thẳng, kho chứa máy bay và tàu đệm khí LCAC, nhưng do trọng tải quá nhỏ (lượng choán nước 18.000 tấn), kho chứa máy bay trực thăng và kho chứa xe chỉ có thể dồn với nhau, không có khả năng mang theo đồng thời LCAC, xe tăng và máy bay trực thăng; khi đã mang theo nhiều máy bay trực thăng thì không thể mang theo xe tăng nữa.

Nhưng, là một nước nhỏ, việc thiết kế tàu đa năng này của Hải quân Hàn Quốc cũng có tính hợp lý, mỗi một loại vũ khí tác chiến đều có thể mang theo một ít, hơn nữa đều không cần quá nhiều, một mặt đã tăng cường khả năng thông thường, mặt khác đã giảm được giá thành sử dụng.

Tàu vận tải đổ bộ nội địa là sự thử nghiệm lần đầu tiên tàu tác chiến lưỡng thê viễn dương của Trung Quốc, về công nghệ áp dụng thiết kế bảo thủ là phù hợp, đồng thời là một tàu vận tải đổ bộ, mô-đun chức năng chính của nó (khoang chứa và hệ thống cất/hạ cánh máy bay trực thăng) đều đã đầy đủ, đã có khả năng tác chiến cơ bản nhất, vì vậy về thiết kế là tương đối thành công.

Là một mắt khâu trong tác chiến lưỡng thê (cả trên biển và đổ bộ) của Hải quân Trung Quốc, tàu vận tải đổ bộ chủ yếu nổi trội về khả năng mang theo tàu đệm khí, còn máy bay chỉ là trang bị hỗ trợ, hơn nữa 2-3 máy bay và đường băng bay cỡ lớn là đã rất ấn tượng.

Tàu tấn công đổ bộ Dokdo - Hàn Quốc.
Tàu tấn công đổ bộ Dokdo - Hàn Quốc.
Tàu vận tải đổ bộ lớp San Antonio của Mỹ.
Tàu vận tải đổ bộ lớp San Antonio của Mỹ.
Đông Bình (Theo báo Phương Đông)