Báo TQ: Việt Nam hầu như triển khai toàn bộ vũ khí hải quân ở Cam Ranh

02/11/2014 08:06
Đông Bình
(GDVN) - Trong thời điểm Trung Quốc đẩy mạnh triển khai tàu chiến và tham vọng bành trướng ở Biển Đông, quân cảng Cam Ranh được quan tâm đặc biệt.
Quân cảng Cam Ranh, Hải quân Việt Nam (nguồn Tân Hoa xã)
Quân cảng Cam Ranh, Hải quân Việt Nam (nguồn Tân Hoa xã)

Tân Hoa xã ngày 31 tháng 10 đăng bài viết "Căn cứ Cam Ranh của Quân đội Việt Nam bộc lộ, cảnh quan đẹp, nhiều tàu chiến tiên tiến triển khai".

Theo bài báo, vịnh Cam Ranh là quân cảng - căn cứ hải quân quan trọng nằm ở bờ biển đông nam của Việt Nam, tức bờ biển phía nam tỉnh Khánh Hòa. Đây là một trong những cảng nước sâu tự nhiên tốt nhất thế giới, trong tiếng Việt có nghĩa là "hồ nước ngọt"; có tọa độ là 12 độ vĩ bắc, xung quanh đều có dãy núi bao quanh cao khoảng 400 m.

Vịnh Cam Ranh Việt Nam ăn sâu vào đất liền 17 km, rộng 6 km, diện tích mặt nước hơn 100 km2, gồm 2 vịnh trong và ngoài, được bao quanh bởi 2 bán đảo, tạo nên hình dạng hồ lô.

Cảng Cam Ranh bên trong có diện tích 60 km2, cửa cảng chỉ rộng 1.300 m, nước sâu 16 - 25 m, chỗ sâu nhất 32 m; cảng ngoài Bình Ba có nước sâu 10 - 22 m, cửa vịnh rộng khoảng 4.000 m, ngoài cửa nước sâu 30 m trở lên.

Tàu chiến chủ lực tiên tiến của Hải quân Việt Nam ở quân cảng Cam Ranh (nguồn Tân Hoa xã)
Tàu chiến chủ lực tiên tiến của Hải quân Việt Nam ở quân cảng Cam Ranh (nguồn Tân Hoa xã)

Do nước sâu, vịnh rộng, trong cảng có thể đậu hơn 100 tàu chiến cỡ lớn lớp 10.000 tấn, trong đó có tàu sân bay. Cảng chính và căn cứ nằm ở bờ tây cảng phía trong. Căn cứ không quân nằm trên bán đảo Cam Ranh. Góc Cam Ranh cực nam bán đảo có trung tâm thông tin.

Theo bài báo, quân cảng vịnh Cam Ranh của Hải quân Việt Nam là một "bảo địa" có cảnh quanh đẹp, căn cứ này đã triển khai các tàu chiến chủ lực tiên tiến nhất của Hải quân Việt Nam, trong đó có 2 tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Gepard 3.9, tàu tuần tra cỡ lớn sản xuất bằng chuyển nhượng công nghệ, tàu tên lửa lớp Molniya, tàu ngầm thông thường lớp Kilo. Hầu như "toàn bộ của cải" của Hải quân Việt Nam đều triển khai ở đây.

Tháng 9 năm 2000, Nga đã xóa 85% khoản nợ 11 tỷ USD cho Việt Nam. Tháng 6 năm 2001, tại Nhật Bản, Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải trả lời báo chí cho biết, sau khi Hải quân Nga rút khỏi vịnh Cam Ranh, Việt Nam sẽ không cho phép bất cứ nước nào dùng vịnh Cam Ranh làm căn cứ quân sự. Tháng 1 năm 2002, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, sau năm 2004, Nga sẽ không còn tiếp tục sử dụng căn cứ quân sự vịnh Cam Ranh.

Tháng 4 năm 1988, Hải quân Liên Xô đã rút tàu tuần dương tên lửa trực chiến ở Biển Đông, sau đó về cơ bản đã chấm dứt điều tàu chiến mặt nước cỡ lớn tới đó thực hiện nhiệm vụ trực chiến. Tháng 10 năm 1989, Liên Xô đã rút tàu chỉ huy thông tin khỏi vịnh Cam Ranh, đồng thời đã rút một số nhân viên và trang bị của tiểu đoàn hải quân đánh bộ. Từ năm 1988 đến nửa đầu năm 1991, Hải quân Liên Xô chỉ duy trì 10 - 15 tàu chiến ở vịnh Cam Ranh.

Tàu hộ vệ tên lửa HQ-012 Lý Thái Tổ của Hải quân Việt Nam ở vịnh Cam Ranh (nguồn Tân Hoa xã, sina)
Tàu hộ vệ tên lửa HQ-012 Lý Thái Tổ của Hải quân Việt Nam ở vịnh Cam Ranh (nguồn Tân Hoa xã, sina)
Quân cảng Cam Ranh, Hải quân Việt Nam (nguồn Tân Hoa xã, sina)
Quân cảng Cam Ranh, Hải quân Việt Nam (nguồn Tân Hoa xã, sina)
Tàu chiến mạnh nhất của Hải quân Việt Nam triển khai ở vịnh Cam Ranh (nguồn Tân Hoa xã, sina)
Tàu chiến mạnh nhất của Hải quân Việt Nam triển khai ở vịnh Cam Ranh (nguồn Tân Hoa xã, sina)
Tàu hộ vệ tên lửa HQ-012 Lý Thái Tổ và HQ-011 Đinh Tiên Hoàng của Hải quân Việt Nam ở vịnh Cam Ranh (nguồn Tân Hoa xã, sina)
Tàu hộ vệ tên lửa HQ-012 Lý Thái Tổ và HQ-011 Đinh Tiên Hoàng của Hải quân Việt Nam ở vịnh Cam Ranh (nguồn Tân Hoa xã, sina)
Việt Nam triển khai tàu ngầm thông thường lớp Kilo đầu tiên mang tên Hà Nội ở quân cảng Cam Ranh (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Việt Nam triển khai tàu ngầm thông thường lớp Kilo đầu tiên mang tên Hà Nội ở quân cảng Cam Ranh (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Tàu cảnh sát biển CSB 8001 của Cảnh sát biển Việt Nam do Hà Lan chế tạo (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Tàu cảnh sát biển CSB 8001 của Cảnh sát biển Việt Nam do Hà Lan chế tạo (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Tàu cảnh sát biển CSB 8003 lớp nghìn tấn của Cảnh sát biển Việt Nam (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Tàu cảnh sát biển CSB 8003 lớp nghìn tấn của Cảnh sát biển Việt Nam (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Đông Bình