Báo TQ kích động: Thái Lan xây dựng biên đội tàu ngầm ứng phó Việt Nam

06/01/2015 10:14
Đông Bình
(GDVN) - Báo TQ viết: nếu tranh chấp lãnh thổ kéo dài ở Biển Đông leo thang, lan tới khu vực xung quanh thì tự do hàng hải ở vịnh Thái Lan có thể bị phá hoại...
Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwan
Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwan

Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 5 tháng 1 đăng bài viết với tiêu đề kích động chia rẽ  quan hệ Thái - Việt: "Thái Lan muốn xây dựng biên đội tàu ngầm ứng phó Việt Nam triển khai tàu ngầm lớp Kilo Báo TQ kích động: Thái Lan xây dựng biên đội tàu ngầm ứng phó Việt Nam ảnh 2 ", mặc dù nội dung báo Thái Lan không hề nhắc đến từ nào gọi là “ứng phó Việt Nam”. Sau đây là nội dung bài viết:

Bài báo dẫn mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc cho biết, tờ "Bưu điện Bangkok" Thái Lan ngày 3 tháng 1 cho biết, Thái Lan có thể có kế hoạch mua sắm 2 - 3 tàu ngầm, đây là một phần nội dung của chi tiêu quân sự năm 2016, từ đó sẽ khắc phục hạn chế năng lực hơn 60 năm qua của nước này.

Bài báo dẫn "một nguồn tin" từ Bộ Quốc phòng Thái Lan tiết lộ, Hải quân hoàng gia Thái Lan có triển vọng đề xuất mua sắm 2 - 3 tàu ngầm trong ngân sách năm 2016. Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwan đã cơ bản đồng ý với kế hoạch này. Hải quân Thái Lan luôn xem xét nhiều kênh mua sắm tàu ngầm, nhưng nghe nói tàu ngầm lớp Chang Bogo của Hàn Quốc có giá cả thấp nhất, đơn chiếc khoảng 330 triệu USD.

Đối với các nhà quan sát có kinh nghiệm phong phú, kế hoạch mua sắm tàu ngầm của Thái Lan chẳng có gì lạ. Thái Lan từ năm 1951 đến nay luôn thiếu khả năng tàu ngầm, từ thập niên 90 của thế kỷ trước bắt đầu tìm cách ký kết thỏa thuận tàu ngầm với nhiều nước, trong đó có Đức và Hàn Quốc gần đây. Mặc dù những thỏa thuận này cuối cùng vẫn chưa đạt được, nhưng từ khi chính quyền hiện tại lên nắm quyền vào tháng 5 năm 2014, kế hoạch mua sắm tàu ngầm tiếp tục trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu.

Tàu ngầm lớp Chang Bogo Hàn Quốc
Tàu ngầm lớp Chang Bogo Hàn Quốc

Tất cả các dấu hiệu cho thấy, Hải quân hoàng gia Thái Lan chuẩn bị mua sắm tàu ngầm như dự đoán. Tháng 7 năm 2014, Hải quân hoàng gia Thái Lan đã chính thức khởi động một trung tâm huấn luyện tàu ngầm tiêu tốn vài triệu USD, đồng thời cử sĩ quan đến Hàn Quốc và Đức tham gia chương trình đào tạo.

Trong ngày Hải quân hoàng gia - ngày 20 tháng 11 năm 2014, Tư lệnh Hải quân Thái Lan Kraisorn Chansuvanich tiết lộ, ông đã tái khởi động kế hoạch mua sắm tàu ngầm và trình đề nghị của mình lên Bộ trưởng Quốc phòng Prawit Wongsuwan. Nghe nói, ông Prawit Wongsuwan đã đồng ý với kế hoạch này, nhưng lệnh cho Hải quân đệ trình báo cáo nghiên cứu chi tiết về loại tàu ngầm muốn mua và thông tin giá thành để xác định phải chăng có khả năng đáp ứng về kinh tế.

Báo Trung Quốc viết: Mặc dù trước đây từng tồn tại hoài nghi đối với việc Thái Lan tìm mua tàu ngầm, nhưng bài báo dẫn “một số quan chức” kiên trì cho rằng mua sắm tàu ngầm có ý nghĩa chiến lược, cần gia tăng thúc đẩy kế hoạch mua sắm. Cho rằng, tàu ngầm sẽ giúp cho Thái Lan bảo đảm “tự do hàng hải” ở vùng biển quan trọng - vịnh Thái Lan.

Theo bài báo, nếu tranh chấp lãnh thổ kéo dài ở Biển Đông (do Trung Quốc xâm lược gây ra tranh chấp) leo thang, không thể kiểm soát và lan tới khu vực xung quanh thì tự do hàng hải ở đây có thể bị phá hoại. Cùng với việc Thái Lan tham gia xây dựng công trình cảng biển nước sâu Dawei, Myanmar, tàu ngầm còn có thể trợ giúp bảo vệ các công trình hạ tầng cơ sở quan trọng.

Tư lệnh Hải quân hoàng gia Thái Lan Kraisorn Chansuvanich (trái)
Tư lệnh Hải quân hoàng gia Thái Lan Kraisorn Chansuvanich (trái)

Nhìn ở cấp độ rộng hơn, trong thời điểm rất nhiều quốc gia láng giềng của Thái Lan sở hữu hoặc đang nhanh chóng phát triển năng lực tàu ngầm, tàu ngầm còn có thể trở thành thủ đoạn răn đe có hiệu quả, bảo vệ chủ quyền của Thái Lan. Malaysia, Singapore, Indonesia đã có tàu ngầm, Việt Nam cũng đã bắt đầu tiếp nhận tàu ngầm lớp Kilo từ Nga, thậm chí Philippines - một quốc gia luôn lạc hậu trên phương diện tàu ngầm - cũng đã để ý tới loại năng lực này.

Kinh nghiệm trước đây cho thấy, phát triển năng lực tàu ngầm cần thận trọng. Mặc dù Thái Lan có nhu cầu cấp bách sở hữu tàu ngầm, nhưng chi phí mua sắm tàu ngầm đắt đỏ vẫn là một vấn đề chính đối với Thái Lan.

Bất đồng nội bộ giữa các cơ quan Chính phủ Thái Lan trước đây từng làm cho kế hoạch mua sắm trở nên hết sức phức tạp, hiện tượng này có thể sẽ còn xuất hiện. Thái Lan khó mà bảo đảm ổn định tình hình chính trị, vì vậy cũng không thể bảo đảm chính phủ hiện nay sẽ có đủ thời gian cầm quyền đủ dài để thực sự quán triệt mục tiêu đã định này.

Tàu ngầm thông thường Type U214 Đức
Tàu ngầm thông thường Type U214 Đức
3 tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên của HQVN
Đông Bình