Báo cáo Học viện chỉ huy Không quân Trung Quốc coi Việt Nam là mối đe dọa

04/08/2015 06:53
Đông Bình (nguồn Nam Hoa buổi sáng)
(GDVN) - Hải quân Trung Quốc muốn mở rộng năng lực tấn công đến Tây Thái Bình Dương, báo cáo nhấn mạnh phát triển 9 loại trang bị chiến lược.

Tờ "Nam Hoa buổi sáng" Hồng Kông ngày 3 tháng 8 dẫn hãng tin Kyodo, Nhật Bản cùng ngày đưa tin, trong "Báo cáo chiến lược dài hạn không quân" của Học viện chỉ huy Không quân Trung Quốc đã cho biết, sẽ mở rộng năng lực trinh sát và tấn công đến Tây Thái Bình Dương, bao gồm khu vực xung quanh Nhật Bản.

Máy bay ném bom chiến lược H-6K Trung Quốc
Máy bay ném bom chiến lược H-6K Trung Quốc

Theo bài báo, báo cáo này đã tính đến việc Mỹ tăng cường quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, nhấn mạnh cần thiết phải phát triển và tăng cường 9 loại trang bị chiến lược như máy bay ném bom chiến lược kiểu mới, hệ thống đánh chặn triển khai mặt đất - "hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối" (THAAD).

9 loại trang bị chiến lược này còn bao gồm: Tên lửa hành trình tốc độ cao bắn từ máy bay, máy bay vận tải cỡ lớn, khinh khí cầu bay cao trong khí quyển, máy bay chiến đấu thế hệ mới, máy bay tấn công không người lái, vệ tinh chuyên dụng không quân và đạn pháo thông minh dẫn đường chính xác.

Báo cáo đã liệt kê các "mối đe dọa" mà Không quân Trung Quốc phải đối mặt cho đến năm 2030, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ và Việt Nam.

Báo cáo chỉ ra, mở rộng phạm vi giám sát của phòng vệ Trung Quốc từ "chuỗi đảo thứ nhất" (Okinawa - Đài Loan - Philippines) đến "chuỗi đảo thứ hai" (nhóm đảo Izu - Guam - New Guinea),

đồng thời chỉ ra, thông qua máy bay ném bom chiến lược, tăng cường năng lực tấn công ở căn cứ Quân đội Mỹ phía bên Trung Quốc của "chuỗi đảo thứ hai", khi tác chiến bảo vệ "đảo của Trung Quốc" (?), "có thể ngăn chặn Quân đội Mỹ can thiệp".

Máy bay ném bom chiến lược H-6K Trung Quốc
Máy bay ném bom chiến lược H-6K Trung Quốc

Còn về Vùng nhận dạng phòng không biển Hoa Đông do Trung Quốc lập ra vào tháng 11 năm 2013, báo cáo nhấn mạnh, để tăng cường năng lực phòng không, cần thiết tăng cường huấn luyện liên hợp trong nội bộ không quân và hợp tác với hải quân.

Báo cáo vẫn rất coi trọng phát triển lĩnh vực vũ trụ và tên lửa. Tìm cách xây dựng lực lượng vũ trụ cho tương lai, báo cáo đã cho rằng, điều này do không quân đóng vai trò chính, cần thiết tiếp tục nghiên cứu xây dựng được hình thức nào đó.

Ngày 20 tháng 5 năm nay, máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Quân đội Mỹ lần đầu tiên chở theo phóng viên bay trên bầu trời Biển Đông, bị Hải quân Trung Quốc 8 lần tiến hành "cảnh cáo".

Lưu ý, máy bay P-8A Mỹ bay trên vùng trời khu vực lân cận quần đảo Trường Sa, nên Trung Quốc không có quyền tiến hành “cảnh cáo” – hành động này là bất hợp pháp, thể hiện rõ lòng tham lố bịch “đường lưỡi bò” và bá quyền Đại Hán ở Biển Đông. Cộng đồng quốc tế cần hợp tác ngăn chặn các hành động bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông - PV.

Máy bay ném bom H-6 Trung Quốc do Nhật Bản chụp được
Máy bay ném bom H-6 Trung Quốc do Nhật Bản chụp được

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, hành động “đến gần trinh sát” của máy bay Quân đội Mỹ “thiếu trách nhiệm” và “rất nguy hiểm”, bày tỏ bất mãn mạnh mẽ đối với vấn đề này. Trợ lý Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ cho biết, Quân đội Trung Quốc không thể thách thức máy bay quân sự Mỹ bay qua vùng trời quốc tế.

Ngày 21 tháng 5, Trung Quốc tuyên bố, không quân nước này hoàn thành lần đầu tiên bay qua eo biển Miyako đến Tây Thái Bình Dương huấn luyện và quay về.

Eo biển Miyako là tuyến đường biển quan trọng để Hải quân Trung Quốc vượt qua chuỗi đảo thứ nhất để vươn ra biển sâu (đại dương) và để Quân đội Mỹ tiến vào duyên hải Trung Quốc.

Quân đội Trung Quốc hoàn toàn không công bố loại máy bay tham gia hoạt động huấn luyện lần này, nhưng từ màn hình TV công bố có thể thấy, đó là máy bay ném bom chiến lược H-6K.

Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ

Trang mạng Bộ Quốc phòng Trung Quốc dẫn lời người phát ngôn Không quân Trung Quốc Thân Tiến Khoa cho biết đây là việc sắp xếp thường lệ theo kế hoạch huấn luyện thường niên, lực lượng hàng không Không quân Trung Quốc ra ngoài chuỗi đảo thứ nhất triển khai huấn luyện biển xa vẫn sẽ tiến hành theo tình hình.

Tháng 9 năm 2013, máy bay ném bom H-6 của lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc cũng từng bay qua eo biển Miyako.

Ngày 28 tháng 11 năm 2013, tàu sân bay đầu tiên mang tên Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc chạy qua eo biển Đài Loan tiến vào Biển Đông, chứ không phải lựa chọn đi qua eo biển Bashi - "chuỗi đảo thứ nhất".

Trước đó có phân tích cho rằng, nếu như tàu sân bay chọc thủng "chuỗi đảo thứ nhất" sẽ có thể thể hiện sự tự tin và thực lực của Hải quân Trung Quốc. Sau đó chính quyền hoàn toàn không công bố nguyên nhân không chọn chọc thủng chuỗi đảo hoặc lựa chọn tuyến đường tàu sân bay.

Ngày 18 tháng 7 năm 2015, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Scott Swift lên máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon tuần tra Biển Đông
Ngày 18 tháng 7 năm 2015, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Scott Swift lên máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon tuần tra Biển Đông
Đông Bình (nguồn Nam Hoa buổi sáng)