Báo cáo Mỹ: "Năm 2020 TQ sẽ có vài tàu sân bay, vài ngàn quả tên lửa"

13/06/2014 10:13
Đông Bình
(GDVN) - Báo cáo Mỹ cho rằng: "Sẽ xuất hiện xung đột, nhưng chúng tôi hy vọng giảm bớt các rủi ro nảy sinh từ những tính toán sai lầm và hiểu nhầm".
Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh trên Biển Đông vào tháng 12 năm 2013
Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh trên Biển Đông vào tháng 12 năm 2013

Trong báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc thường niên mới công bố, Lầu Năm Góc đã giới thiệu một số thành tựu những năm gần đây của Quân đội Trung Quốc, cho biết năm 2013 lần đầu tiên tàu sân bay Liêu Ninh đã tiến hành triển khai tầm xa, đây là một cột mốc quan trọng phát triển và hiện đại hóa của Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc có kế hoạch chế tạo tàu sân bay, đến cuối thập niên này có thể sẽ có vài chiếc.

Báo cáo cho rằng, sở hữu tàu sân bay có công năng mạnh sẽ nâng cao rất lớn khả năng điều động binh lực cho Trung Quốc ở khu vực này và khu vực khác, làm cho Trung Quốc trở thành nước lớn toàn cầu về quân sự.

Ngoài tàu sân bay, báo cáo cũng đã giới thiệu tiến triển của Trung Quốc trong lĩnh vực máy bay không người lái và máy bay chiến đấu tàng hình, cho rằng, loại máy bay chiến đấu tàng hình không người lái đầu tiên Lợi Kiếm của Trung Quốc đã tiến hành bay thử lần đầu tiên vào năm 2013, trong khi đó, máy bay chiến đấu J-20 đến năm 2018 mới có thể đưa vào sử dụng, đồng thời chỉ ra Trung Quốc đối mặt với rất nhiều thách thức về nghiên cứu phát triển động cơ phản lực tính năng cao.

Báo cáo cho rằng, đến cuối thập niên này, Quân đội Trung Quốc có thể sẽ có nhiều tàu sân bay, vài nghìn quả tên lửa đạn đạo và hành trình dẫn đường, khả năng tấn công mạng thế hệ mới và máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm.

Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc
Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc

Báo cáo còn cho rằng, quan hệ Trung-Mỹ vừa tồn tại hợp tác vừa tồn tại cạnh tranh hoặc điểm va chạm. Báo cáo đã đưa ra một số trường hợp thành công trong hợp tác giữa quân đội hai nước Trung-Mỹ, nhưng quan chức cấp cao Lầu Năm Góc vẫn cảm thấy lo ngại đối với hành vi ngày càng "tự tin" (thực chất là ngang ngược, bất chấp) của Trung Quốc.

Báo cáo cho rằng, mức tăng bình quân chi tiêu quốc phòng trong giai đoạn 2004-2013 của Trung Quốc là 9,4%. Tháng 3 năm 2013, ngân sách quân sự thường niên do Trung Quốc tuyên bố là 119,5 tỷ USD, tăng 5,7%.

Báo cáo còn nói cụ thể về chiến lược hiện đại hóa quân sự tổng thể của Trung Quốc, chiến lược này liên quan đến nhiều lĩnh vực, bao gồm đầu tư đối với các phương diện như tên lửa đạn đạo thông thường tầm trung tiên tiến, tên lửa hành trình chống hạm, tấn công đối đất tầm xa và phòng không tổng hợp, vũ khí phản vũ trụ, khả năng mạng mang tính tấn công. Báo cáo còn nói rõ Trung Quốc đầu tư cho máy bay chiến đấu tiên tiến, tàu ngầm và tàu nổi như tàu sân bay.

Báo cáo cho rằng, năm 2013, tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc lần đầu tiên đã tiến hành triển khai tầm xa, đây là một cột mốc quan trọng phát triển và hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc.

Tàu sân bay Liêu Ninh vào tháng 9 năm 2012 bắt đầu đi vào hoạt động, tháng 11 năm 2013 hoạt động ở biển Hoa Đông và Biển Đong. Báo cáo còn tập trung nói đến máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc đã cất cánh thành công từ đường băng tàu sân bay Liêu Ninh.

Máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc
Máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc

Tàu sân bay Liêu Ninh ban đầu là tàu sân bay đa năng do Liên Xô chế tạo, sau đã bán cho Trung Quốc, nhưng báo cáo chỉ ra, Trung Quốc có kế hoạch chế tạo tàu sân bay nội địa trong thời gian tới.

Một quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng: "Trung Quốc đang thảo luận đầu tư chế tạo tàu sân bay của họ. Đến cuối thập niên này, có thể sẽ có vài chiếc".

Sở hữu tàu sân bay có công năng mạnh sẽ nâng cao lớn khả năng điều động binh lực ở khu vực này và khu vực khác, giúp Trung Quốc trở thành nước lớn toàn cầu xuất sắc hơn.

Trên thực tế, quan chức cấp cao Lầu Năm Góc nhắc đến, hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc làm cho Quân đội Trung Quốc, vật tư và các phương diện mở rộng tới khu vực bên ngoài biên giới, vì vậy sẽ thường xuyên va chạm hơn với quân đội các nước khác, những sự kiện gây ra tình hình căng thẳng sẽ tiếp tục tồn tại. Một quan chức cấp cao cho rằng: "Sẽ xuất hiện xung đột, nhưng chúng tôi hy vọng giảm bớt các rủi ro nảy sinh từ những tính toán sai lầm và hiểu nhầm".

Báo cáo cho rằng, về máy bay chiến đấu, năm 2013 Trung Quốc đã tiếp tục kiểm tra hai loại máy bay chiến đấu tàng hình J-20 và J-31. J-20 đến năm 2018 mới có thể đưa vào sử dụng, Trung Quốc đối mặt với thách thức to lớn trong nghiên cứu phát triển động cơ phản lực tính năng cao.

Máy bay chiến đấu J-31 Trung Quốc
Máy bay chiến đấu J-31 Trung Quốc

Năm 2013, máy bay chiến đấu tàng hình không người lái đầu tiên Lợi Kiếm của Trung Quốc cũng đã tiến hành bay thử, thời gian nghiên cứu phát triển loại máy bay chiến đấu này là 4 năm.

Báo cáo chỉ ra, ở trên biển, năm 2013, Trung Quốc đã mua tàu hộ vệ tàng hình cỡ nhỏ Type 056, một tài sản mới trên biển. Tàu chiến có đặc điểm tàng hình, dùng radar khó theo dõi hơn.

Ngoài ra, Quân đội Trung Quốc cũng đã nhập một hệ thống ngụy trang mới, loại ngụy trang này có lớp sơn đặc biệt nhiều tầng, ngụy trang số hóa, có thể tránh sự phát hiện của các thiết bị ảnh nhiệt và bộ cảm biến hồng ngoại.

Quan chức Lầu Năm Góc còn chỉ ra, duy trì các tuyến đường thương mại thông suốt với Trung Quốc rất quan trọng để quản lý sự bất đồng có thể xảy ra. Quan chức này cho biết: "Chúng ta không thể có ảo tưởng về tính phức tạp của mối quan hệ này".

Khi thảo luận nội dung của báo cáo, một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng, năm 2013 là một năm có nhiều vấn đề trong phát triển quan hệ quân sự hai nước. Quân đội Trung Quốc và Mỹ năm 2013 đã tiến hành nhiều chuyến thăm quân sự lẫn nhau, ngoài ra hai nước cũng đã tiến hành giao lưu học thuật.

Hơn nữa, tháng 12 năm 2013, Quân đội Mỹ cũng đã tiến hành giao lưu quản lý thảm họa lần đầu tiên với Quân đội Trung Quốc ở Hawaii. Quan chức này cho biết: "Trong vài năm qua, chúng tôi đã nhìn thấy một số xu thế của quan hệ Trung-Mỹ. Chúng tôi luôn nỗ lực duy trì đối thoại với ý nghĩa thực chất".

Đông Bình