Biển Đông:Đối phó với Philippinese Trung Quốc dùng vũ lực hay kinh tế?

30/03/2012 07:43
Đông Bình (Theo Mil)
(GDVN) - Trong vấn đề biển Đông, chuyên gia Trung Quốc kiến nghị mở thị trường lao động cho Philippinese để Philippinese phụ thuộc vào Trung Quốc về ngoại giao.
Hải quân Philippinese tiếp nhận tàu chiến cũ của Mỹ.
Hải quân Philippinese tiếp nhận tàu chiến cũ của Mỹ.

Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” đăng bài viết của phóng viên "Nhật báo Quang Minh" cho rằng, trong những năm gần đây, Philippinese nhiều lần thách thức “giới hạn” của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông, trở thành nước đòi hỏi chủ quyền ở biển Đông tích cực nhất, mạnh dạn nhất, đối đầu với Trung Quốc.

Đối với vấn đề này, một số học giả và báo giới Trung Quốc kêu gọi Trung Quốc dùng trừng phạt kinh tế… để trừng phạt quốc gia mà họ gọi là “con chim đầu đàn” này, thậm chí có thể phải sử dụng vũ lực.

Tuy nhiên, hai phương pháp trên có lẽ đều không khả thi. Trước hết, sử dụng vũ lực đối với Philippinese sẽ làm cho Trung Quốc rơi vào cái bẫy của Mỹ. Cái cớ lớn nhất để Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực biển Đông hiện nay chính là Trung Quốc “bành trướng về sức mạnh quân sự”.

Nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực đối với Philippinese do tranh chấp lãnh thổ, Mỹ sẽ có đầy đủ lý do đưa đại quân quay trở lại đồn trú ở khu vực biển Đông như Philippinese, xây dựng nhiều căn cứ quân sự hơn ở xung quanh biển Đông, tăng đáng kể việc bán vũ khí cho các nước ASEAN, hoàn thành thuận lợi sự chuyển giao quân sự của họ đối với các khu vực Iraq và Afghanistan, thậm chí triển khai nhiều đầu đạn nhằm trực tiếp vào Trung Quốc hơn ngay tại cửa nhà của Trung Quốc.

Đồng thời, các nước ASEAN cũng sẽ nảy sinh sự lo ngại và đề phòng nhiều hơn đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc, có thể theo đó mà rơi vào vòng tay của Mỹ. Báo chí Trung Quốc viết, nhiều năm qua, kế ly gián giữa Trung Quốc và ASEAN của Mỹ đã thành công ở điểm này.

Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận đổ bộ.
Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận đổ bộ.

Thế còn trừng phạt kinh tế đối với Philippinese thì sao? Những năm gần đây, mặc dù thương mại song phương giữa Trung Quốc và Philippinese đã tăng trưởng nhanh chóng, nhưng trong thương mại song phương, không ít hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu từ Philippinese là các hàng hóa khoáng sản cần thiết cho Trung Quốc như quặng sắt, đồng, mangan…

Về phương diện đầu tư, hiện nay kim ngạch đầu tư của Trung Quốc đối với Philippinese không hơn 2 tỷ USD, còn tổng kim ngạch đầu tư vào Trung Quốc của thương nhân Philippinese đã hơn 4 tỷ USD.

Về phương diện cho vay chính phủ, Philippinese là một trong những nước được tiếp nhận lớn nhất khoản vay ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc, nhưng dự án cho vay ưu đãi chính phủ lớn nhất mà Trung Quốc dành cho Philippinese - công trình đường sắt phía bắc lại trở thành chứng cứ quan trọng để Chính phủ Aquino tấn công sự tham ô, nhận hối lộ của chính phủ tiền nhiệm.

Vì vậy, Trung Quốc thông qua thương mại và đầu tư để trừng phạt Philippinese, tuy nhiên, kẻ thua lớn nhất chắc chắn không phải là Philippinese, mà việc trừng phạt thương mại có thể tác động thế nào đối với Philippinese vẫn còn gây tranh cãi.

Trong tình hình vừa không thể sử dụng vũ lực đối với Philippinese, trừng phạt lại có khả năng thiếu hiệu quả, Chính phủ Trung Quốc nên ứng phó với sự khiêu khích liên tục của Philippinese như thế nào?

Tàu vận tải đổ bộ Type 071 Côn Lôn Sơn của Hải quân Trung Quốc.
Tàu vận tải đổ bộ Type 071 Côn Lôn Sơn của Hải quân Trung Quốc.

Được biết, Philippinese là một trong những nước xuất khẩu lao động lớn nhất thế giới, người lao động ở nước ngoài gửi tiền về đã trở thành một trong những trụ cột quan trọng trong phát triển kinh tế quốc dân của nước này.

Philippinese có khoảng 10 triệu lao động nước ngoài trên thế giới, mỗi một lao động nước ngoài có thể nuôi sống một gia đình hoặc có liên quan đến 10 người Philippinese.

Vì vậy, mở rộng thị trường lao động ở nước ngoài và bảo vệ lao động ở nước ngoài là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong chính sách ngoại giao của Philippinese.

Đầu năm 2011, hơn 10 người Đài Loan bị tình nghi lừa đảo viễn thông đã bị bắt ở Philippinese, nhà cầm quyền Đài Loan đã dùng 80.000 lao động Philippinese làm việc ở Đài Loan để gây sức ép với Chính phủ Aquino để đưa họ về Đài Loan, sau đó Aquino đã phải nhượng bộ. Do đó có thể thấy được tầm quan trọng của lao động nước ngoài đối với Chính phủ Philippinese.

Nhìn về lâu dài, Chính phủ Trung Quốc có thể từng bước gây dựng thị trường lao động nước ngoài của Philippinese, tiến tới tạo sự ngăn chặn trong chính sách ngoại giao đối với Philippinese.

Theo ước tính, hiện nay người giúp việc bất hợp pháp của Philipinese ở Trung Quốc có khoảng 60.000 người, cộng với những người làm nghệ thuật như giáo viên, ca sĩ của Philippinese, lao động của Philippinese ở Trung Quốc phải tới 100.000 người. Người giúp việc Philippinese là ô-sin cao cấp, bổ sung rất lớn cho ô-sin nội địa của Trung Quốc.

Được biết, tàu chiến đấu duyên hải Independence của Mỹ sẽ được triển khai tại Singapore - thuộc khu vực biển Đông.
Được biết, tàu chiến đấu duyên hải Independence của Mỹ sẽ được triển khai tại Singapore - thuộc khu vực biển Đông.

Vì vậy,  báo chí nước này cho hay, Chính phủ Trung Quốc có thể lên kế hoạch phù hợp để mở cửa thị trường ô-sin, một mặt làm cho 60.000 người giúp việc Philippinese được hợp pháp hóa, mặt khác không ngần ngại nhập nhiều hơn người giúp việc Philippinese, khuyến khích họ làm việc ở những gia đình có điều kiện của Trung Quốc, chính sách như vậy sẽ tiếp tục củng cố quan hệ Trung Quốc-Philippinese, tạo sự phụ thuộc của Philippinese đối với Trung Quốc về cấp độ ngoại giao.

Thông qua người giúp việc Philippinese cũng có thể tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa Trung Quốc-Philippinese, giảm sự phán đoán nhầm cũng sẽ làm tăng con bài để Trung Quốc mặc cả với Philippinese.


Đông Bình (Theo Mil)